Rất nhiều rủi ro biến xung đột Nga - Ukraine thành thảm họa hạt nhân

VOV.VN - Hiện tại xung đột Nga - Ukraine chưa trở thành chiến tranh hạt nhân. Tuy nhiên, việc hai bên mở rộng mục tiêu tác chiến đã làm tăng đột biến rủi ro đó. Nguy cơ đó có thật và không thể xem nhẹ bởi hậu quả nghiêm trọng của xung đột hạt nhân.

Mục tiêu các bên thường xuyên thay đổi, tạo ra nhiều bất định và rủi ro

Trong tiến trình xung đột giữa Ukraine và Nga, hai bên không ngừng điều chỉnh các mục tiêu chiến lược. Nga từ bỏ mục tiêu ban đầu là đánh chiếm Kiev và chuyển sang tập trung vào mặt trận phía Đông và phía Nam Ukraine. Ukraine thì mở rộng mục tiêu từ khôi phục lại biên giới trước chiến tranh 2022 thành tham vọng lấy lại các vùng lãnh thổ rơi vào tay Nga từ năm 2014.

Mục tiêu chiến lược của Mỹ tại Ukraine cũng thay đổi linh hoạt. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin tuyên bố Mỹ không chỉ muốn Ukraine tiếp tục là quốc gia có chủ quyền mà còn muốn “thấy Nga bị suy yếu đến mức độ họ không thể làm những việc đại loại như đưa quân đánh Ukraine”. Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi hứa hẹn Mỹ sẽ ủng hộ Ukraine “đến khi nào cuộc chiến kết thúc”. Tổng thống Mỹ Joe Biden tái khẳng định quan điểm đó khi nói rằng Mỹ sẽ ủng hộ Ukraine “đến chừng nào cần thiết, để Nga không thể đánh bại Ukraine và vươn ra bên ngoài Ukraine”.

Giới phân tích đang tranh cãi về mức độ quyết liệt của Mỹ trong ủng hộ Ukraine. Hiện họ chia làm 2 phe. Phe thứ nhất lo ngại nguy cơ leo thang căng thẳng vượt ngưỡng sử dụng hạt nhân, và do vậy họ ủng hộ việc Mỹ đặt ra mục tiêu có giới hạn trong ủng hộ Ukraine. Phe thứ hai thì coi nguy cơ leo thang chỉ ở mức nhỏ. Họ ủng hộ Mỹ gia tăng giúp đỡ Ukraine vì đối với họ, cái giá của nhượng bộ Nga còn nguy hiểm hơn đối đầu với Nga.

Các lời cảnh báo về chiến tranh hạt nhân đã liên tục phát đi từ Nga kể từ khi nước này mở “chiến dịch quân sự đặc biệt” tại Ukraine. Tổng thống Nga Ptuin, Ngoại trưởng Nga Lavrov, và Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh quốc gia Nga Medvedev đều đưa ra những cảnh báo như vậy. Tổng thống Putin cũng đã đặt lực lượng hạt nhân của Nga trong trạng thái báo động cao.

Mặc dầu vậy, phương Tây đánh giá rằng khả năng xảy ra chiến tranh hạt nhân vào lúc này là thấp. Đánh giá đó dựa trên giả định Tổng thống Putin tính toán về mặt chính trị và chỉ đạo có mục đích các quyết định về sử dụng vũ khí hạt nhân.

Tuy nhiên, giả định này xem nhẹ một thách thức riêng rẽ đối với độ ổn định của khủng hoảng. Cụ thể, các khủng hoảng sẽ kéo theo các rủi ro leo thang căng thẳng ngoài mong muốn mà không cần có ý định chính trị rõ ràng. Những mối quan ngại này đáng được chú ý hơn nữa khi tranh luận về chính sách đối ngoại của Mỹ liên quan đến Ukraine. Khả năng leo thang ngoài mong muốn có thể cao hơn sự leo thang có chủ đích trong những hoàn cảnh nhất định như là tình huống Nga bắt đầu huy động lực lượng hạt nhân để gửi đi tín hiệu về quyết tâm của họ.

Các tình huống leo thang hạt nhân ngoài ý muốn của bên sở hữu vũ khí

Tổng thống Putin có khả năng cao xem xét việc sử dụng vũ khí hạt nhân nếu xảy ra 2 tình huống sau. Thứ nhất, Nga đối diện với một thất bại chiến lược, đánh mất các lãnh thổ mà họ sáp nhập từ năm 2014… Thứ hai, sự tồn tại của chế độ chính trị của ông Putin bị đe dọa.

Những người hoài nghi leo thang căng thẳng hạt nhân lập luận rằng vũ khí hạt nhân sẽ không bị đem ra sử dụng chừng nào Mỹ và NATO tránh vượt qua lằn ranh giới đỏ do Nga đặt ra, bao gồm các cuộc tấn công trực tiếp vào lực lượng Nga và triển khai lực lượng NATO vào lãnh thổ Ukraine. Mỹ tính tới điều này nên đã bác bỏ đề xuất áp đặt vùng cấm bay trên bầu trời Ukraine.

Tuy nhiên, tránh giao chiến trực tiếp với quân Nga không đủ để bảo đảm vũ khí hạt nhân sẽ không được dùng. Sử dụng hạt nhân không đơn giản chỉ là bật tắt công tắc. Quá trình chuẩn bị vũ khí hạt nhân để đưa vào sử dụng có thể kéo theo nguy cơ sử dụng hạt nhân ngoài ý muốn. Bản thân việc tiếp cận lằn ranh giới đỏ của Nga (dù chưa vượt qua) cũng làm tăng nguy cơ sử dụng vũ khí hạt nhân.

Điểm nút chính trong quan ngại về leo thang hạt nhân ngoài ý muốn trong khủng hoảng quân sự nằm ở hệ thống chỉ huy và kiểm soát hạt nhân của một quốc gia. Hệ thống này giúp một nước quản lý, triển khai và phóng vũ khí hạt nhân. Nói một cách đơn giản, hệ thống này quyết định sự giám sát chính trị của một đất nước đối với lực lượng hạt nhân được tập trung hóa như thế nào. Các hệ thống như vậy quy định cách thức một quốc gia vận hành trong thời bình và thời kỳ khủng hoảng.

Nếu Tổng thống Putin cảm thấy an ninh vật chất của nước Nga hoặc chế độ chính trị của mình bị nguy hiểm, ông có khả năng sẽ gia tăng mức độ sẵn sàng chiến đấu của kho hạt nhân. Khi ấy, các chỉ huy quân sự cấp thấp sẽ có thêm quyền sử dụng vũ khí hạt nhân do các quân nhân của họ được nắm các vũ khí hạt nhân đã được chuẩn bị đầy đủ và sẵn sàng phóng mà không gặp phải rào cản hạn chế nào về kỹ thuật.

Việc ủy quyền như trên cho chỉ huy cấp thấp tạo ra 2 rủi ro thường bị coi nhẹ trong tranh luận về sử dụng vũ khí hạt nhân tại Ukraine. Các nguy cơ này gia tăng do những người vận hành vũ khí đã có được quyền kiểm soát đầy đủ đối với vũ khí ở trong trạng thái sẵn sàng đầy đủ.

Thứ nhất là nguy cơ kích hoạt tình cờ do lóng ngóng hoặc thiết kế kém. Nếu không có các rào cản như tách đầu đạn hạt nhân khỏi tên lửa đạn đạo thì sẽ không có sự kiềm chế đối với việc họ sử dụng vũ khí hạt nhân. Lịch sử đã có nhiều ví dụ về việc xảy ra các sự cố khiến vũ khí hạt nhân ở vào trạng thái bị kích hoạt ngoài ý muốn.

Hơn nữa, nếu một vũ khí hạt nhân bị kích nổ tình cờ ở Ukraine, các lực lượng bên ngoài có khả năng sẽ không coi đó là tai nạn và từ đó cho phép trả đũa bằng đòn hạt nhân.

Thứ hai là việc ủy quyền sử dụng hạt nhân sẽ làm gia tăng khả năng sử dụng trái thẩm quyền, cụ thể là những người quản lý vũ khí hạt nhân ở cấp thấp có thể tự quyết định sử dụng các vũ khí đó mà không có thẩm quyền từ ban lãnh đạo chính trị. Tình huống ở đây có thể là chỉ huy cấp thấp muốn lách chuỗi chỉ huy hoặc muốn tránh thất bại khi bị đối phương áp đảo bằng vũ khí thông thường. Các chỉ huy vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể vấp phải áp lực này do họ được bố trí ở chiến trường và phải lựa chọn sử dụng vũ khí chiến thuật nếu không muốn đánh mất số vũ khí đó.

Tác động từ phía Mỹ làm kích hoạt nguy cơ chiến tranh hạt nhân hủy diệt

Thời bình, Nga nỗ lực quản lý lực lượng hạt nhân của mình theo hướng giảm nhẹ nguy cơ sử dụng vô tình hoặc trái thẩm quyền. Tổng thống Nga nằm quyền sử dụng tập trung đối với vũ khí hạt nhân, và đầu đạn hạt nhân được giữ tách biệt với tên lửa đạn đạo để ngăn ngừa chỉ huy cấp thấp sở hữu vũ khí hạt nhân rồi tùy tiện sử dụng vũ khí đó.

Nếu một đối thủ của Nga như NATO tiếp cận lằn ranh đỏ và đe dọa an ninh quốc gia cùng sự tồn vong của chế độ chính trị tại nước Nga, có khả năng ông Putin sẽ cho phép chuyển giao đầu đạn hạt nhân sang những quân nhân vận hành vũ khí để tăng mức độ sẵn sàng chiến đấu nhằm răn đe NATO khỏi vượt lằn ranh đỏ của Nga. Và khi đặt các vũ khí hạt nhân chiến thuật đã được lắp rắp đầy đủ vào tay các lực lượng quân sự Nga thì điều đó ngay lập tức gia tăng khả năng vũ khí hạt nhân bị sử dụng một cách tình cơ hoặc ngoài thẩm quyền.

Chính quyền Tổng thống Biden mới đây công bố thông tin mật cho thấy Mỹ đang tích cực theo dõi mọi khía cạnh xung đột ở Ukraine. Nếu tình báo Mỹ phát hiện Nga đang đưa đầu đạn hạt nhân ra khỏi kho và tăng mức độ sẵn sàng chiến đấu, giới hoạch định chính sách của Mỹ sẽ buộc phải đưa ra các quyết định quân sự tiến gần đến bờ vực chiến tranh hạt nhân mà không cần biết liệu Nga chỉ đơn giản gia tăng mức độ sẵn sàng của kho vũ khí hay là đang thực sự chuẩn bị thực hiện đòn tấn công hạt nhân. Trong trường hợp đó, giới chức phương Tây có thể xem hoạt động huy động của Nga là nguyên nhân để họ thực hiện tấn công phủ đầu chống lại các vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga.

Nhưng khi ấy, dù NATO thực hiện tấn công trực tiếp hoặc truyền thông tin tình báo cho Ukraine để hậu thuẫn cho một cuộc tấn công, việc nhắm trực tiếp vào lực lượng hạt nhân của Nga như thế này sẽ rõ ràng vượt lằn ranh đỏ khuyến khích hai bên sử dụng vũ khí hạt nhân qua lại chống lại nhau – một thảm kịch hủy diệt mà các bên đều muốn tránh./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Quân đội Ukraine "được ăn cả, ngã về không" khi cố giành lại Kherson?
Quân đội Ukraine "được ăn cả, ngã về không" khi cố giành lại Kherson?

VOV.VN - Cuộc chiến giữa Nga và Ukraine có thể bước sang giai đoạn mới trong thời gian ngắn nữa, khi phía Ukraine đang dốc sức cho một cuộc phản công "được ăn cả, ngã về không" nhằm vào thành phố Kherson do Nga kiểm soát từ giai đoạn đầu cuộc chiến.

Quân đội Ukraine "được ăn cả, ngã về không" khi cố giành lại Kherson?

Quân đội Ukraine "được ăn cả, ngã về không" khi cố giành lại Kherson?

VOV.VN - Cuộc chiến giữa Nga và Ukraine có thể bước sang giai đoạn mới trong thời gian ngắn nữa, khi phía Ukraine đang dốc sức cho một cuộc phản công "được ăn cả, ngã về không" nhằm vào thành phố Kherson do Nga kiểm soát từ giai đoạn đầu cuộc chiến.

Kỷ nguyên tác chiến xe tăng sẽ kết thúc sau cuộc chiến Ukraine-Nga 2022?
Kỷ nguyên tác chiến xe tăng sẽ kết thúc sau cuộc chiến Ukraine-Nga 2022?

VOV.VN - Cuộc chiến tại Ukraine đã đặt ra câu hỏi về tác dụng của xe tăng trên chiến trường và khả năng sống sót của chúng trước các vũ khí chống tăng vác vai. 

Kỷ nguyên tác chiến xe tăng sẽ kết thúc sau cuộc chiến Ukraine-Nga 2022?

Kỷ nguyên tác chiến xe tăng sẽ kết thúc sau cuộc chiến Ukraine-Nga 2022?

VOV.VN - Cuộc chiến tại Ukraine đã đặt ra câu hỏi về tác dụng của xe tăng trên chiến trường và khả năng sống sót của chúng trước các vũ khí chống tăng vác vai. 

Nguy cơ cuộc chiến Ukraine đẩy Nhật, Hàn lựa chọn vũ khí hạt nhân
Nguy cơ cuộc chiến Ukraine đẩy Nhật, Hàn lựa chọn vũ khí hạt nhân

VOV.VN - Cuộc chiến Nga - Ukraine đã tạo rất nhiều vấn đề lớn về an ninh quốc tế. Trong các nước châu Á như Nhật Bản và Hàn Quốc đã xuất hiện nhiều tiếng nói đòi tự phát triển kho vũ khí hạt nhân riêng để đối phó với các thách thức mới.

Nguy cơ cuộc chiến Ukraine đẩy Nhật, Hàn lựa chọn vũ khí hạt nhân

Nguy cơ cuộc chiến Ukraine đẩy Nhật, Hàn lựa chọn vũ khí hạt nhân

VOV.VN - Cuộc chiến Nga - Ukraine đã tạo rất nhiều vấn đề lớn về an ninh quốc tế. Trong các nước châu Á như Nhật Bản và Hàn Quốc đã xuất hiện nhiều tiếng nói đòi tự phát triển kho vũ khí hạt nhân riêng để đối phó với các thách thức mới.

Nga có dùng vũ khí hạt nhân nếu Ukraine đánh vào Crimea?
Nga có dùng vũ khí hạt nhân nếu Ukraine đánh vào Crimea?

VOV.VN - Cuộc chiến Nga - Ukraine vẫn giằng co ở nhiều nơi, khi Nga càng cải tiến lối đánh thì phương Tây lại càng viện trợ vũ khí hiện đại cho Ukraine. Mới đây, Nga đã ám chỉ sẵn sàng dùng vũ khí hạt nhân chiến thuật nếu Crimea bị Ukraine tấn công.

Nga có dùng vũ khí hạt nhân nếu Ukraine đánh vào Crimea?

Nga có dùng vũ khí hạt nhân nếu Ukraine đánh vào Crimea?

VOV.VN - Cuộc chiến Nga - Ukraine vẫn giằng co ở nhiều nơi, khi Nga càng cải tiến lối đánh thì phương Tây lại càng viện trợ vũ khí hiện đại cho Ukraine. Mới đây, Nga đã ám chỉ sẵn sàng dùng vũ khí hạt nhân chiến thuật nếu Crimea bị Ukraine tấn công.

Lãnh đạo quốc phòng Ukraine muốn phương Tây mang vũ khí tới thử nghiệm
Lãnh đạo quốc phòng Ukraine muốn phương Tây mang vũ khí tới thử nghiệm

VOV.VN - Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine đã mời các nhà sản xuất vũ khí hãy đem thiết bị của mình tới chiến trường Ukraine để thử nghiệm trong cuộc đối đầu quân sự với Nga. Tuyên bố này có thể khiến chiến sự ở đây thêm khốc liệt và kéo dài.   

Lãnh đạo quốc phòng Ukraine muốn phương Tây mang vũ khí tới thử nghiệm

Lãnh đạo quốc phòng Ukraine muốn phương Tây mang vũ khí tới thử nghiệm

VOV.VN - Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine đã mời các nhà sản xuất vũ khí hãy đem thiết bị của mình tới chiến trường Ukraine để thử nghiệm trong cuộc đối đầu quân sự với Nga. Tuyên bố này có thể khiến chiến sự ở đây thêm khốc liệt và kéo dài.   

Lo ngại kho vũ khí hạt nhân của Nga, liệu Mỹ có răn đe được đối thủ?
Lo ngại kho vũ khí hạt nhân của Nga, liệu Mỹ có răn đe được đối thủ?

VOV.VN - Kho vũ khí hạt nhân của Nga vẫn mạnh hơn của Mỹ rất nhiều. Các hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược đã không làm suy giảm sức răn đe hạt nhân của Nga đối với Mỹ.

Lo ngại kho vũ khí hạt nhân của Nga, liệu Mỹ có răn đe được đối thủ?

Lo ngại kho vũ khí hạt nhân của Nga, liệu Mỹ có răn đe được đối thủ?

VOV.VN - Kho vũ khí hạt nhân của Nga vẫn mạnh hơn của Mỹ rất nhiều. Các hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược đã không làm suy giảm sức răn đe hạt nhân của Nga đối với Mỹ.

Châu Âu luôn thấp thỏm vì kho vũ khí hạt nhân của Nga
Châu Âu luôn thấp thỏm vì kho vũ khí hạt nhân của Nga

VOV.VN - Cuộc chiến Ukraine đã làm nổi rõ nguy cơ xung đột hạt nhân trên đất châu Âu, khiến lục địa này cảm thấy bất an hơn khi nào hết. Châu Âu cần những giải pháp căn cơ để xóa bỏ vũ khí hạt nhân không chỉ ở Nga mà trên toàn thế giới.

Châu Âu luôn thấp thỏm vì kho vũ khí hạt nhân của Nga

Châu Âu luôn thấp thỏm vì kho vũ khí hạt nhân của Nga

VOV.VN - Cuộc chiến Ukraine đã làm nổi rõ nguy cơ xung đột hạt nhân trên đất châu Âu, khiến lục địa này cảm thấy bất an hơn khi nào hết. Châu Âu cần những giải pháp căn cơ để xóa bỏ vũ khí hạt nhân không chỉ ở Nga mà trên toàn thế giới.

Đánh giá mức độ sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân của Nga tại Ukraine
Đánh giá mức độ sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân của Nga tại Ukraine

VOV.VN - Nga đã xác định khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine là gần bằng 0. Tuy nhiên, các động thái của NATO nhằm vào Nga có thể làm tăng nguy cơ chiến tranh hạt nhân ở châu Âu.

Đánh giá mức độ sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân của Nga tại Ukraine

Đánh giá mức độ sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân của Nga tại Ukraine

VOV.VN - Nga đã xác định khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine là gần bằng 0. Tuy nhiên, các động thái của NATO nhằm vào Nga có thể làm tăng nguy cơ chiến tranh hạt nhân ở châu Âu.