Giải mã ý đồ của Triều Tiên khi điều quân sang Nga

VOV.VN - Theo tiết lộ mới nhất của giới tình báo Mỹ, chính phía Triều Tiên chủ động đề xuất gửi quân sang lãnh thổ Nga để trợ chiến cho quân đội Nga trong cuộc đối đầu với binh lính Ukraine. Triều Tiên làm vậy dựa trên một số tính toán nhất định.

Tình báo Mỹ cho rằng Triều Tiên chủ động gửi quân sang Nga

Khi quân Triều Tiên có mặt tại Nga vào mùa thu 2024, một số chuyên gia phương Tây cho rằng Nga chủ động xin viện binh từ Triều Tiên. Tuy nhiên, các cơ quan tình báo Mỹ đánh giá rằng việc Triều Tiên đưa quân sang Nga và tới tỉnh Kursk của Nga là ý tưởng của chính Triều Tiên, và sau đó phía Nga mới đón nhận đề xuất của phía Triều Tiên.

Giới chức Mỹ cho hay, Triều Tiên chưa được đền đáp ngay lập tức sau khi triển khai quân sang Nga. Theo họ, Triều Tiên chủ yếu hướng tới sự ủng hộ của Nga trong tương lai như trợ giúp trong cuộc chiến ngoại giao, cung cấp công nghệ và viện trợ khi Triều Tiên đối mặt với một khủng hoảng tiềm tàng nào đó.

Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc thì cho rằng Triều Tiên đang sử dụng chiến trường Nga - Ukraine để hiện đại hóa năng lực tác chiến của mình.

Cả giới chức Mỹ và Ukraine đều ghi nhận rằng binh sĩ Triều Tiên đã xung trận đáng kể để trợ chiến cho Nga khi đối đầu quân Ukraine.

John F. Kirby - phát ngôn viên  an ninh quốc gia của Nhà Trắng, mới đây (giữa tháng 12/2024) cho hay: “Chúng tôi đã thấy những người lính Triều Tiên này di chuyển từ tuyến 2 của chiến trường lên tiền tuyến để trực tiếp tham chiến… Không có gì ngạc nhiên khi giờ đây quân nhân Triều Tiên cũng đang hứng chịu tổn thất trên chiến trường”.

Theo giới chức Mỹ, binh lính Triều Tiên dường như được chăm sóc y tế tốt hơn so với binh lính Nga. Ví dụ, các thương binh Triều Tiên sẽ được đưa thẳng tới những bệnh viện lớn hơn tại thành phố Kursk, bỏ qua những bệnh viện dã chiến nhỏ tại các ngôi làng gần nơi giao tranh.

Một quan chức Ukraine chuyên theo dõi di chuyển của binh sĩ Triều Tiên cho biết, các lực lượng Triều Tiên đang tăng cường hiện diện trên tuyến đầu và hoạt động cùng với các đơn vị quân sự Nga.

Các quan chức trên không tiết lộ bằng cách nào mà Mỹ thu được thông tin về cuộc thảo luận giữa Nga và Triều Tiên. Tuy nhiên, họ chỉ ra rằng việc đó không xảy ra ngay lập tức sau khi hai bên đạt được thỏa thuận về gửi quân hoặc sau khi quân Triều Tiên đã được triển khai trên đất Nga.

Theo giới chức Mỹ, Nga nhận được hậu thuẫn quan trọng từ phía Iran và Triều Tiên về UAV và đạn pháo. Bộ Tài chính Mỹ mới đây đã công bố gói trừng phạt mới nhằm vào ngân hàng, công ty hàng hải và 9 cá nhân mà họ cho là có liên quan đến sự ủng hộ của Triều Tiên dành cho Nga, cũng như hoạt động thử tên lửa của Triều Tiên.

Hội đồng Tham trưởng liên quân Hàn Quốc cho hay, họ “đặc biệt quan tâm đến khả năng quân Triều Tiên sẽ triển khai sang Nga” để hỗ trợ Kremlin trong tác chiến. Cơ quan này cho biết thêm, Bình Nhưỡng “đang chuẩn bị luân chuyển hoặc gửi thêm quân” sang Nga.

Tuyên bố của hội đồng này cho biết, Triều Tiên đang “sản xuất và cung cấp UAV tự hủy (tức UAV cảm tử) cho Nga bên cạnh pháo phản lực và pháo tự hành.

Ukraine tuyên bố phá hủy nhà máy UAV chiến lược của Nga?

VOV.VN - Hiện nay ngoài đạn pháo và tên lửa tầm xa, thiết bị bay không người lái (UAV) đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong xung đột Nga - Ukraine. Hai bên không ngừng sử dụng UAV để tấn công lẫn nhau, với mục tiêu bao gồm cả những cơ sở trọng yếu chuyên sản xuất UAV.

Việc binh sĩ Triều Tiên có mặt tại Kursk đánh dầu bước leo thang mới trong xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine. Theo nhiều nguồn thông tin của Mỹ và Hàn Quốc, Triều Tiên đã triển khai khoảng 12.000 quân sang Nga.

Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc đánh giá động thái trên của Triều Tiên “có thể dẫn tới sự gia tăng đe dọa quân sự từ Triều Tiên đối với Hàn Quốc”.

Đáp lại động thái của Triều Tiên, vào tháng trước Hàn Quốc và Ukraine cho hay họ sẽ làm sâu sắc hợp tác an ninh song phương. Tổng thống Hàn Quốc vừa bị luận tội, ông Yoon Suk Yeol, cũng đã không loại trừ khả năng Hàn Quốc sẽ cung cấp vũ khí cho Ukraine, dù rằng Hàn Quốc đã từ lâu áp dụng chính sách từ chối cung cấp vũ khí cho những nước đang tình trạng chiến tranh nóng.

Triều Tiên sở hữu một trong nhưng đội quân đông nhất thế giới. Sự hiện diện của lính Triều Tiên tại Nga xuất hiện sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un ký hiệp ước tương trợ quốc phòng tại cuộc gặp thượng đỉnh ở Bình Nhưỡng vào tháng 6/2024.

Điểm yếu của quân Triều Tiên

Những binh sĩ Triều Tiên triển khai ở Nga là thuộc quân đoàn xung kích đặc nhiệm của Triều Tiên. Đây là lực lượng được huấn luyện vào hàng tốt nhất của Triều Tiên, có khả năng tiến hành bắn tỉa, tác chiến đô thị và tiềm nhập theo đường biển và đường không cũng như hoạt động trên địa hình đồi núi như ở bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, họ chưa được huấn luyện nhiều cho tác chiến UAV và tác chiến chiến hào trên địa hình trống trải như ở Nga và Ukraine. Hơn nữa, những người lính này đều chưa có kinh nghiệm thực chiến trong hàng thập kỷ.

Doo Jin Ho - nhà phân tích cấp cao tại Viện Phân tích quốc phòng Hàn Quốc ở Seoul, cho biết: Trong 2 năm đại dịch Covid-19, khi Triều Tiên đóng cửa để phòng dịch, lực lượng đặc nhiệm của nước này được huy động luân chuyển canh gác tại các chốt dọc theo biên giới Triều Tiên - Trung Quốc nên đã không tham gia được một số chương trình huấn luyện thường kỳ của họ.

Quá trình huấn luyện lính Triều Tiên tại Nga cũng diễn ra cấp tốc. Do vậy, Nga sẽ phải mất thời gian nhất định để tích hợp binh lính Triều Tiên vào các đơn vị quân đội Nga.

Một vị quan chức cấp cao của Ukraine cho biết, các trung đội Triều Tiên không được tích hợp đầy đủ vào lực lượng chiến đấu của Nga, và thỉnh thoảng họ còn tác chiến độc lập và do vậy đối mặt với nguy cơ thương vong cao hơn.

Trong khi đó, Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc cho rằng binh lính Triều Tiên đang hứng chịu thương vong ở mặt trận Kursk trên lãnh thổ Nga.

Nghị sĩ Hàn Quốc Lee Seong Kweun sau khi gặp gỡ các quan chức tình báo nước này đã lý giải thương vong của phía Triều Tiên là do binh lính Triều Tiên chưa quen với môi trường tác chiến tại Kursk cũng như thiếu năng lực phòng chống đòn tấn công bằng UAV của đối phương.

Nghị sĩ Lee nói rằng thương vong Triều Tiên chủ yếu là do tên lửa và UAV Ukraine.

Xem thêm:

>> Triều Tiên được gì mất gì khi liên minh với Nga?

>> Ukraine tung video UAV cảm tử truy kích binh lính Triều Tiên

>> Sự thật mới về tên lửa siêu vượt âm Oreshnik của Nga?

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ukraine lần đầu tấn công Nga hoàn toàn bằng robot mặt đất và trên không
Ukraine lần đầu tấn công Nga hoàn toàn bằng robot mặt đất và trên không

VOV.VN - Lần đầu tiên Ukraine tổ chức tấn công các vị trí của quân đội Nga hoàn toàn bằng lực lượng robot chạy trên mặt đất và các drone cảm tử bay trên không. Lực lượng Ukraine không hề sử dụng bộ binh trong cuộc tấn công này.

Ukraine lần đầu tấn công Nga hoàn toàn bằng robot mặt đất và trên không

Ukraine lần đầu tấn công Nga hoàn toàn bằng robot mặt đất và trên không

VOV.VN - Lần đầu tiên Ukraine tổ chức tấn công các vị trí của quân đội Nga hoàn toàn bằng lực lượng robot chạy trên mặt đất và các drone cảm tử bay trên không. Lực lượng Ukraine không hề sử dụng bộ binh trong cuộc tấn công này.

Mỹ cảnh báo Triều Tiên về hậu quả thảm khốc nếu tham chiến ở Ukraine
Mỹ cảnh báo Triều Tiên về hậu quả thảm khốc nếu tham chiến ở Ukraine

VOV.VN - Cả giới quân sự và giới ngoại giao Mỹ đều cảnh báo về hậu quả thảm khốc cho quân Triều Tiên nếu họ tham chiến tại Ukraine. Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc đưa ra lời cảnh báo đặc biệt sắc lạnh nhằm vào binh sĩ Triều Tiên. Mỹ và Hàn Quốc cùng kêu gọi Triều Tiên hãy rút quân khỏi Nga.

Mỹ cảnh báo Triều Tiên về hậu quả thảm khốc nếu tham chiến ở Ukraine

Mỹ cảnh báo Triều Tiên về hậu quả thảm khốc nếu tham chiến ở Ukraine

VOV.VN - Cả giới quân sự và giới ngoại giao Mỹ đều cảnh báo về hậu quả thảm khốc cho quân Triều Tiên nếu họ tham chiến tại Ukraine. Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc đưa ra lời cảnh báo đặc biệt sắc lạnh nhằm vào binh sĩ Triều Tiên. Mỹ và Hàn Quốc cùng kêu gọi Triều Tiên hãy rút quân khỏi Nga.

Ukraine gồng mình đối phó kịch bản quân Triều Tiên xung trận giúp Nga
Ukraine gồng mình đối phó kịch bản quân Triều Tiên xung trận giúp Nga

VOV.VN - Lực lượng Nga tại Kursk hiện đã đông hơn của Ukraine. Nếu viện binh Triều Tiên xung trận tại đây, lợi thế của Nga sẽ lớn hơn rất nhiều. Ukraine hiện đang gồng mình đối phó với kịch bản này, được dự báo sẽ diễn ra trong tương lai rất gần.

Ukraine gồng mình đối phó kịch bản quân Triều Tiên xung trận giúp Nga

Ukraine gồng mình đối phó kịch bản quân Triều Tiên xung trận giúp Nga

VOV.VN - Lực lượng Nga tại Kursk hiện đã đông hơn của Ukraine. Nếu viện binh Triều Tiên xung trận tại đây, lợi thế của Nga sẽ lớn hơn rất nhiều. Ukraine hiện đang gồng mình đối phó với kịch bản này, được dự báo sẽ diễn ra trong tương lai rất gần.