Hình ảnh vệ tinh nghi ngờ Trung Quốc nâng cấp bãi thử vũ khí hạt nhân

VOV.VN - Trong bối cảnh tình hình eo biển Đài Loan nóng lên sau chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Mỹ và các cuộc tập trận dồn dập của Trung Quốc, hình ảnh vệ tinh cho thấy quốc gia Đông Á này có thể đang nâng cấp một bãi thử hạt nhân ở vùng Tân Cương.

Các bức ảnh từ vệ tinh mà tờ Nikkei (Nhật Bản) có được vào tuần trước đặt ra nghi vấn, Trung Quốc đang nhanh chóng mở rộng các cơ sở thử hạt nhân tại khu vực Tân Cương của nước này, khiến người ta e ngại sẽ xảy ra một cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân mới giữa Trung Quốc và Mỹ trong bối cảnh tình hình Đài Loan đang căng thẳng.

Bài báo của Nikkei nêu rằng một vệ tinh bay ở độ cao 450km đã phát hiện ra hoạt động xây dựng mở rộng tại bãi thử hạt nhân Lop Nur thuộc vùng Tân Cương (Trung Quốc) nằm giáp Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Afghanistan, và Pakistan.

Bài báo nói rằng Trung Quốc có thể đang xây dựng một đường hầm thứ 6 cho việc thử hạt nhân dưới lòng đất. Bằng chứng cho điều này là các tảng đá bị vỡ được xếp đống gần đó và nhiều đồ che đậy xuất hiện gần một sườn núi cạnh bên. Các hình ảnh từ vệ tinh cho thấy các dây cáp điện, các điểm có thể là nơi cất giữ thuốc nổ và những con đường chưa được lát xuất phát từ trung tâm chỉ huy.

Một chuyên gia giấu tên thuộc AllSource Analysis - một công ty phân tích địa không của Mỹ, cho biết các bước phát triển mới này giúp Trung Quốc thực hiện hoạt động thử nghiệm liên quan đến hạt nhân bất cứ lúc nào. Các đường dây điện và hệ thống đường hiện nay kết nối các cơ sở thử hạt nhân quân sự ở phía Tây của Lop Nur với các bãi thử mới ở phía Đông.

Báo Nikkei cho rằng bằng chứng về đường hầm thử thứ 6 phản ánh khả năng Trung Quốc có kế hoạch nối lại các vụ thử hạt nhân. Lần thử hạt nhân cuối cùng của Trung Quốc là vào năm 1996.

Nobumasa Akiyama - Giáo sư An ninh Đông Á tại Đại học Hitotsubashi, nói với Nikkei rằng việc Trung Quốc đẩy mạnh phát triển bãi thử Lop Nur có nghĩa rằng họ có ý định răn đe việc Mỹ can dự vào khả năng xung đột trên đảo Đài Loan, bằng cách sử dụng các vũ khí hạt nhân loại nhỏ.

Các vũ khí hạt nhân loại nhỏ (với năng lực tấn công hạn chế) sẽ đủ để Trung Quốc gây áp lực buộc các tàu sân bay của Mỹ tránh lại gần khu vực Đài Loan. Chiến thuật này giống cách tiếp cận của Nga ở Ukraine, trong đó Nga đưa ra răn đe hạt nhân để bảo đảm họ có thể tiến hành hoạt động quân sự quy ước.

Diễn biến này có thể là một phần trong nỗ lực lớn hơn của Trung Quốc hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân để phục vụ giải quyết vấn đề Đài Loan, trong đó có xây các hầm hạt nhân, vũ khí hạt nhân đặt trên toa tàu hỏa, tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo và oanh tạc cơ tàng hình mang vũ khí hạt nhân với tốc độ bắn nhanh./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trung Quốc trong “Khái niệm Chiến lược của NATO”
Trung Quốc trong “Khái niệm Chiến lược của NATO”

VOV.VN - Những diễn biến đột ngột thời gian qua đã buộc khối quân sự NATO phải điều chỉnh “Khái niệm Chiến lược" của họ. Nga và Trung Quốc là 2 nhân tố nổi bật được nêu trong văn bản này của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương.

Trung Quốc trong “Khái niệm Chiến lược của NATO”

Trung Quốc trong “Khái niệm Chiến lược của NATO”

VOV.VN - Những diễn biến đột ngột thời gian qua đã buộc khối quân sự NATO phải điều chỉnh “Khái niệm Chiến lược" của họ. Nga và Trung Quốc là 2 nhân tố nổi bật được nêu trong văn bản này của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương.

Ông Guterres: Bom hạt nhân nổ, Liên Hợp Quốc có thể không còn để phản ứng
Ông Guterres: Bom hạt nhân nổ, Liên Hợp Quốc có thể không còn để phản ứng

VOV.VN - Khi được hỏi về phản ứng của Liên Hợp Quốc nếu Nga sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc cho rằng nếu vũ khí hạt nhân được sử dụng thì có thể không còn cả Liên Hợp Quốc để mà phản ứng, mọi thứ sẽ bị xóa sổ.

Ông Guterres: Bom hạt nhân nổ, Liên Hợp Quốc có thể không còn để phản ứng

Ông Guterres: Bom hạt nhân nổ, Liên Hợp Quốc có thể không còn để phản ứng

VOV.VN - Khi được hỏi về phản ứng của Liên Hợp Quốc nếu Nga sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc cho rằng nếu vũ khí hạt nhân được sử dụng thì có thể không còn cả Liên Hợp Quốc để mà phản ứng, mọi thứ sẽ bị xóa sổ.

Trung Quốc mở rộng tập trận giữa lúc căng thẳng về Đài Loan
Trung Quốc mở rộng tập trận giữa lúc căng thẳng về Đài Loan

VOV.VN - Trung Quốc vừa công bố thêm các cuộc tập trận bắn đạn thật ở vùng biển Bột Hải và Hoàng Hải. Bắc Kinh tiếp tục thể hiện cơn thịnh nộ trước chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Pelosi tới Đài Loan.

Trung Quốc mở rộng tập trận giữa lúc căng thẳng về Đài Loan

Trung Quốc mở rộng tập trận giữa lúc căng thẳng về Đài Loan

VOV.VN - Trung Quốc vừa công bố thêm các cuộc tập trận bắn đạn thật ở vùng biển Bột Hải và Hoàng Hải. Bắc Kinh tiếp tục thể hiện cơn thịnh nộ trước chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Pelosi tới Đài Loan.

Trung Quốc làm căng với Mỹ, Nhật đến đâu trong vấn đề Đài Loan?
Trung Quốc làm căng với Mỹ, Nhật đến đâu trong vấn đề Đài Loan?

VOV.VN - Vừa qua Trung Quốc đã thực hiện tập trận rầm rộ để phản đối lãnh đạo Hạ viện Mỹ thăm Đài Loan. Liệu cơn tức giận này của Trung Quốc sẽ được duy trì hay sẽ phải hạ nhiệt để lấy lòng các nước châu Á cận kề mình?

Trung Quốc làm căng với Mỹ, Nhật đến đâu trong vấn đề Đài Loan?

Trung Quốc làm căng với Mỹ, Nhật đến đâu trong vấn đề Đài Loan?

VOV.VN - Vừa qua Trung Quốc đã thực hiện tập trận rầm rộ để phản đối lãnh đạo Hạ viện Mỹ thăm Đài Loan. Liệu cơn tức giận này của Trung Quốc sẽ được duy trì hay sẽ phải hạ nhiệt để lấy lòng các nước châu Á cận kề mình?

Liệu Trung Quốc có duy trì vũ khí hạt nhân “ở mức tối thiểu”?
Liệu Trung Quốc có duy trì vũ khí hạt nhân “ở mức tối thiểu”?

VOV.VN - Đài RT (Nga) cho hay, Vụ trưởng Vụ kiểm soát vũ khí Bộ Ngoại giao Trung Quốc vừa tuyên bố, nước này không cạnh tranh với kho vũ khí hạt nhân của nước khác và giữ kho vũ khí hạt nhân của mình ở mức tối thiểu cần thiết cho an ninh quốc gia.

Liệu Trung Quốc có duy trì vũ khí hạt nhân “ở mức tối thiểu”?

Liệu Trung Quốc có duy trì vũ khí hạt nhân “ở mức tối thiểu”?

VOV.VN - Đài RT (Nga) cho hay, Vụ trưởng Vụ kiểm soát vũ khí Bộ Ngoại giao Trung Quốc vừa tuyên bố, nước này không cạnh tranh với kho vũ khí hạt nhân của nước khác và giữ kho vũ khí hạt nhân của mình ở mức tối thiểu cần thiết cho an ninh quốc gia.

Rất nhiều rủi ro biến xung đột Nga - Ukraine thành thảm họa hạt nhân
Rất nhiều rủi ro biến xung đột Nga - Ukraine thành thảm họa hạt nhân

VOV.VN - Hiện tại xung đột Nga - Ukraine chưa trở thành chiến tranh hạt nhân. Tuy nhiên, việc hai bên mở rộng mục tiêu tác chiến đã làm tăng đột biến rủi ro đó. Nguy cơ đó có thật và không thể xem nhẹ bởi hậu quả nghiêm trọng của xung đột hạt nhân.

Rất nhiều rủi ro biến xung đột Nga - Ukraine thành thảm họa hạt nhân

Rất nhiều rủi ro biến xung đột Nga - Ukraine thành thảm họa hạt nhân

VOV.VN - Hiện tại xung đột Nga - Ukraine chưa trở thành chiến tranh hạt nhân. Tuy nhiên, việc hai bên mở rộng mục tiêu tác chiến đã làm tăng đột biến rủi ro đó. Nguy cơ đó có thật và không thể xem nhẹ bởi hậu quả nghiêm trọng của xung đột hạt nhân.

"Bãi hầm phóng tên lửa hạt nhân thứ 2 của Trung Quốc" trong báo cáo khoa học của Mỹ
"Bãi hầm phóng tên lửa hạt nhân thứ 2 của Trung Quốc" trong báo cáo khoa học của Mỹ

VOV.VN - Liên đoàn các Nhà khoa học Mỹ (FAS) vừa công bố một báo cáo khoa học với những chi tiết đáng lo ngại về cái mà họ gọi là bãi các hầm phóng tên lửa hạt nhân thứ 2 của Trung Quốc.

"Bãi hầm phóng tên lửa hạt nhân thứ 2 của Trung Quốc" trong báo cáo khoa học của Mỹ

"Bãi hầm phóng tên lửa hạt nhân thứ 2 của Trung Quốc" trong báo cáo khoa học của Mỹ

VOV.VN - Liên đoàn các Nhà khoa học Mỹ (FAS) vừa công bố một báo cáo khoa học với những chi tiết đáng lo ngại về cái mà họ gọi là bãi các hầm phóng tên lửa hạt nhân thứ 2 của Trung Quốc.

Hồ sơ mật: Mỹ từng định ném bom hạt nhân xuống Trung Quốc để bảo vệ Đài Loan
Hồ sơ mật: Mỹ từng định ném bom hạt nhân xuống Trung Quốc để bảo vệ Đài Loan

VOV.VN - Vừa có thêm thông tin mật được công bố về việc Mỹ từng định dùng bom hạt nhân để ngăn chặn chiến dịch tấn công của Trung Quốc vào Đài Loan hồi năm 1958.

Hồ sơ mật: Mỹ từng định ném bom hạt nhân xuống Trung Quốc để bảo vệ Đài Loan

Hồ sơ mật: Mỹ từng định ném bom hạt nhân xuống Trung Quốc để bảo vệ Đài Loan

VOV.VN - Vừa có thêm thông tin mật được công bố về việc Mỹ từng định dùng bom hạt nhân để ngăn chặn chiến dịch tấn công của Trung Quốc vào Đài Loan hồi năm 1958.