Vì sao năm nào Nga cũng duyệt binh mừng chiến thắng Phát xít?

VOV.VN - Thời Liên Xô, duyệt binh mừng Chiến thắng Phát xít chỉ diễn ra vài lần. Nhưng ở nước Nga hậu Xô viết, việc này diễn ra gần như mọi năm. Vì sao lại thế?

Năm nay (2020) do đại dịch Covid-19, Nga đành tạm hoãn việc tổ chức duyệt binh trên Quảng trường Đỏ để kỷ niệm 75 năm chiến thắng của Hồng quân Liên Xô trước phát xít Đức, theo kế hoạch ban đầu là diễn ra vào ngày 9/5 vừa qua.

duyet_binh_nga_ft_jyoh.jpg

Một cuộc duyệt binh kỷ niệm Ngày Chiến thắng phát xít, trên Quảng trường Đỏ (Moscow, Nga). Ảnh: Financial Times.

Thời nay, lễ duyệt binh 9/5 vẫn là sự kiện thường niên lớn nhất ở Nga.

Nga đầu tư lớn cho lễ duyệt binh

Khi các nhà xã hội học hỏi người Nga là họ tự hào nhất về điều gì trong lịch sử nước họ, thì câu trả lời phổ biến nhất trong 20 năm qua vẫn là Chiến thắng trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại (1941-1945). Do đó không có gì ngạc nhiên là Ngày Chiến thắng (kỷ niệm việc đánh bại nước Đức Quốc xã) vào ngày 9/5 là một trong những lễ kỷ niệm lớn thu hút sự quan tâm của nhiều người Nga nhất. Ngày lễ này đoàn kết người dân Nga thuộc mọi giai tầng. Riêng năm 2016, có tới khoảng 24 triệu dân Nga (chiếm 1/6 tổng dân số Nga) tham gia các hoạt động kỷ niệm này.

Bên cạnh màn pháo hoa vào buổi tối và việc tặng hoa cho các cựu chiến binh, hình ảnh ấn tượng về buổi lễ kỷ niệm này là các binh sĩ rầm rập diễu qua Quảng trường Đỏ của thủ đô Moscow.

Hàng năm hàng ngàn quân nhân bước đều qua Hồng trường. Sự kiện năm 2015 còn phô diễn các vũ khí “nóng” như siêu xe tăng Armata.

Dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng, Nga đã chi tới 810 triệu ruble (tương đương 14,2 triệu USD) cho hoạt động này. Năm sau số tiền chi ra giảm về mức “khiêm tốn” (nhưng vẫn khá lớn) là 5,1 triệu USD.

Quy mô sự kiện diễu binh này bao giờ cũng hoành tráng. Trong khi đó Tây Âu và Mỹ không tổ chức kỷ niệm kết thúc Thế chiến thứ 2 bằng hình thức duyệt binh quy mô lớn. Trung Quốc thì có tổ chức một cuộc đại diễu binh vào tháng 9/2015 để kỷ niệm 70 năm kết thúc Thế chiến 2 nhưng sự kiện này chỉ diễn ra một lần. Vậy tại sao Nga lại tổ chức kỷ niệm sự kiện 9/5 một cách đều đặn hàng năm?

Thời Liên Xô thực ra là khác

Nghe có vẻ hơi lạ, nhưng chính Liên Xô – bên chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, lại tổ chức duyệt binh với quy mô khiêm tốn hơn so với nước Nga thời nay và tần suất tổ chức cũng hiếm hơn nhiều. Sau lễ kỷ niệm Chiến thắng lần đầu tiên vào tháng 6/1945 trên Quảng trường Đỏ (khi ấy chiến sĩ Hồng quân đã vứt hàng loạt cờ Đức Quốc xã xuống chân Lăng Lenin), Liên Xô đã không tổ chức thêm một cuộc duyệt binh nào nữa trong 20 năm tiếp theo.

Sử gia Denis Babichenko giải thích về điều này như sau: Cả lãnh tụ Joseph Stalin và người kế nhiệm Nikita Khrushchev do e ngại các chỉ huy có công trạng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại sẽ củng cố vị thế của mình nên họ tìm cách tránh hướng sự chú ý của công chúng vào họ. Mãi đến năm 1965, Ngày Chiến thắng mới trở thành ngày lễ ở Liên Xô.

Lãnh đạo Xô viết đầu tiên quyết định Ngày Chiến thắng trở thành ngày lễ quốc gia là ông Leonid Brezhnev, người giữ cương vị Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô từ năm 1966 đến 1982.

Nhưng dưới thời Brezhnev, việc duyệt binh chỉ diễn ra vào các năm chẵn mà thôi.

Cuộc duyệt binh hoành tráng cuối cùng của Liên Xô là vào năm 1990. Không có cuộc duyệt binh tương tự nào vào các năm đầu tiên của nước Nga mới hậu Xô viết. Việc duyệt binh chỉ được khôi phục lại với cấp độ như hiện nay từ thập niên 2000.

Ý nghĩa của lễ duyệt binh 9/5 thời nay

Sử gia Dmitri Andreev nhận xét rằng đối với nước Nga ngày nay, Ngày Chiến thắng giúp dân tộc Nga xích lại gần nhau.

Andreev giải thích: “Ngày Chiến thắng và các ký ức gắn với nó thúc đẩy tinh thần đoàn kết và hòa hợp”.

Cuộc duyệt binh, màn bắn pháo hoa, và cuộc diễu hành của Trung đoàn Bất tử - tất cả các nghi lễ này là hiện thân cho sự đoàn kết. Chính phủ Nga nhấn mạnh đến các hoạt động đó nhằm gìn giữ bản sắc Nga.

Trong nội bộ dân Nga cũng có nhiều ý kiến về cuộc duyệt binh nhưng đại bộ phận (khoảng 96% theo một khảo sát của Trung tâm Levada) ủng hộ tổ chức duyệt binh.

Cô Yulia Kovaleva, 24 tuổi, người Moscow, nhớ lại: “Thời ấu thơ, cha mẹ tôi và tôi năm nào cũng xem duyệt binh... Cảm giác thật tuyệt vời – những người lính bước đều, những vũ khí công nghệ mạnh, và tiếng hu-ra. Bạn cảm thấy tự hào và được chở che. Đây là truyền thống tốt cần được duy trì”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chân dung Chủ tịch KGB duy nhất trở thành lãnh đạo tối cao của Liên Xô
Chân dung Chủ tịch KGB duy nhất trở thành lãnh đạo tối cao của Liên Xô

VOV.VN - Chủ tịch KGB Andropov là một chính trị gia gắn với việc trấn áp bạo loạn ở Hungary, chống tham nhũng và nỗ lực cứu nền kinh tế Liên Xô khỏi sụp đổ.

Chân dung Chủ tịch KGB duy nhất trở thành lãnh đạo tối cao của Liên Xô

Chân dung Chủ tịch KGB duy nhất trở thành lãnh đạo tối cao của Liên Xô

VOV.VN - Chủ tịch KGB Andropov là một chính trị gia gắn với việc trấn áp bạo loạn ở Hungary, chống tham nhũng và nỗ lực cứu nền kinh tế Liên Xô khỏi sụp đổ.

Liên Xô duyệt binh trên Quảng trường Đỏ giữa lúc Moscow bị Đức bao vây
Liên Xô duyệt binh trên Quảng trường Đỏ giữa lúc Moscow bị Đức bao vây

VOV.VN - Cuộc duyệt binh hào hùng trên Quảng trường Đỏ ở Moscow tháng 11/1941 diễn ra trong bối cảnh đặc biệt và truyền cảm hứng mạnh cho quân dân Liên Xô.

Liên Xô duyệt binh trên Quảng trường Đỏ giữa lúc Moscow bị Đức bao vây

Liên Xô duyệt binh trên Quảng trường Đỏ giữa lúc Moscow bị Đức bao vây

VOV.VN - Cuộc duyệt binh hào hùng trên Quảng trường Đỏ ở Moscow tháng 11/1941 diễn ra trong bối cảnh đặc biệt và truyền cảm hứng mạnh cho quân dân Liên Xô.

Bí mật học viên quân sự cả gan hành hung lãnh tụ Liên Xô Stalin
Bí mật học viên quân sự cả gan hành hung lãnh tụ Liên Xô Stalin

VOV.VN - Học viên quân sự này ủng hộ tư tưởng đối lập và đã lợi dụng vị thế người bảo vệ để hành hung lãnh tụ Stalin ngay trên Quảng trường Đỏ.

Bí mật học viên quân sự cả gan hành hung lãnh tụ Liên Xô Stalin

Bí mật học viên quân sự cả gan hành hung lãnh tụ Liên Xô Stalin

VOV.VN - Học viên quân sự này ủng hộ tư tưởng đối lập và đã lợi dụng vị thế người bảo vệ để hành hung lãnh tụ Stalin ngay trên Quảng trường Đỏ.

10 điều ít biết về trận chiến Berlin giữa Hồng quân và phát xít Đức
10 điều ít biết về trận chiến Berlin giữa Hồng quân và phát xít Đức

VOV.VN - Hải quân Liên Xô đã được huy động vào cả trận chiến đánh chiếm thủ đô Berlin (Đức) hoàn toàn ở trên cạn, không giáp biển.

10 điều ít biết về trận chiến Berlin giữa Hồng quân và phát xít Đức

10 điều ít biết về trận chiến Berlin giữa Hồng quân và phát xít Đức

VOV.VN - Hải quân Liên Xô đã được huy động vào cả trận chiến đánh chiếm thủ đô Berlin (Đức) hoàn toàn ở trên cạn, không giáp biển.

Quân Pháp đã ủng hộ và chống phá Liên Xô trong Thế chiến 2 ra sao?
Quân Pháp đã ủng hộ và chống phá Liên Xô trong Thế chiến 2 ra sao?

VOV.VN - Nước Pháp bị chia rẽ nặng nề trong Thế chiến 2, sau khi bị phát xít Đức xâm chiếm. Kết quả, có cả đội quân Pháp chống phá và đội quân bảo vệ Liên Xô.

Quân Pháp đã ủng hộ và chống phá Liên Xô trong Thế chiến 2 ra sao?

Quân Pháp đã ủng hộ và chống phá Liên Xô trong Thế chiến 2 ra sao?

VOV.VN - Nước Pháp bị chia rẽ nặng nề trong Thế chiến 2, sau khi bị phát xít Đức xâm chiếm. Kết quả, có cả đội quân Pháp chống phá và đội quân bảo vệ Liên Xô.

Quân Thụy Điển giúp Đức đánh Liên Xô trong Thế chiến 2 như thế nào?
Quân Thụy Điển giúp Đức đánh Liên Xô trong Thế chiến 2 như thế nào?

​​​​​​​VOV.VN - Liên Xô chưa bao giờ đe dọa nước Thụy Điển trung lập nhưng lại có hàng ngàn người Thụy Điển tiến về phía đông để đánh Hồng quân trong Thế chiến 2.

Quân Thụy Điển giúp Đức đánh Liên Xô trong Thế chiến 2 như thế nào?

Quân Thụy Điển giúp Đức đánh Liên Xô trong Thế chiến 2 như thế nào?

​​​​​​​VOV.VN - Liên Xô chưa bao giờ đe dọa nước Thụy Điển trung lập nhưng lại có hàng ngàn người Thụy Điển tiến về phía đông để đánh Hồng quân trong Thế chiến 2.