EU thông qua quy định mới về quyền tị nạn và biên giới

(VOV) - Người tị nạn sẽ không bị gửi trả lại nước ban đầu nếu cuộc sống họ có thể bị đe dọa.

Nghị viện châu Âu vừa thông qua dự luật cải cách quyền tị nạn và quy định áp dụng tại các khu vực biên giới nội khối.

Vào mùa xuân năm 2011, vấn đề biên giới nội khối trong không gian tự do đi lại Schengen từng là vấn đề gây căng thẳng tại Liên minh châu Âu khi chính phủ Pháp dưới thời Tổng thống Nicolas Sarkozy cảnh báo khôi phục hoạt động kiểm soát tại khu vực biên giới với Italia nhằm đối phó với làn sóng nhập cư ồ ạt từ Bắc Phi.

Các thỏa thuận Schengen khi đó đã cho phép thiết lập tạm thời các hàng rào kiểm soát trong trường hợp có đe dọa nghiêm trọng đối với trật tự công cộng và an ninh nội bộ trong thời hạn tối đa 30 ngày. Trong khi đó, quy định mới - là kết quả một thỏa thuận về nguyên tắc giữa Nghị viện châu Âu và các quốc gia thành viên - mở rộng thời hạn này lên 6 tháng với điều kiện việc đánh giá tình hình phải được tiến hành và thông qua ở cấp độ Liên minh châu Âu.

Tuy nhiên quy định cũng đặt ra ngoại lệ, theo đó, một quốc gia có thể khôi phục hàng rào kiểm soát một cách đơn phương trong thời hạn 10 ngày trong trường hợp bất khả kháng.

Ngược lại, văn kiện cũng nhấn mạnh, hoạt động di cư và vượt biên ra nước ngoài của một số lượng lớn công dân thuộc nước thứ 3 không bị coi là mối đe dọa đối với trật tự công cộng và an ninh.

Liên quan tới vấn đề tị nạn, việc xem xét hồ sơ xin tị nạn sẽ được tiến hành trong thời hạn 6 tháng, trừ các trường hợp đặc biệt, và việc cấp giấy phép lao động là sau 9 tháng. Các quy định về tiếp nhận và chỗ ở tối thiểu cho người tị nạn cũng được đảm bảo. Người tị nạn sẽ không bị gửi trả lại nước ban đầu nếu cuộc sống họ có thể bị đe dọa./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Anh thắt chặt luật nhập cư
Anh thắt chặt luật nhập cư

(VOV) - Thủ tướng Anh cho rằng hệ thống trợ cấp xã hội của Anh hiện nay là “quá hào phóng”.

Anh thắt chặt luật nhập cư

Anh thắt chặt luật nhập cư

(VOV) - Thủ tướng Anh cho rằng hệ thống trợ cấp xã hội của Anh hiện nay là “quá hào phóng”.

Thổ Nhĩ Kì loay hoay giải quyết vấn đề người tị nạn Syria
Thổ Nhĩ Kì loay hoay giải quyết vấn đề người tị nạn Syria

(VOV) - Tổng thống nước này cho biết nước ông ít nhận được hỗ trợ để đối phó với lượng lớn người tị nạn Syria đổ sang nước này.

Thổ Nhĩ Kì loay hoay giải quyết vấn đề người tị nạn Syria

Thổ Nhĩ Kì loay hoay giải quyết vấn đề người tị nạn Syria

(VOV) - Tổng thống nước này cho biết nước ông ít nhận được hỗ trợ để đối phó với lượng lớn người tị nạn Syria đổ sang nước này.

Điều tra thông tin Thổ Nhĩ Kỳ trục xuất người tị nạn
Điều tra thông tin Thổ Nhĩ Kỳ trục xuất người tị nạn

(VOV) -Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã bác bỏ thông tin này và nói rằng khoảng 50 đến 60 người Syria đã tự nguyện trở về nước.

Điều tra thông tin Thổ Nhĩ Kỳ trục xuất người tị nạn

Điều tra thông tin Thổ Nhĩ Kỳ trục xuất người tị nạn

(VOV) -Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã bác bỏ thông tin này và nói rằng khoảng 50 đến 60 người Syria đã tự nguyện trở về nước.

Nga xiết chặt kiểm soát đối với người nhập cư
Nga xiết chặt kiểm soát đối với người nhập cư

(VOV) - Giới chức nước này đã lên kế hoạch “trấn áp” đối với những người nhập cư bất hợp pháp vào cuối năm 2013.

Nga xiết chặt kiểm soát đối với người nhập cư

Nga xiết chặt kiểm soát đối với người nhập cư

(VOV) - Giới chức nước này đã lên kế hoạch “trấn áp” đối với những người nhập cư bất hợp pháp vào cuối năm 2013.

Nguyên nhân các vụ bạo loạn khiến Thụy Điển rung chuyển?
Nguyên nhân các vụ bạo loạn khiến Thụy Điển rung chuyển?

(VOV) - Một đất nước vốn yên bình, thịnh vượng và giữ vị trí trung lập trong các cuộc chiến tranh bỗng chốc bị cuốn vào cơn lốc bạo động.

Nguyên nhân các vụ bạo loạn khiến Thụy Điển rung chuyển?

Nguyên nhân các vụ bạo loạn khiến Thụy Điển rung chuyển?

(VOV) - Một đất nước vốn yên bình, thịnh vượng và giữ vị trí trung lập trong các cuộc chiến tranh bỗng chốc bị cuốn vào cơn lốc bạo động.