“Dòng chảy phương Bắc 2”: Kinh tế hay chính trị?

VOV.VN - Là một dự án kinh tế, song Dòng chảy phương Bắc 2 đang có những tác động địa chiến lược rộng rãi, gây ảnh hưởng không chỉ quan hệ Nga- châu Âu, mà cả mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương.

Giá khí đốt tại châu Âu hồi tuần này đã tăng vọt lên hơn 2.200 euro (tương đương 2.495 USD) cho mỗi 1.000 m3, tăng gần 800% kể từ đầu năm. Đến ngày 24/12, giá đã giảm nhưng vẫn cao hơn 400% so với đầu năm.

Tổng thống Nga Vladimir cho rằng Liên minh châu Âu (EU) nên chịu trách nhiệm về tình trạng giá khí đốt tăng cao kỷ lục. Ông đồng thời kêu gọi khối 27 quốc gia thành viên nhanh chóng gỡ bỏ các rào cản để Dòng chảy phương Bắc 2 có thể bắt đầu vận chuyển khí đốt sang châu Âu.

“Đây là quyết định sai lầm của những người muốn ngăn cản Dòng chảy phương Bắc 2. Bởi việc bổ súng khí đốt trên thị trường châu Âu chắc chắn sẽ làm giảm giá trên sàn giao dịch. Ngăn cản Dòng chảy phương Bắc 2 chẳng khác nào tự bắn vào chân mình”, Tổng thống Putin nhấn mạnh.

“Dòng chảy phương Bắc 2” đã hoàn thành hồi tháng 9 vừa qua sau nhiều lần trì hoãn và những vướng mắc về pháp lý. Tuy nhiên, tới nay đường ống dẫn khí đốt này vẫn chưa được cơ quan quản lý Đức cấp phép để có thể vận chuyển khí đốt cho châu Âu. Tưởng như mang tính thủ tục, song bước cuối cùng này lại đang trở thành nguồn cơn gây chia rẽ không chỉ trong chính phủ liên minh mới tại Đức hay giữa các nước châu Âu, mà cả với đồng minh Mỹ ở phía bên kia bờ Đại Tây Dương.  Những nước này cho đây là vỏ bọc cho tham vọng địa chính trị lớn hơn khi cho phép Nga kiểm soát ở mức độ nhất định nguồn cung cấp khí đốt của châu Âu.

Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng năng lượng đang tiếp tục hoành hành, cũng như sức ép ngày càng tăng về việc sớm hoàn thành các cam kết về khí hậu, Dòng chảy phương Bắc 2 được dự báo sẽ tiếp tục trở thành tâm điểm của những cuộc tranh cãi giữa những người ủng hộ và những người phản đối ở châu Âu. Việc “tiếp tục hay hủy bỏ” dự án này vẫn sẽ là bài toán hóc búa mà châu lục này không dễ giải quyết trong một sớm một chiều./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nga cáo buộc EU đang biến “Dòng chảy phương Bắc-2” thành “con cờ chính trị”
Nga cáo buộc EU đang biến “Dòng chảy phương Bắc-2” thành “con cờ chính trị”

VOV.VN - Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov ngày 24/12 cáo buộc Liên minh châu Âu (EU) đang cố biến Dự án “Dòng chảy phương Bắc 2” thành một “quân cờ chính trị” để ra điều kiện trong các đàm phán với Nga.

Nga cáo buộc EU đang biến “Dòng chảy phương Bắc-2” thành “con cờ chính trị”

Nga cáo buộc EU đang biến “Dòng chảy phương Bắc-2” thành “con cờ chính trị”

VOV.VN - Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov ngày 24/12 cáo buộc Liên minh châu Âu (EU) đang cố biến Dự án “Dòng chảy phương Bắc 2” thành một “quân cờ chính trị” để ra điều kiện trong các đàm phán với Nga.

Tổng thống Putin: Cản trở Dòng chảy phương Bắc 2 vận hành là hành động ngu ngốc
Tổng thống Putin: Cản trở Dòng chảy phương Bắc 2 vận hành là hành động ngu ngốc

VOV.VN - Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng những người không để dự án Dòng chảy phương Bắc 2 vận hành đang hành động ngu ngốc.

Tổng thống Putin: Cản trở Dòng chảy phương Bắc 2 vận hành là hành động ngu ngốc

Tổng thống Putin: Cản trở Dòng chảy phương Bắc 2 vận hành là hành động ngu ngốc

VOV.VN - Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng những người không để dự án Dòng chảy phương Bắc 2 vận hành đang hành động ngu ngốc.

“Kẻ thắng, người thua” nếu Dòng chảy phương Bắc 2 bị “đóng băng” vĩnh viễn
“Kẻ thắng, người thua” nếu Dòng chảy phương Bắc 2 bị “đóng băng” vĩnh viễn

VOV.VN - Đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc 2, vận chuyển khí đốt từ Nga sang Đức đang được chú ý trong bối cảnh Nga và phương Tây căng thẳng về vấn đề Ukraine. Liệu bên nào sẽ là “kẻ thắng” và bên nào sẽ là “người thua” nếu dự án này bị “đóng băng”?

“Kẻ thắng, người thua” nếu Dòng chảy phương Bắc 2 bị “đóng băng” vĩnh viễn

“Kẻ thắng, người thua” nếu Dòng chảy phương Bắc 2 bị “đóng băng” vĩnh viễn

VOV.VN - Đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc 2, vận chuyển khí đốt từ Nga sang Đức đang được chú ý trong bối cảnh Nga và phương Tây căng thẳng về vấn đề Ukraine. Liệu bên nào sẽ là “kẻ thắng” và bên nào sẽ là “người thua” nếu dự án này bị “đóng băng”?