Triều Tiên tiến bộ vượt bậc về công nghệ tên lửa đạn đạo trong 2017

VOV.VN - Trong năm 2017, thế giới rúng động vì những bước tiến nhảy vọt trong năng lực tên lửa đạn đạo của Triều Tiên, với tầm bắn phủ rộng toàn cầu.

CHDCND Triều Tiên đã liên tiếp phóng thử tên lửa tên lửa đạn đạo trong năm 2017, bất chấp các nghị quyết của Liên Hợp Quốc và sự lên án gay gắt từ một số nước. Không những vậy, họ đã đạt được nhiều bước tiến đáng kể trong công nghệ tên lửa mà thế giới không thể xem thường. Những động thái phát triển tên lửa đạn đó đã làm quan ngại sâu sắc cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ và Trung Quốc.

Cận cảnh tên lửa Hwasong-15 của Triều Tiên rời bệ phóng. Ảnh do hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) công bố.

Tên lửa tầm trung mở màn

Hồi tháng 2, hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin, tên lửa đạn đạo tầm trung Pukguksong-2 đã được phóng thử vào ngày 12/2 dưới sự giám sát của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Đây là vụ thử tên lửa đầu tiên do Bình Nhưỡng tiến hành kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nhậm chức.

Hãng KCNA mô tả tên lửa này là một “hệ thống vũ khí chiến lược kiểu mới mang phong cách Triều Tiên”, và cho biết quả tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân và có thể “tránh tên lửa đánh chặn”.

Theo tin KCNA, nhà lãnh đạo Kim Jong-un “đã bày tỏ sự rất hài lòng về việc sở hữu một phương tiện tấn công hạt nhân mạnh mẽ nữa, góp phần củng cố thêm sức mạnh khổng lồ của quốc gia”.

Theo các nguồn tin, tên lửa Pukguksong-2 được phóng đi từ tỉnh Bắc Pyongan bằng một hệ thống phóng lạnh và đã bay được 500km trước khi rơi xuống Biển Nhật Bản. Tên lửa sử dụng một động cơ đẩy nhiên liệu rắn giúp việc phóng nhanh hơn và làm tăng tính cơ động của quá trình phóng.

Việc thử tên lửa này được cho là bước đệm cho việc phát triển công nghệ tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) của Triều Tiên.

Tên lửa liên lục địa đầu tiên của Triều Tiên

Đầu tháng 7, thế giới thực sự rúng động khi Triều Tiên lần đầu tiên phóng thử một tên lửa đạn đạo liên lục địa, được đặt tên là Hwasong-14. Theo truyền hình nhà nước Triều Tiên, tên lửa phóng vào ngày 4/7 và có khả năng vươn tới nhiều nơi trên thế giới. Đến cuối tháng đó (vào ngày 28/7), Triều Tiên phóng loại tên lửa này thêm một lần nữa. Hwasong-14 được xác định là có tầm bắn tới 6.700km.

Vị trí phóng (màu đỏ bên trái) của tên lửa Hwasong-15 và vị trí nó rơi (các vòng tròn bên phải). Tên lửa này bay khoảng 50 phút, đi xa được 950km và lên được độ cao chưa từng có là  4.475km. Đồ họa: Daily Mail.

Hai vụ thử này được xem là bằng chứng cho việc Triều Tiên đang tiến sát tới mục tiêu sở hữu một quả tên lửa có gắn đầu đạn hạt nhân có thể tấn công phần lục địa của nước Mỹ.

Táo bạo phóng 2 tên lửa qua lãnh thổ Nhật

Sau khi gây chấn động thế giới bằng 2 vụ phóng tên lửa liên lục địa, Triều Tiên lại bất ngờ phóng tên lửa đạn đạo bay qua lãnh thổ Nhật Bản tới 2 lần trong 2 tháng liên tiếp. Lần đầu tiên là vào sáng 29/8 và lần thứ hai vào ngày 15/9.

Trong vụ phóng ngày 29/8, tên lửa Triều Tiên đã bay xa khoảng 2.735km, qua đảo Hokkaido ở phía bắc Nhật Bản và rơi xuống biển. Vụ việc đã khiến chính quyền Nhật Bản phải cảnh báo khẩn cấp cho công dân của mình về đường bay của tên lửa và biện pháp phòng ngừa.

Vụ phóng ngày 29/8 này thực sự là một động thái táo bạo. Từ năm 2011, khi ông Kim Jong-un lên nằm quyền ở Triều Tiên, đất nước này đã tiến hành hơn 80 vụ thử tên lửa nhưng không có quả tên lửa nào trong số đó lao qua bầu trời Nhật Bản.

Vụ thử tên lửa ngày 29/8 là lần thứ 3 Triều Tiên phóng tên lửa bay qua lãnh thổ Nhật Bản (tính từ trước tới nay) và lần đầu tiên Triều Tiên làm vậy sau vụ phóng vào năm 2009. Hơn nữa, vụ này có điểm khác biệt lớn so với 2 vụ phóng trước đó: Trong 2 lần trước, Triều Tiên tuyên bố rằng đó chỉ là rocket đưa vệ tinh vào quỹ đạo, còn lần này, Triều Tiên khẳng định luôn đây là tên lửa đạn đạo.

Ngay cả khi Triều Tiên phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa vào ngày 28/7, họ cũng chỉ bắn tên lửa ở góc cao để tên lửa vọt lên độ cao 3.701km – điều này là để tên lửa sau đó rơi xuống vùng biển giữa Triều Tiên và Nhật Bản chứ không bay qua vùng không gian phía trên Nhật Bản. Vụ phóng vào ngày 29/8 và 15/9 vì thế có thể mang tính nắn gân cao đối với các đối thủ của Triều Tiên, nhất là Mỹ và Nhật Bản. Với 2 vụ phóng tên lửa đạn đạo bay qua đầu Nhật Bản, Triều Tiên có thể muốn gửi đi thông điệp rằng đảo Guam của Mỹ và lãnh thổ của Nhật Bản hoàn toàn nằm trong tầm khống chế của tên lửa Triều Tiên.

Thử thành công tên lửa đáng sợ Hwasong-15

Khu vực Đông Bắc Á đã căng thẳng sẵn sau khi Triều Tiên thực hiện vụ thử hạt nhân lần thứ 6 của mình (vào ngày 3/9) và hàng loạt vụ phóng tên lửa hạt nhân.

Trong bối cảnh đó, vào cuối tháng 11, Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-15 – tên lửa đạn đạo mạnh nhất, đáng sợ nhất của Triều Tiên cho tới nay.

Tên lửa Hwasong-15 được phóng vào ngày 29/11 từ một địa điểm nằm về phía bắc thủ đô Bình Nhưỡng, đi xa 950km và lên tới độ cao 4.475km trước khi rơi xuống biển. Nếu được phóng ở góc thông thường, nó có khả năng bay xa hơn 13.000km, tức là có thể tới thủ đô Washington của Mỹ.

Hwasong-15 là một ICBM mới với dáng vẻ và các đặc điểm khác hẳn với phiên bản tên lửa đạn đạo liên lục địa trước đó – Hwasong-14. Quả tên lửa mới dài hơn tên lửa cũ 2m, đường kính rộng hơn tên lửa cũ 0,4-0,8m. Ngoài ra hệ thống xe chở-dựng-phóng (TEL) của Hwasong-15 có 9 bánh xe mỗi bên, trong khi xe của tên lửa Hwasong-14 có 8 bánh mỗi bên.

Giới chuyên gia đánh giá: Hwasong-15 đủ lớn và mạnh để mang theo các mồi nhử đơn giản và các biện pháp phòng tránh khác nhằm vô hiệu hóa hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia (NMD) hiện nay của Mỹ. Tên lửa mới có cơ chế lái hiệu quả và đơn giản hơn, và có thể mang một đầu đạn 1 tấn tới bất cứ điểm nào trên lãnh thổ Mỹ.

Mặc dù vậy, giới phân tích nhận định vẫn cần kiểm chứng thêm về giai đoạn hồi quyển, công nghệ dẫn đường chính xác giai đoạn cuối và điều kiện đầu đạn trước khi kết luận liệu quả tên lửa tầm xa này có đáng tin cậy hay không.

Ngoài ra, Triều Tiên vẫn sẽ cần thử thêm tên lửa Hwasong-15 về đường bay tiêu chuẩn, chứ không phải là bay theo phương gần thẳng đứng, ít nhất một hoặc hai lần để kiểm chứng khả năng thực của tên lửa mới, và thêm vài lần để bảo đảm mức độ tin cậy và chính xác của tên lửa.

Giới chuyên gia dự đoán, Triều Tiên có thể chỉ cần thử tên lửa thêm 2-3 lần nữa trong 5 tháng tới, trước khi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tuyên bố tên lửa Hwasong-15 đã sẵn sàng cho tác chiến./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hình ảnh Triều Tiên phóng tên lửa liên lục địa Hwasong-15
Hình ảnh Triều Tiên phóng tên lửa liên lục địa Hwasong-15

VOV.VN - KCNA đã công bố hình ảnh tên lửa liên lục địa Hwasong-15 phóng lên không trung và nhà lãnh đạo Kim Jong-un theo dõi, ăn mừng sự kiện này.

Hình ảnh Triều Tiên phóng tên lửa liên lục địa Hwasong-15

Hình ảnh Triều Tiên phóng tên lửa liên lục địa Hwasong-15

VOV.VN - KCNA đã công bố hình ảnh tên lửa liên lục địa Hwasong-15 phóng lên không trung và nhà lãnh đạo Kim Jong-un theo dõi, ăn mừng sự kiện này.

Sự bất thường trong vụ Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo sáng 29/8
Sự bất thường trong vụ Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo sáng 29/8

VOV.VN - Triều Tiên bất ngờ phóng tên lửa đạn đạo bay qua lãnh thổ Nhật Bản vào sáng 29/8/2017. Đây là một động thái khá bất thường và táo bạo.

Sự bất thường trong vụ Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo sáng 29/8

Sự bất thường trong vụ Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo sáng 29/8

VOV.VN - Triều Tiên bất ngờ phóng tên lửa đạn đạo bay qua lãnh thổ Nhật Bản vào sáng 29/8/2017. Đây là một động thái khá bất thường và táo bạo.

Độ nguy hiểm của tên lửa Hwasong-15 và cách đối phó của Hàn Quốc
Độ nguy hiểm của tên lửa Hwasong-15 và cách đối phó của Hàn Quốc

VOV.VN - Quân đội Hàn Quốc đã khẩn trương đánh giá tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-15 mới của Triều Tiên và vạch ra một số phương án đối phó.

Độ nguy hiểm của tên lửa Hwasong-15 và cách đối phó của Hàn Quốc

Độ nguy hiểm của tên lửa Hwasong-15 và cách đối phó của Hàn Quốc

VOV.VN - Quân đội Hàn Quốc đã khẩn trương đánh giá tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-15 mới của Triều Tiên và vạch ra một số phương án đối phó.

CNC - Bí quyết giúp Triều Tiên chế tạo tên lửa và vũ khí hạt nhân
CNC - Bí quyết giúp Triều Tiên chế tạo tên lửa và vũ khí hạt nhân

VOV.VN - Thiết bị CNC (máy điều khiển tự động) được cho là tạo nền tảng cho sự thành công của chương trình tên lửa và vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.

CNC - Bí quyết giúp Triều Tiên chế tạo tên lửa và vũ khí hạt nhân

CNC - Bí quyết giúp Triều Tiên chế tạo tên lửa và vũ khí hạt nhân

VOV.VN - Thiết bị CNC (máy điều khiển tự động) được cho là tạo nền tảng cho sự thành công của chương trình tên lửa và vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.

Chiến tranh Mỹ - Triều Tiên có thể tránh được bằng cách nào?
Chiến tranh Mỹ - Triều Tiên có thể tránh được bằng cách nào?

VOV.VN - Trong lúc căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên gia tăng với nguy cơ chiến tranh hạt nhân, Mỹ vẫn có thể tháo ngòi nổ bằng chính sách hợp lý.

Chiến tranh Mỹ - Triều Tiên có thể tránh được bằng cách nào?

Chiến tranh Mỹ - Triều Tiên có thể tránh được bằng cách nào?

VOV.VN - Trong lúc căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên gia tăng với nguy cơ chiến tranh hạt nhân, Mỹ vẫn có thể tháo ngòi nổ bằng chính sách hợp lý.