Hội nghị thượng đỉnh Bộ Tứ kim cương khai mạc tại Mỹ

VOV.VN - Hội nghị thượng đỉnh trực tiếp lần thứ tư của các nhà lãnh đạo nhóm “Bộ Tứ kim cương” gồm Mỹ, Australia, Ấn Độ và Nhật Bản sẽ diễn ra hôm nay (21/9) tại thành phố Wilmington, bang Delaware, Mỹ - quê hương của Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Việc Tổng thống Mỹ Biden lần đầu tiên đón tiếp các nhà lãnh đạo Bộ Tứ (Quad) tại quê nhà được nhìn nhận là cách tiếp cận ngoại giao cũng như việc thể hiện mối quan hệ cá nhân sâu sắc của đương kim tổng thống Mỹ với từng nhà lãnh đạo, qua đó nhấn mạnh cam kết vững chắc trong việc duy trì và củng cố các liên minh của Mỹ trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương cũng như tầm quan trọng của nhóm đối với 4 nước thành viên.

Hội nghị thượng đỉnh Bộ tứ lần này diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp. Trên thế giới, cuộc xung đột Nga - Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt, tình hình dải Gada biến động phức tạp, trong khi lực lượng Houthi tại Yemen tiếp tục thực hiện các đợt tấn công tàu thuyền trên Biển Đỏ.

Trong khi đó, ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, quan hệ Mỹ-Trung vẫn căng thẳng, Triều Tiên tiếp tục thử tên lửa với tần suất dày. Thực trạng này đòi hỏi cả bốn quốc gia phải liên tục điều chỉnh xây dựng và triển khai chính sách. Trong bối cảnh đó, việc khẳng định quan hệ hợp tác giữa nhóm Bố tứ càng có ý nghĩa quan trọng.

Hội nghị thượng đỉnh nhóm bộ tứ lần này cũng là hội nghị cuối cùng của Tổng thống Mỹ Biden với nhóm bộ tứ trước khi rời nhiệm sở và việc chọn quê hương của ông làm địa điểm tổ chức hội nghị, phản ánh vai trò hạt nhân của Mỹ trong Bộ tứ.

Điều này đã được khẳng định trong tuyên bố của Nhà Trắng trước thềm hội nghị, đó là Hội nghị thượng đỉnh Bộ Tứ năm 2024 sẽ tập trung vào việc củng cố quan hệ, tăng cường hội tụ chiến lược giữa các nước thành viên, thúc đẩy tầm nhìn chung về một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở, cũng như mang lại lợi ích cụ thể cho các đối tác ở khu vực trong các lĩnh vực an ninh y tế, ứng phó thiên tai, an ninh hàng hải, cơ sở hạ tầng chất lượng cao, công nghệ quan trọng và mới nổi, khí hậu và năng lượng sạch, an ninh mạng.

Trong một tuyên bố tại họp báo, Thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jean Piere nêu rõ: “Tổng thống Biden sẽ tổ chức Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo Quad trực tiếp lần thứ tư tại Wilmington, Delaware. Tổng thống mong muốn được chào đón Thủ tướng Australia, Thủ tướng Ấn Độ và Thủ tướng Nhật Bản. Đây sẽ là lần đầu tiên Tổng thống Biden tiếp đón các nhà lãnh đạo nước ngoài tại Wilmington với tư cách là tổng thống, phản ánh mối quan hệ cá nhân sâu sắc của ông với từng nhà lãnh đạo Nhóm bộ tứ và tầm quan trọng của nhóm đối với tất cả các quốc gia của chúng ta."

Bộ Tứ kim cương ra đời từ ý tưởng của cố Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo về việc xây dựng “viên kim cương an ninh dân chủ” bao gồm Mỹ, Australia, Nhật Bản và Ấn Độ ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Quyết định tổ chức hội nghị thượng đỉnh tại Mỹ cũng cho thấy quyết tâm của các nhà lãnh đạo Bộ Tứ thúc đẩy cơ chế hợp tác này, đồng thời cũng để xoa dịu những người còn hoài nghi cho rằng mỗi thành viên đang theo đuổi lợi ích riêng thay vì thúc đẩy cơ chế chung.

Dự kiến, tại hội nghị lần này, các bên sẽ nỗ lực đạt thỏa thuận triển khai sáng kiến tuần tra hàng hải chung. Nếu được ký kết, sứ mệnh đầu tiên về tuần tra hàng hải chung giữa nhóm bộ tứ sẽ được bắt đầu vào năm tới, với sự tham gia của lực lượng tuần duyên các nước Nhật Bản, Australia, Ấn Độ với tàu của lực lượng tuần duyên Mỹ. Các cuộc tuần tra sẽ diễn ra liên tục theo cơ chế luân phiên.

Bên cạnh hợp tác hàng hải, hội nghị thượng đỉnh Bộ Tứ 2024 cũng được kỳ vọng sẽ giải quyết các lĩnh vực hợp tác quan trọng về cơ sở hạ tầng truyền thông mới ở Thái Bình Dương, được gọi là Mạng truy cập vô tuyến mở (Open RAN). Công nghệ này được thiết kế để giảm sự phụ thuộc vào các công ty cụ thể và giảm thiểu rủi ro trong chuỗi cung ứng.

Mỹ, Australia thúc đẩy tầm nhìn Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do, rộng mở

Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 20/9 đã có cuộc gặp với Thủ tướng Australia Anthony Albanese tại bang quê nhà Delaware.

Hai bên nhấn mạnh liên minh Mỹ-Australia là cốt lõi của quan hệ song phương đồng thời hoan nghênh hợp tác sâu rộng trong ba trụ cột là quốc phòng và an ninh, kinh tế, và khí hậu và năng lương sạch. Hai bên cũng cho biết tuyên bố chung vừa qua của nhóm AUKUS bao gồm Australia, Anh và Mỹ tái khẳng định cam kết chung thúc đẩy đối tác ba bên và một Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do, rộng mở, an toàn và ổn định.  

Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Australia thảo luận tiến triển đạt được trong hai năm qua nhằm hiện đại hóa liên minh trước các thách thức mới bao gồm ứng phó với biến đổi khí hậu và chuyển đổi năng lượng sạch.

Hai bên cũng tái cam kết mở rộng hợp tác nhằm xây dựng các chuỗi cung ứng khoáng sản quan trọng đa dạng và bền vững hơn đồng thời đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng sạch. Hai bên cũng thảo luận ủng hộ việc duy trì hòa bình và ổn định ở Eo biển Đài Loan, tiếp tục viện trợ cho Ukraine, ủng hộ ngừng bắn bền vững và gia tăng viện trợ nhân đạo cho người dân ở Gaza.

Hai bên cũng thảo luận chính sách ngoại giao của mỗi nước đối với Trung Quốc và chia sẻ quan ngại về cái mà họ gọi là các hoạt động cưỡng ép và gây bất ổn của Trung Quốc bao gồm ở Biển Đông.  

Tổng thống Mỹ Biden hoan nghênh các đóng góp của Australia cho nhóm Bộ Tứ, quan hệ đối tác giữa Australia và Nhật Bản, và sự can dự tích cực của Australia ở khu vực Thái Bình Dương nơi Mỹ dự định cung cấp 1,5 triệu USD nhằm giúp các nỗ lực của Ngân hàng Thế giới tăng cường quan hệ ngân hàng ở các quốc đảo Thái Bình Dương. Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Australia cam kết tiếp tục củng cố đối tác song phương nhằm thúc đẩy tầm nhìn chung về một Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ấn Độ đối mặt với nhiều mối đe dọa khủng bố từ IS và Al-Qaeda
Ấn Độ đối mặt với nhiều mối đe dọa khủng bố từ IS và Al-Qaeda

VOV.VN - Một báo cáo vừa công bố của Nhóm Đặc trách về Hành động Tài chính (FATF) nhấn mạnh các mối đe dọa khủng bố tại Ấn Độ đang gia tăng, tập trung vào sự xuất hiện của Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và các nhóm có liên hệ với Al-Qaeda tại khu vực Jammu và Kashmir.

Ấn Độ đối mặt với nhiều mối đe dọa khủng bố từ IS và Al-Qaeda

Ấn Độ đối mặt với nhiều mối đe dọa khủng bố từ IS và Al-Qaeda

VOV.VN - Một báo cáo vừa công bố của Nhóm Đặc trách về Hành động Tài chính (FATF) nhấn mạnh các mối đe dọa khủng bố tại Ấn Độ đang gia tăng, tập trung vào sự xuất hiện của Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và các nhóm có liên hệ với Al-Qaeda tại khu vực Jammu và Kashmir.

Thủ tướng Australia hé lộ nội dung của Hội nghị Thượng đỉnh Bộ Tứ
Thủ tướng Australia hé lộ nội dung của Hội nghị Thượng đỉnh Bộ Tứ

VOV.VN - Hôm nay (20/9), Thủ tướng Australia Anthony Albanese đã đến Mỹ để chuẩn bị tham dự Hội nghị thượng đỉnh Bộ Tứ với các nhà lãnh đạo Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản. Tại đây, Thủ tướng Australia đã hé lộ nội dung sẽ thảo luận tại cuộc họp này.

Thủ tướng Australia hé lộ nội dung của Hội nghị Thượng đỉnh Bộ Tứ

Thủ tướng Australia hé lộ nội dung của Hội nghị Thượng đỉnh Bộ Tứ

VOV.VN - Hôm nay (20/9), Thủ tướng Australia Anthony Albanese đã đến Mỹ để chuẩn bị tham dự Hội nghị thượng đỉnh Bộ Tứ với các nhà lãnh đạo Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản. Tại đây, Thủ tướng Australia đã hé lộ nội dung sẽ thảo luận tại cuộc họp này.

Khối quân sự AUKUS (Mỹ-Anh-Australia) tác động mạnh vào an ninh châu Âu
Khối quân sự AUKUS (Mỹ-Anh-Australia) tác động mạnh vào an ninh châu Âu

VOV.VN - Hiệp ước quân sự AUKUS (gồm 3 nước Australia-Anh-Mỹ) là một vấn đề an ninh của cả châu Âu chứ không riêng gì nước Pháp.

Khối quân sự AUKUS (Mỹ-Anh-Australia) tác động mạnh vào an ninh châu Âu

Khối quân sự AUKUS (Mỹ-Anh-Australia) tác động mạnh vào an ninh châu Âu

VOV.VN - Hiệp ước quân sự AUKUS (gồm 3 nước Australia-Anh-Mỹ) là một vấn đề an ninh của cả châu Âu chứ không riêng gì nước Pháp.

Hai gọng kìm Quad và AUKUS có thực sự lợi hại trong kiềm chế Trung Quốc trên biển?
Hai gọng kìm Quad và AUKUS có thực sự lợi hại trong kiềm chế Trung Quốc trên biển?

VOV.VN - Dù không chính thức công khai mục tiêu chính, cả AUKUS và Quad đều liên hệ gắn bó với nhau và cùng nhắm tới kiềm chế sự trỗi dậy và các tham vọng của Trung Quốc trên biển. Hai khối này như 2 gọng kìm kết hợp sức mạnh quân sự và sức mạnh kinh tế ở khu vực Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương.

Hai gọng kìm Quad và AUKUS có thực sự lợi hại trong kiềm chế Trung Quốc trên biển?

Hai gọng kìm Quad và AUKUS có thực sự lợi hại trong kiềm chế Trung Quốc trên biển?

VOV.VN - Dù không chính thức công khai mục tiêu chính, cả AUKUS và Quad đều liên hệ gắn bó với nhau và cùng nhắm tới kiềm chế sự trỗi dậy và các tham vọng của Trung Quốc trên biển. Hai khối này như 2 gọng kìm kết hợp sức mạnh quân sự và sức mạnh kinh tế ở khu vực Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương.