Hungary đề xuất giải pháp cho cuộc khủng hoảng di cư trên toàn thế giới

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Thương mại Hungary Peter Szijjarto mới đây cho rằng, cộng đồng quốc tế nên phân biệt rõ ràng giữa người tị nạn và người di cư bởi điều này sẽ giúp giải quyết cuộc khủng hoảng di cư trên toàn thế giới.

Phát biểu tại cuộc họp Ủy ban Điều hành Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn (UNHCR) ở Geneva, Bộ trưởng Szijjarto nhấn mạnh rằng, Hungary đang phải đối mặt với thách thức an ninh kép từ 2 phía: Ở phía Đông là tất cả những hậu quả nghiêm trọng từ cuộc xung đột ở nước láng giềng Ukraine bao gồm một làn sóng người tị nạn và ở phía Nam là áp lực ngày càng tăng của tình trạng di cư bất hợp pháp. Theo ông Szijjarto, trường hợp của Hungary là một ví dụ điển hình về tầm quan trọng của việc cần phân biệt giữa người tị nạn và người di cư.

Bộ trưởng Szijjarto cho biết, sự phân biệt này dựa trên luật pháp quốc tế quy định rằng, nếu ai đó buộc phải chạy trốn, họ có quyền ở tạm thời ở quốc gia an toàn đầu tiên, nhưng không có quyền đi qua hàng chục quốc gia an toàn cho đến khi đến nơi họ chọn. Hungary là một ví dụ hoàn hảo về mặt này, nơi hơn một triệu người đã đến từ Ukraine kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột và tất cả những người tị nạn đều được tiếp cận bình đẳng với dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục và giúp tìm việc làm.

Ngược lại, ông Szijjarto nhấn mạnh rằng, những gì đang diễn ra ở biên giới phía Nam là quá đáng, vì những người đến đó đã đi qua một số quốc gia an toàn, nên họ không thể được coi là người tị nạn. Hơn nữa, họ đang cố gắng vượt biên giới Hungary một cách bất hợp pháp và đó là một tội ác. Ông Szijjarto cho biết, khoảng 275.000 lượt vượt biên bất hợp pháp đã được đăng ký năm ngoái và trong 9 tháng đầu năm nay là 150.000 lượt. Những dòng người di cư này chủ yếu được thúc đẩy bởi các biện pháp khuyến khích người dân rời đi, thúc đẩy mô hình kinh doanh của những kẻ buôn người và buộc các quốc gia có chủ quyền từ bỏ quyền tự quyết định ai có thể và không thể vào lãnh thổ của họ.

Cuối cùng, ông Szijjarto cảnh báo rằng những người ủng hộ hạn ngạch phân phối bắt buộc sẽ biến EU thành thỏi nam châm thu hút người di cư. Kết quả là, các xã hội song song đang được tạo ra, mối đe dọa khủng bố ngày càng gia tăng và chủ nghĩa bài Do Thái thời hiện đại đang gia tăng ở Tây Âu.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hungary phản đối lệnh trừng phạt của EU đối với Serbia
Hungary phản đối lệnh trừng phạt của EU đối với Serbia

VOV.VN - Thủ tướng Hungary Viktor Orban ngày 6/10 bác bỏ khả năng áp đặt các biện pháp trừng phạt của EU đối với Serbia sau các cuộc đụng độ gần đây giữa người sắc tộc Serb và cảnh sát ở miền Bắc Kosovo.

Hungary phản đối lệnh trừng phạt của EU đối với Serbia

Hungary phản đối lệnh trừng phạt của EU đối với Serbia

VOV.VN - Thủ tướng Hungary Viktor Orban ngày 6/10 bác bỏ khả năng áp đặt các biện pháp trừng phạt của EU đối với Serbia sau các cuộc đụng độ gần đây giữa người sắc tộc Serb và cảnh sát ở miền Bắc Kosovo.

Ba Lan và Hungary phản đối hiệp ước di cư
Ba Lan và Hungary phản đối hiệp ước di cư

VOV.VN - Ba Lan và Hungary đã bỏ phiếu chống lại phần cuối cùng của hiệp ước tái định cư người di cư của EU trong cuộc họp của các đại sứ các nước EU tại Bỉ.

Ba Lan và Hungary phản đối hiệp ước di cư

Ba Lan và Hungary phản đối hiệp ước di cư

VOV.VN - Ba Lan và Hungary đã bỏ phiếu chống lại phần cuối cùng của hiệp ước tái định cư người di cư của EU trong cuộc họp của các đại sứ các nước EU tại Bỉ.

Ukraine ra điều kiện rút đơn khiếu nại Ba Lan, Slovakia và Hungary
Ukraine ra điều kiện rút đơn khiếu nại Ba Lan, Slovakia và Hungary

VOV.VN - Cơ quan Thông tin Độc lập Ukraine (UIIA) ngày 27/9 đưa tin, Ukraine đã đồng ý rút đơn khiếu nại Ba Lan, Slovakia và Hungary mà nước này đệ trình lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) với một số điều kiện cụ thể.

Ukraine ra điều kiện rút đơn khiếu nại Ba Lan, Slovakia và Hungary

Ukraine ra điều kiện rút đơn khiếu nại Ba Lan, Slovakia và Hungary

VOV.VN - Cơ quan Thông tin Độc lập Ukraine (UIIA) ngày 27/9 đưa tin, Ukraine đã đồng ý rút đơn khiếu nại Ba Lan, Slovakia và Hungary mà nước này đệ trình lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) với một số điều kiện cụ thể.