40 năm cuộc cải cách kinh tế của Trung Quốc và thế khó hiện nay

VOV.VN - Tháng 12/1978, Trung Quốc bắt đầu công cuộc cải cách mở cửa khổng lồ. Ngày nay họ đạt nhiều thành tựu và cũng gặp thách thức lớn.

Khi Victor Gao lớn lên ở vùng nông thôn Trung Quốc vào thập niên 1970, ô tô khi đó hiếm đến mức ông sẽ chạy cùng lũ trẻ chạy theo xe ô tô qua những đoạn đường bụi bặm, hân hoan trước những gì mình được thấy.

Hình ảnh nhà lãnh đạo Trung Quốc thời bắt đầu cải cách mở cửa Đặng Tiểu Bình (trái) và đương kim Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: SCMP.

Ngày nay, Trung Quốc đã trở thành nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới, gấp đôi năng lực của Mỹ.

Gao nói với CNN: “Tôi đã từng không bao giờ nghĩ rằng một gia đình Trung Quốc bình thường lại có thể sở hữu một chiếc ô tô. Tôi không bao giờ kỳ vọng Trung Quốc sẽ là một nước sản xuất ô tô hàng đầu. Có mơ tôi cũng không tưởng tượng được Trung Quốc sẽ chế tạo ra ô tô nhiều hơn cả Mỹ”.

Ngày 18/12 này tròn 40 năm kể từ khi Trung Quốc bắt đầu quá trình cải cách mở cửa, biến nước này từ một quốc gia nghèo nàn thành một cường quốc kinh tế.

Khi chính trị gia Trung Quốc Đặng Tiểu Bình phát biểu trước ban lãnh đạo Trung Quốc vào tháng 12/1978, GDP của Trung Quốc ở dưới mức 150 tỷ USD. Bài phát biểu này được coi là sự khởi đầu của thời kỳ cải cách mở cửa ở Trung Quốc.

Bốn mươi năm sau, GDP của Trung Quốc đã tăng vọt lên con số hơn 12.000 tỷ USD, và chỉ đứng sau con số của Mỹ.

Nhưng vào dịp kỷ niệm 40 năm bài phát biểu lịch sử này, Trung Quốc đang gặp thế khó về kinh tế.

Kỷ nguyên Đặng Tiểu Bình

Vào năm 1978, kinh tế Trung Quốc vô cùng khó khăn sau nhiều năm quản lý kinh tế yếu kém và nhiều xáo trộn lớn về chính trị. Hàng trăm triệu nông dân rơi vào tình trạng thiếu dinh dưỡng kinh niên.

Ngày nay, Trung Quốc nắm giữ tới 10% tài sản toàn cầu. Chỉ trong riêng 20 năm qua, tỷ lệ tài sản trên đầu người lớn ở Trung Quốc đã tăng 4 lần, chỉ còn hơn 1% dân số nước này là ở trong tình trạng cực kỳ nghèo khó.

Trung Quốc hiện có tới 600 tỷ phú – con số này cao hơn bất cứ nơi nào khác trên thế giới.

Sự trỗi dậy về mặt kinh tế này của Trung Quốc được gắn với công lao của ông Đặng Tiểu Bình.

Cách tiếp cận của ông Đặng là duy trì sự lãnh đạo của đảng cộng sản, đồng thời giảm mức độ kiểm soát của chính phủ đối với nền kinh tế. Câu nói nổi tiếng thể hiện quan điểm thực tế của ông Đặng là: “Mèo trắng hay đen không quan trọng, miễn là bắt được chuột”.

Bắt đầu từ tháng 12/1978 đó, Trung Quốc bắt đầu thay đổi từng bước một. Nông dân có thể đem bán các sản phẩm dư thừa và thu lợi. Người dân có quyền lập doanh nghiệp riêng. Các “đặc khu kinh tế” với cơ chế hào phóng cho thương mại tự do đã được lập nên ở một số khu vực nhất định của đất nước.

Năm 1990, thị trường chứng khoán Trung Quốc đã được chính thức mở lại.

Ông Gao từng làm phiên dịch cho Đặng Tiểu Bình từ năm 1983-1988. Gao giờ là Phó Chủ tịch Trung tâm Trung Quốc và Toàn cầu hóa, có trụ sở ở Bắc Kinh.

Ông Gao nhớ lại cách tiếp cận thực dụng của ông Đặng. Ông kể về cuộc gặp vào năm 1986 giữa Đặng Tiểu Bình và Chủ tịch Chứng khoán New York (Mỹ) John Phelan. Khi đó nhà lãnh đạo Trung Quốc đã yêu cầu Mỹ giúp họ mở một sàn chứng khoán – ý tưởng này chỉ vài năm trước đó vẫn là điều cấm kỵ.

Ông Gao nói: “Tôi vẫn nhớ hình ảnh sống động này: Trong cuộc gặp, ông Đặng rất khiêm nhường, ông nói với Phelan rằng ‘Người Mỹ các ông biết cách kiếm tiền và các ông là những người rất giàu có. Còn chúng tôi ở Trung Quốc thì lại rất nghèo’”.

Cuộc chiến thương mại và định hướng kinh tế của ông Tập

Tuy nhiên, trước thềm kỷ niệm 40 năm công cuộc cải cách mở cửa đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phát động một cuộc chiến tranh thương mại bất ngờ và quy mô không hề nhỏ nhằm vào Trung Quốc, khiến Trung Quốc phải xem xét lại đáng kể các phương án kinh tế của mình.

Nhà lãnh đạo Mỹ Trump đã đặt ra hàng rào thuế quan đối với một lượng lớn hàng hóa Trung Quốc (với trị giá lên tới hàng trăm tỷ USD).

Thời ông Đặng, Trung Quốc nhấn mạnh nhiều đến việc đưa ra quyết định mang tính tập thể. Thời ông Tập, quyền lực được tập trung hơn. Và sự điều chỉnh này của ông Tập có vẻ không làm hài lòng giới chức Mỹ.

Trước chính sách kinh tế của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, chính quyền Mỹ đã yêu cầu phía Trung Quốc để cho nước ngoài được tiếp cận nhiều hơn. Họ cũng yêu cầu chính quyền Trung Quốc giảm bớt sự hỗ trợ cho các ngành kinh tế quan trọng.

Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung do Tổng thống Trump phát động đã không chỉ phủ bóng đen lên hoạt động kỷ niệm 40 năm cải cách mở cửa của Trung Quốc mà còn ảnh hưởng không tốt tới các kế hoạch kinh tế của ông Tập Cận Bình. Trong cuộc chiến này, phía Mỹ có nhiều lợi thế và công cụ hơn khi họ là bên nhập siêu từ Trung Quốc./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tham vọng của Trung Quốc khi Chủ tịch Tập Cận Bình thăm châu Phi
Tham vọng của Trung Quốc khi Chủ tịch Tập Cận Bình thăm châu Phi

VOV.VN - Ngay đầu nhiệm kỳ thứ 2, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm một loạt nước châu Phi. Tham vọng của Trung Quốc trong chuyến thăm này là gì?

Tham vọng của Trung Quốc khi Chủ tịch Tập Cận Bình thăm châu Phi

Tham vọng của Trung Quốc khi Chủ tịch Tập Cận Bình thăm châu Phi

VOV.VN - Ngay đầu nhiệm kỳ thứ 2, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm một loạt nước châu Phi. Tham vọng của Trung Quốc trong chuyến thăm này là gì?

Thời Mahathir, Malaysia cảnh giác với các dự án đầu tư của Trung Quốc
Thời Mahathir, Malaysia cảnh giác với các dự án đầu tư của Trung Quốc

VOV.VN - Chính quyền Malaysia hiện tại nhận thấy một số dự án đầu tư của Trung Quốc ở nước họ là bất thường. Thủ tướng Malaysia đang muốn hủy bỏ các dự án đó.

Thời Mahathir, Malaysia cảnh giác với các dự án đầu tư của Trung Quốc

Thời Mahathir, Malaysia cảnh giác với các dự án đầu tư của Trung Quốc

VOV.VN - Chính quyền Malaysia hiện tại nhận thấy một số dự án đầu tư của Trung Quốc ở nước họ là bất thường. Thủ tướng Malaysia đang muốn hủy bỏ các dự án đó.

Trung Quốc quyết theo đuổi “Vành đai và Con đường” bất chấp trở ngại
Trung Quốc quyết theo đuổi “Vành đai và Con đường” bất chấp trở ngại

VOV.VN - Tại hội thảo “Sáng kiến Vành đai & Con đường” lần 2 ở Hà Nội, học giả Trung Quốc khẳng định quyết tâm theo đuổi sáng kiến này là không lay chuyển.

Trung Quốc quyết theo đuổi “Vành đai và Con đường” bất chấp trở ngại

Trung Quốc quyết theo đuổi “Vành đai và Con đường” bất chấp trở ngại

VOV.VN - Tại hội thảo “Sáng kiến Vành đai & Con đường” lần 2 ở Hà Nội, học giả Trung Quốc khẳng định quyết tâm theo đuổi sáng kiến này là không lay chuyển.

Chân dung bà Mạnh Vãn Chu trong tâm bão Huawei giữa Mỹ và Trung Quốc
Chân dung bà Mạnh Vãn Chu trong tâm bão Huawei giữa Mỹ và Trung Quốc

VOV.VN - Quan hệ Mỹ-Trung Quốc đang căng thẳng với việc Canada bắt giữ lãnh đạo cấp cao của tập đoàn Huawei Mạnh Vãn Chu. Sau đây là vài nét về nhân vật này.

Chân dung bà Mạnh Vãn Chu trong tâm bão Huawei giữa Mỹ và Trung Quốc

Chân dung bà Mạnh Vãn Chu trong tâm bão Huawei giữa Mỹ và Trung Quốc

VOV.VN - Quan hệ Mỹ-Trung Quốc đang căng thẳng với việc Canada bắt giữ lãnh đạo cấp cao của tập đoàn Huawei Mạnh Vãn Chu. Sau đây là vài nét về nhân vật này.

Mỹ tung tiếp nhiều đòn thương mại, Trung Quốc sắp "tới hạn" chống đỡ?
Mỹ tung tiếp nhiều đòn thương mại, Trung Quốc sắp "tới hạn" chống đỡ?

VOV.VN - Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung Quốc lên một nấc cao mới vào hôm 24/9 khi hai siêu cường kinh tế “giáng nhau” những đòn thuế quan lớn nhất cho tới nay.

Mỹ tung tiếp nhiều đòn thương mại, Trung Quốc sắp "tới hạn" chống đỡ?

Mỹ tung tiếp nhiều đòn thương mại, Trung Quốc sắp "tới hạn" chống đỡ?

VOV.VN - Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung Quốc lên một nấc cao mới vào hôm 24/9 khi hai siêu cường kinh tế “giáng nhau” những đòn thuế quan lớn nhất cho tới nay.