Gian nan bài toán về tài chính khí hậu tại COP29

VOV.VN - Mục tiêu đạt được thỏa thuận về tài chính khí hậu tại COP29 vẫn còn nhiều thách thức. Trước thềm tuần họp, có không ít tiếng nói kêu gọi đẩy nhanh các cuộc đàm phán.

Một trong những chủ đề “nóng” nhất của COP29 chính là vấn đề tài chính khí hậu, nơi các quốc gia thảo luận để tìm ra con số tài chính thích hợp nhằm hỗ trợ các nước nghèo ứng phó với biến đổi khí hậu.

Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) tại Azerbaijan vào ngày mai (18/11) sẽ bước sang tuần họp quan trọng cuối cùng để các bên thống nhất về một thỏa thuận mới, trong đó có vấn đề tài chính khí hậu cho các nước đang phát triển thích ứng với biến đổi khí hậu.

Mức cam kết ban đầu là 100 tỷ USD mỗi năm, nhưng nay con số này không đủ để đáp ứng nhu cầu thực tế. Các quốc gia đang phát triển kêu gọi nâng mức cam kết tài trợ hằng năm lên 1.300 tỷ USD phần lớn dưới dạng viện trợ không hoàn lại thay vì cho vay, nhằm giúp các nước này thích ứng với tác động của khí hậu và chuyển đổi sang năng lượng sạch.

Tuy nhiên, các cuộc thảo luận đang diễn ra tại COP29 đang vấp phải nhiều quan điểm khác biệt, đặc biệt là con số cam kết tài chính hằng năm, loại hình tài trợ và bên chi trả. Ngoài ra, các nước phát triển muốn Trung Quốc và các quốc gia vùng Vịnh tham gia danh sách các nhà tài trợ. Những bất đồng này khiến mục tiêu đạt được thỏa thuận vẫn còn là một bài toán khó.

Ông Samir Bejanov, phó trưởng đoàn đàm phán COP29 kêu gọi các bên hành động để thu hẹp bất đồng: "Đây là cơ hội để giải quyết càng nhiều vấn đề càng tốt trước tuần chính trị cuối cùng của COP29. Chúng tôi đã đạt được tiến triển trong nhiều nhiệm vụ. Điều này bao gồm một số ưu tiên chính như Điều 6. Nhưng vẫn còn rất nhiều việc phải làm. Tôi muốn nhắc lại lời kêu gọi mạnh mẽ của chúng tôi tới tất cả các bên nhằm đạt được nhiều tiến bộ nhất có thể. Chúng ta cần làm mọi thứ có thể để tạo điều kiện cho sự tiến bộ và chúng ta cần mọi người tiếp cận nhiệm vụ với mong muốn cấp bách và quyết tâm mạnh mẽ"

Chia sẻ quan điểm này, Bộ trưởng Năng lượng Uganđa Ruth Nakabirwa nhấn mạnh, nếu vấn đề tài chính không được thông qua sẽ ảnh hưởng đến các mục tiêu khác trong đó có vấn đề chuyển đổi năng lượng – yếu tố có ảnh hưởng lớn đền mục tiêu kiềm chế sự tăng nhiệt độ của trái đất: "Tôi nghĩ rằng điều chúng ta cần là đảm bảo rằng các nước đang phát triển được thấu hiểu. Bởi vì chúng ta đã nói về một quá trình chuyển đổi công bằng, giải quyết được thực tế, những thách thức mà các nước đang phát triển phải đối mặt trong quá trình chuyển đổi năng lượng và nhu cầu về nguồn tài chính giá cả phải chăng để họ có thể tiếp cận nhanh chóng và thực hiện các dự án hướng tới quá trình phi carbon hóa. Nhưng khi bạn nhìn xung quanh và bạn không có tiền, thì chúng ta cứ tự hỏi liệu chúng ta có bao giờ thực hiện được hành trình chuyển đổi năng lượng thực sự hay không".

Các bằng chứng khoa học cho thấy, nhiên liệu hóa thạch là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ấm lên toàn cầu. Tình trạng nóng lên toàn cầu cũng như tác động của hiện tượng này đang diễn ra nhanh hơn dự kiến và nhiệt độ trung bình của Trái Đất có thể đã tăng 1,5 độ C so với thời kỳ công nghiệp. Mức tăng nhiệt vượt ngưỡng 1,5 độ C sẽ dẫn đến nguy cơ các hiện tượng thời tiết cực đoan trở nên nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, loại bỏ nhiên liệu hóa thạch theo thỏa thuận của COP28 đến nay vẫn là "bài toán khó” với toàn cầu, nhất là vấn đề kinh phí và phương án thực hiện. Muốn loại bỏ nhiên liệu hóa thạch, chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo cần đầu tư nguồn kinh phí lớn để phát triển công nghệ mới, đồng thời hỗ trợ xã hội và doanh nghiệp chuyển đổi.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chuyển đổi năng lượng sạch: Chủ đề nóng tại COP29
Chuyển đổi năng lượng sạch: Chủ đề nóng tại COP29

VOV.VN - Ngoài vấn đề tài chính khí hậu, chuyển đổi năng lượng sạch toàn cầu là một vấn đề đang thu hút sự quan tâm của dư luận tại Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) đang diễn ra ở Azerbaijan.

Chuyển đổi năng lượng sạch: Chủ đề nóng tại COP29

Chuyển đổi năng lượng sạch: Chủ đề nóng tại COP29

VOV.VN - Ngoài vấn đề tài chính khí hậu, chuyển đổi năng lượng sạch toàn cầu là một vấn đề đang thu hút sự quan tâm của dư luận tại Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) đang diễn ra ở Azerbaijan.

COP-29 nóng vấn đề tài chính giúp các quốc gia nghèo cắt giảm ô nhiễm
COP-29 nóng vấn đề tài chính giúp các quốc gia nghèo cắt giảm ô nhiễm

VOV.VN - Vấn đề đóng góp tài chính giúp các nước nghèo ứng phó với biến đổi khí hậu tiếp tục trở thành đề tài nóng tại Hội nghị chống biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc diễn ra ở Baku (Azerbaijan). Đây cũng là nguồn cơn gây căng thẳng giữa các nước giàu và nghèo tại hội nghị năm nay, trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu ngày càng khốc liệt.

COP-29 nóng vấn đề tài chính giúp các quốc gia nghèo cắt giảm ô nhiễm

COP-29 nóng vấn đề tài chính giúp các quốc gia nghèo cắt giảm ô nhiễm

VOV.VN - Vấn đề đóng góp tài chính giúp các nước nghèo ứng phó với biến đổi khí hậu tiếp tục trở thành đề tài nóng tại Hội nghị chống biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc diễn ra ở Baku (Azerbaijan). Đây cũng là nguồn cơn gây căng thẳng giữa các nước giàu và nghèo tại hội nghị năm nay, trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu ngày càng khốc liệt.

COP29 khởi đầu thuận lợi, nhất trí các quy tắc của thị trường carbon
COP29 khởi đầu thuận lợi, nhất trí các quy tắc của thị trường carbon

VOV.VN - Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP29) hôm qua đã đạt được nhất trí về các tiêu chuẩn chất lượng tín chỉ carbon. Đây là yếu tố quan trọng để khởi động thị trường carbon toàn cầu do Liên Hợp Quốc điều hành nhằm tài trợ cho các dự án giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính.

COP29 khởi đầu thuận lợi, nhất trí các quy tắc của thị trường carbon

COP29 khởi đầu thuận lợi, nhất trí các quy tắc của thị trường carbon

VOV.VN - Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP29) hôm qua đã đạt được nhất trí về các tiêu chuẩn chất lượng tín chỉ carbon. Đây là yếu tố quan trọng để khởi động thị trường carbon toàn cầu do Liên Hợp Quốc điều hành nhằm tài trợ cho các dự án giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính.