Mỹ ngỡ ngàng trước thông tin cơ mật về Nga do Ukraine cung cấp

VOV.VN - Để giành được lòng tin của CIA (Mỹ), Tổng cục Tình báo quốc phòng Ukraine (GUR) đã cung cấp cho đối tác hàng loạt thông tin thuộc hàng tuyệt mật về Nga, bao gồm cả vũ khí và năng lực quân sự của nước này. Mỹ từ chỗ nghi ngờ tình báo Ukraine, đã bị thuyết phục bởi những tài liệu tuyệt mật này.

Vượt qua nỗi hoài nghi về cơ quan mật của Ukraine

Ban đầu Mỹ rất cảnh giác với ngành tình báo của Ukraine vì phía Mỹ cho rằng những cơ quan này đã bị tình báo Nga xâm nhập ở mức độ sâu. Riêng cơ quan tình báo quốc phòng Ukraine (GUR) càng bị Mỹ xem là ít có triển vọng hợp tác với Mỹ.

Thế nhưng điều này đã thay đổi với việc tướng Valeriy Kondratyuk được bổ nhiệm làm thủ trưởng GUR vào năm 2015. Viên tướng này đã tự chủ động thuyết phục phía Mỹ giúp ông ta xây dựng lại ngành tình báo quân đội Ukraine. Và vì vậy, ông đã tìm đến Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA).

Tướng Kondratyuk kể lại: “Thuyết phục họ rằng chúng tôi xứng đáng với họ - đây không phải là nhiệm vụ dễ dàng. Tôi quyết định chủ động bắt liên lạc với họ, chủ động trao cho họ thay vì nhận thứ gì đó từ họ”.

Chính vì vậy trong chuyến thăm Mỹ năm 2015, tướng Kondratyuk quyết định gây bất ngờ cho giới chức Mỹ bằng kho báu các tài liệu Nga mà tình báo Ukraine đã thu thập được. Những tài liệu mà ông mang sang Mỹ bao gồm các kế hoạch tuyệt mật về vũ khí Nga và năng lực quân sự Nga.

Động thái này của viên tướng tình báo Ukraine đã phát huy tác dụng. Các nhà phán tích CIA bắt đầu thẩm tra thông tin tình báo do phía Ukraine cung cấp, do họ vẫn cảnh giác, nghi ngờ đây có thể là những tài liệu giả do Nga cố tính tuồn vào tay Ukraine. Nhưng rồi niềm tin của người Mỹ vào nguồn tài liệu này đã nhanh chóng tăng lên. Mỹ thực sự ngỡ ngàng về báu vật thông tin được phía Ukraine trao gửi. Mỹ vốn không dễ dàng tiếp cận những thông tin cơ mật như thế này.

Quan hệ đối tác giữa CIA và GUR đã có thêm xung lực mới khi khi trạm trưởng CIA mới tại Kiev đến nhận nhiệm vụ ở đây. Viên chỉ huy CIA này đã phát triển quan hệ thân cận với tướng Kondratyuk và tin tưởng rằng phía Ukraine đã tạo cơ hội lịch sử cho CIA.

Trạm trưởng CIA mới này được người Ukraine gọi trìu mến là “ông già Noel”.

Sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào năm 2014, các nhân viên CIA bắt đầu cho rằng Mỹ cần nỗ lực mạnh mẽ để hiểu sâu về quân đội Nga do họ e ngại rằng Crimea có thể là điềm báo cho một cuộc chiến tranh rộng lớn hơn.

Những thông tin tình báo mới mà họ nhận được từ tướng Kondratyuk đã củng cố phán đoán này của CIA. Các cựu quan chức Mỹ cho biết, thông tin tình báo trên  bao gồm thông tin về quá trình ra quyết định của Nga, các thiết kế bí mật của những hệ thống vũ khí mới của Nga, công nghệ tác chiến điện tử, cũng như thứ tự tác chiến của họ.

Quá trình đào tạo các ngón nghề tình báo

Từ năm 2016, hợp tác tình báo giữa Mỹ và Ukraine tăng tốc. CIA bắt đầu cung cấp cho Ukraine công nghệ liên lạc bảo mật, cũng như đào tạo nhân viên tình báo Ukraine về tác chiến và chiến thuật gián điệp. Các sĩ quan Ukraine được đưa tới một nước châu Âu nào đó để huấn luyện thực địa cùng với nhân viên tình báo của CIA và cơ quan tình báo đối ngoại Anh (MI6), theo tướng Kondratyuk. Nội dung đào tạo bao gồm cách hoạt động như một sĩ quan tình báo trên địa bàn Nga và ở khu vực lãnh thổ Ukraine đang do Nga kiểm soát.

CIA cũng giúp Ukraine trang bị cho 12 căn cứ phía trước của nước này dọc theo biên giới với Nga, mà từ đó lực lượng tình báo Ukraine có thể thu thập thông tin tình báo, theo dõi liên lạc của Nga và thi thoảng mở các chiến dịch hoạt động ngầm, theo tướng Kondratyuk và các cựu quan chức Mỹ.

Tất nhiên, trong quá trình hợp tác này, Mỹ luôn lo ngại về khả năng bị Nga xâm nhập. Trên thực tế, sau khi Ukraine tuyên bố độc lập (vào năm 1991), các cơ quan tình báo của Nga và Ukraine vẫn gắn bó chặt chẽ với nhau. Nhiều sĩ quan thế hệ cũ của Ukraine đã được đào tạo tại Moscow, một số thậm chí còn là bạn thân với cựu đồng đội Nga.

Để ngăn chặn sự xâm nhập của tình báo Nga, tướng Kondratyuk đã khoanh vùng các đội mới bên trong Tổng cục Tình báo quốc phòng Ukraine (GUR) - các đội này chỉ tuyển những sĩ quan dưới 30 tuổi, không có ký ức về Liên Xô.

Các sĩ quan trẻ này hình thành lên một đơn vị đặc nhiệm mới do CIA đào tạo. Đơn vị 2245 này nổi tiếng với những chiến dịch táo bạo sau lưng chiến tuyến Nga và ở hải ngoại, theo ông Kondratyuk. Một trong các sĩ quan của đơn vị này, Kyrylo Budanov, hiện nay là người đứng đầu GUR.

CIA và GUR cũng đã thiết lập một chương trình đào tạo mang mật danh “Chiến dịch Cá Vàng”. Chương trình này đào tạo người Ukraine đóng giả làm người Nga, không chỉ ở Nga mà còn ở những nước thứ 3 trên khắp thế giới trong các chiến dịch chung với CIA.

Hai bên trao đổi các phân tích tình báo cũng như thông tin thô. Theo giới chức Mỹ, quan hệ hợp tác này phát triển với tốc độ đặc biệt, “một năm bằng cả một thập kỷ”.

Nỗi lo mới của Mỹ

Nhưng ngay khi quan hệ đối tác này đang phát triển nhanh chóng, tướng Kondratyuk và các cựu quan chức Mỹ cho biết, Nhà Trắng thời Tổng thống Obama rồi sau đó là Tổng thống Trump và Biden, vẫn cảnh giác do lo ngại hợp tác song phương đó có thể khiêu khích Nga.

Các cựu quan chức Mỹ cho hay, các lãnh đạo an ninh quốc gia Mỹ yêu cầu việc hợp tác với Ukraine phải tập trung vào thu thập tình báo và CIA bị cấm hỗ trợ phía Ukraine thực hiện các chiến dịch sát thương và phá hoại ngầm nhằm vào Nga.

Ukraine cảm thấy bị vướng víu vì những hạn chế đó. Họ quyết định thực hiện những chiến dịch phá hoại ngầm tại bán đảo Crimea và sâu bên trong lãnh thổ Nga.

Năm 2016, không thông báo cho Mỹ, tướng Kondratyuk cử Đơn vị 2245 tiến hành gài mìn vào một căn cứ trực thăng Nga tại Crimea. Chiến dịch này diễn ra không như kế hoạch và đã xảy ra đấu súng với lực lượng đặc nhiệm Nga. Chính quyền Tổng thống Mỹ Obama tức giận về chiến dịch này, còn Tổng thống Nga Putin thì lên tiếng đe dọa trả đũa.

Vụ xâm nhập năm 2016 nói trên đã khiến tướng Kondratyuk mất chức Tổng cục trưởng Tình báo quốc phòng Ukraine. Tuy nhiên, quan hệ đối tác giữa CIA và GUR vẫn tiếp diễn.

Tuyến phòng ngự thứ nhất

Khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm vào Ukraine năm 2022, chính quyền Tổng thống Mỹ Biden dỡ bỏ nhiều hạn chế đối với hoạt động của CIA tại Ukraine, theo nhiều quan chức Mỹ hiện nay và trước đây.

Nhân viên CIA từ đó được phép ở lại trong lãnh thổ Ukraine khi Nga tấn công nước này. Họ vẫn không được phép trực tiếp hạ sát lực lượng Nga nhưng họ được trao quyền hỗ trợ Ukraine về thông tin mục tiêu tấn công.

Khi các đoàn xe quân sự Nga vượt biên giới tiến vào lãnh thổ Ukraine, các đơn vị đặc nhiệm GUR do CIA huấn luyện, hoạt động sau chiến tuyến đối phương, đã gửi về trung tâm các thông tin tình báo liên quan đến hoạt động di chuyển quân của Nga, đồng thời trực tiếp tấn công lực lượng Nga. Các đặc vụ Ukraine cũng gài mìn trên các tuyến đường sắt và địa điểm hậu cần, để lại các kho vũ khí bên trong lãnh thổ Nga và những khu vực Nga vừa chiếm được.

Tướng Kondratyuk đánh giá: “Tất cả những người này làm nên phòng tuyến thứ nhất của chúng tôi mà Nga vấp phải ngay trong ngày đầu tiên của xung đột”.

Xem thêm:

>> Loạt UAV Nga tấn công xe tăng Leopard của Ukraine đến cùng

>> Toretsk rực lửa, Ukraine tuyên bố đẩy lui mọi cuộc tấn công của Nga tại đây

>> Lý do Nga cần bổ sung nhiều linh mục quân đội trên mặt trận Ukraine

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đánh vào năng lượng, Nga đe dọa sự tồn vong của Ukraine như thế nào?
Đánh vào năng lượng, Nga đe dọa sự tồn vong của Ukraine như thế nào?

VOV.VN - Một trong các chiến lược lợi hại của Nga là tập kích dữ dội vào hệ thống năng lượng của Ukraine, đặc biệt là cơ sở hạ tầng điện lực, từ đó hạn chế năng lực quân sự của Ukraine cũng như tạo ra nhiều nguy cơ khôn lường cho sự tồn vong của nhà nước Ukraine.

Đánh vào năng lượng, Nga đe dọa sự tồn vong của Ukraine như thế nào?

Đánh vào năng lượng, Nga đe dọa sự tồn vong của Ukraine như thế nào?

VOV.VN - Một trong các chiến lược lợi hại của Nga là tập kích dữ dội vào hệ thống năng lượng của Ukraine, đặc biệt là cơ sở hạ tầng điện lực, từ đó hạn chế năng lực quân sự của Ukraine cũng như tạo ra nhiều nguy cơ khôn lường cho sự tồn vong của nhà nước Ukraine.

Những điểm yếu của Ukraine trong cuộc đọ sức với Nga trên chiến trường
Những điểm yếu của Ukraine trong cuộc đọ sức với Nga trên chiến trường

VOV.VN - Quân đội Ukraine gặp khó khăn trên chiến trường do gặp phải Nga - một đối thủ mạnh hơn rất nhiều. Tuy nhiên, trở ngại của lực lượng vũ trang Ukraine còn đến từ các điểm yếu bên trong, đòi hỏi những sự thay đổi mạnh mẽ thì mới hy vọng xoay chuyển được cục diện theo hướng có lợi cho họ.

Những điểm yếu của Ukraine trong cuộc đọ sức với Nga trên chiến trường

Những điểm yếu của Ukraine trong cuộc đọ sức với Nga trên chiến trường

VOV.VN - Quân đội Ukraine gặp khó khăn trên chiến trường do gặp phải Nga - một đối thủ mạnh hơn rất nhiều. Tuy nhiên, trở ngại của lực lượng vũ trang Ukraine còn đến từ các điểm yếu bên trong, đòi hỏi những sự thay đổi mạnh mẽ thì mới hy vọng xoay chuyển được cục diện theo hướng có lợi cho họ.

Cách Ukraine phục kích quân Nga bằng UAV cảm tử tầm ngắn
Cách Ukraine phục kích quân Nga bằng UAV cảm tử tầm ngắn

VOV.VN - Cả Nga và Ukraine đều nỗ lực nghiên cứu tăng cường sử dụng máy bay không người lái (UAV) trong tác chiến. Ukraine đã phát triển chiến thuật khá lợi hại sử dụng UAV cảm tử tầm ngắn để phục kích quân Nga và xe quân sự Nga trên chiến trường.

Cách Ukraine phục kích quân Nga bằng UAV cảm tử tầm ngắn

Cách Ukraine phục kích quân Nga bằng UAV cảm tử tầm ngắn

VOV.VN - Cả Nga và Ukraine đều nỗ lực nghiên cứu tăng cường sử dụng máy bay không người lái (UAV) trong tác chiến. Ukraine đã phát triển chiến thuật khá lợi hại sử dụng UAV cảm tử tầm ngắn để phục kích quân Nga và xe quân sự Nga trên chiến trường.