Doanh nghiệp Mỹ lo ngại về quy định đầu tư công nghệ tại Trung Quốc

VOV.VN - Các biện pháp do chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden áp dụng hình phạt dân sự và hình sự đối với những thực thể của nước này đầu tư vào các công ty Trung Quốc liên quan đến chất bán dẫn, điện toán lượng tử hoặc các hệ thống AI có thể được quân đội Trung Quốc sử dụng có hiệu lực từ ngày 2/1.

Các quy định buộc các nhà đầu tư Mỹ phải thực hiện việc thẩm định chi tiết trước khi ra quyết định đầu tư. Các tổ chức có các khoản đầu tư liên quan đến các quỹ đầu tư Trung Quốc phải có được sự đảm bảo bằng hợp đồng mang tính ràng buộc rằng tiền mặt của họ sẽ không được sử dụng để mua các công ty vi phạm các quy định.

Theo các cố vấn cho các quỹ hưu trí và các quỹ của tổ chức phi lợi nhuận lớn về kế hoạch tuân thủ, một số nhà đầu tư lớn đã nhận được sự đảm bảo như vậy từ các nhà quản lý quỹ Trung Quốc trong những tuần gần đây, nhưng yêu cầu từ những người khác đã bị từ chối.

Nhiều nhà đầu tư đã phản ứng bằng việc cắt giảm hoặc tạm dừng các khoản đầu tư mới vào Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc. Các quỹ đầu tư mạo hiểm ở Thung lũng Silicon là Sequoia Capital và GGV Capital đã tách khỏi các công ty Trung Quốc vào năm 2024.

Các quy định mới của Mỹ có hiệu lực vào thời điểm mối quan hệ Mỹ-Trung có thể trở nên căng thẳng hơn khi ông Donald Trump quay trở lại Nhà Trắng, với tuyên bố sẽ tăng thuế đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc. Điều này đặt ra những rủi ro đối với các tập đoàn của Mỹ có các khoản đầu tư vào Trung Quốc.

Các quy định cũng được đưa ra khi lưỡng đảng tại Mỹ ngày càng đồng thuận rằng Mỹ phải làm nhiều hơn nữa để ngăn chặn việc Trung Quốc đi trước trong các công nghệ quan trọng, đặc biệt là những công nghệ nhạy cảm về mặt quân sự.

Một báo cáo của Ủy ban về Trung Quốc của Hạ viện Mỹ hồi tháng 2/2024 cho biết, các công ty đầu tư mạo hiểm của Mỹ đã đầu tư hơn 3 tỷ USD vào các công ty công nghệ trực tiếp thúc đẩy sự tiến bộ về quân sự của Trung Quốc.

Theo Dealogic, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc năm 2023 đạt mức thấp nhất kể từ những năm 1990, trong khi vốn nước ngoài trong lĩnh vực đầu tư mạo hiểm của Trung Quốc giảm 60% xuống còn 3,7 tỷ USD. Ngược lại, trong thập kỷ qua, các nhà đầu tư mạo hiểm ở Thung lũng Silicon, các văn phòng gia đình cũng như các quỹ hưu trí và các quỹ của tổ chức phi lợi nhuận trên khắp nước Mỹ đã đầu tư hàng tỷ USD vào lĩnh vực công nghệ của Trung Quốc.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trung Quốc tập trung phát triển ngành công nghiệp công nghệ tương lai
Trung Quốc tập trung phát triển ngành công nghiệp công nghệ tương lai

VOV.VN - Phát triển kinh tế chất lượng cao nằm trong chính sách tăng trưởng ưu tiên của Chính phủ Trung Quốc trong năm tới. HiệnTrung Quốc đang trở thành một trong những quốc gia đi đầu trong phát triển khoa học công nghệ và các ngành công nghiệp thúc đẩy đổi mới sáng tạo cũng như chuyển đổi xanh.

Trung Quốc tập trung phát triển ngành công nghiệp công nghệ tương lai

Trung Quốc tập trung phát triển ngành công nghiệp công nghệ tương lai

VOV.VN - Phát triển kinh tế chất lượng cao nằm trong chính sách tăng trưởng ưu tiên của Chính phủ Trung Quốc trong năm tới. HiệnTrung Quốc đang trở thành một trong những quốc gia đi đầu trong phát triển khoa học công nghệ và các ngành công nghiệp thúc đẩy đổi mới sáng tạo cũng như chuyển đổi xanh.

Trung Quốc thành lập doanh nghiệp nhà nước đầu tiên về công nghệ dữ liệu
Trung Quốc thành lập doanh nghiệp nhà nước đầu tiên về công nghệ dữ liệu

VOV.VN - Doanh nghiệp nhà nước đầu tiên do Trung ương quản lý chuyên về công nghệ dữ liệu của Trung Quốc đã chính thức thành lập tại Thượng Hải ngày 19/12.

Trung Quốc thành lập doanh nghiệp nhà nước đầu tiên về công nghệ dữ liệu

Trung Quốc thành lập doanh nghiệp nhà nước đầu tiên về công nghệ dữ liệu

VOV.VN - Doanh nghiệp nhà nước đầu tiên do Trung ương quản lý chuyên về công nghệ dữ liệu của Trung Quốc đã chính thức thành lập tại Thượng Hải ngày 19/12.

Trung Quốc lần đầu tiên áp dụng công nghệ “lái thông minh” cho tên lửa đẩy
Trung Quốc lần đầu tiên áp dụng công nghệ “lái thông minh” cho tên lửa đẩy

VOV.VN - Tên lửa đẩy Trường Chinh 6C của Trung Quốc đã thực hiện thành công chuyến bay thử nghiệm đầu tiên tại Trung tâm phóng vệ tinh Thái Nguyên vào ngày 7/5. Tên lửa này lần đầu tiên sử dụng công nghệ điều khiển tăng cường tự thích ứng (ACC) trong lĩnh vực tên lửa đẩy của Trung Quốc.

Trung Quốc lần đầu tiên áp dụng công nghệ “lái thông minh” cho tên lửa đẩy

Trung Quốc lần đầu tiên áp dụng công nghệ “lái thông minh” cho tên lửa đẩy

VOV.VN - Tên lửa đẩy Trường Chinh 6C của Trung Quốc đã thực hiện thành công chuyến bay thử nghiệm đầu tiên tại Trung tâm phóng vệ tinh Thái Nguyên vào ngày 7/5. Tên lửa này lần đầu tiên sử dụng công nghệ điều khiển tăng cường tự thích ứng (ACC) trong lĩnh vực tên lửa đẩy của Trung Quốc.