Hy Lạp muốn được xóa nợ như Đức những năm 1950

VOV.VN - Chính phủ mới của Hy Lạp ngày 30/1 cho rằng, sự hỗ trợ như vậy có thể tạo ra “phép lạ kinh tế” đối với nước này.

“Tìm kiếm các giải pháp dựa trên một nền tảng chung”, là điều mà lãnh đạo Đảng cánh tả Syriza Alexis Tsipras muốn đạt được ngay sau khi được bổ nhiệm làm tân Thủ tướng Hy Lạp. 

Theo Chủ tịch Nghị viện châu Âu Martin Schulz đang ở thăm Hy Lạp, tại cuộc gặp diễn ra ngày 30/1, ông Tsipras đã cho thấy thiện chí đối thoại với các chủ nợ quốc tế, trong bối cảnh các cuộc đàm phán căng thẳng về nợ công của Hy Lạp và các biện pháp thắt lưng buộc bụng sắp diễn ra. 

Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras (trái) và Chủ tịch Nghị viện châu Âu Martin Schulz (Ảnh Reuters)

“Chính phủ Hy Lạp đã đưa ra những đề xuất và muốn chúng ta thảo luận về những đề xuất này trong khi vẫn đang tìm kiếm giải pháp với các đối tác. Tôi cho rằng đây là một tín hiệu rất tích cực”, ông Tsipras tuyên bố. 

Tại cuộc gặp, Thủ tướng Hy Lạp Tsipras đã đệ trình lên Chủ tịch Nghị viện châu Âu Schulz một kế hoạch cải cách quy mô, nhằm tiến tới đàm phán lại về nợ quốc gia và chính sách kinh tế "thắt lưng buộc bụng" của nước này. 

Đáng chú ý nhất đối với phía châu Âu, đồng thời đang là chủ nợ của Hy Lạp là định hướng thi hành biện pháp đảm bảo nợ công ổn định và sử dụng phương án xóa phần lớn nợ, kiểm soát chi trả lãi nợ quốc gia, đồng thời ra quy định về việc nợ sẽ được trả tùy theo tốc độ tăng trưởng kinh tế. 

Ông Tsipras đã nhắc lại một quyết định được đưa ra tại Hội nghị London năm 1953. Theo đó, dưới sức ép của Mỹ, các nước châu Âu đã nhất trí xóa một nửa số nợ cho Đức, tạo cơ hội cho nước này phục hồi nền kinh tế và hiện đã trở thành một chuẩn mực về ngân sách. Vì thế, Hy lạp cũng yêu cầu được “đối xử” tương tự. 

“Mục tiêu chung của chúng ta là quay  lại phát triển, tạo ra việc làm và khôi phục sự gắn kết xã hội tại Hy Lạp. Chúng tôi đang đàm phán một cách thận trọng nhằm đảm bảo sự ổn định”, ông Tsipras nói. 

Các chuyên gia kinh tế trước đây cũng thừa nhận, sự  hồi sinh của nền kinh tế Đức một phần là nhờ việc nước này không phải trả một phần nợ lớn và không phải bồi thường tất cả các nước từng là nạn nhân của Chiến tranh thế giới thứ 2. 

Song theo Thủ tướng Tsipras, hiện nay, Hy Lạp lại không được đối xử như vậy. Những gì nước này phải làm là cắt giảm ngân sách và tăng thuế để nhận được 2 chương trình cứu trợ quốc tế. Tuy nhiên, chỉ 10% số tiền mà nhóm bộ 3 chủ nợ quốc tế dành cho Hy Lạp được bơm vào nền kinh tế, trong khi phần còn lại được dùng để hoàn trả các khoản nợ "hiện đã cao như núi". 

Theo nhiều nhà phân tích, những tuyên bố này là lời nhắc nhở của tân Thủ tướng Tsipras với nước Đức về khoản nợ lịch sử mà Hy Lạp đã không yêu cầu Đức phải hoàn trả trong những năm 1950. 

Dẫu vậy, theo các nhà phân tích, các đối tác châu Âu, trong đó có Đức sẽ khó có thể chấp nhận yêu cầu này. Dù hoan nghênh thiện chí của chính phủ mới tại Hy lạp, song Chủ tịch Nghị viện châu Âu Schulz cũng phải thừa nhận, các đề xuất của Hy Lạp sẽ được thảo luận tại Brussels, song chắc chắn sẽ gây ra nhiều bất đồng và xung đột. 

Một điều người Hy Lạp không thể phủ nhận là thời thế đã khác. Sự mâu thuẫn giữa thỏa thuận London năm 1953 và thái độ cứng rắn hiện nay của Đức đối với Hy Lạp một phần nào đó cho thấy tư tưởng kinh tế đã thay đổi trong 70 năm qua. 

Sau 2 cuộc chiến tranh thế giới, những suy nghĩ cho rằng, sự kiệt quệ của một nền kinh tế sẽ nuôi dưỡng những tư tưởng cực đoan và những nỗ lực nhằm ngăn chặn những hệ lụy không mong muốn mới là ưu tiên chính trị và kinh tế hàng đầu. Lập trường này cũng từng một thời gian nổi lên tại châu Âu sau khi khối  này bắt đầu triển khai hàng loạt chính sách thắt lưng buộc bụng năm 2010. 

Tuy nhiên, lần này các nhà lãnh đạo châu Âu lại ưu tiên  cho việc làm trong sạch tài chính công trước mọi đánh giá khác, bởi người châu Âu khó có thể đón nhận thêm bất kỳ cú sốc kinh tế nào. 

Dù hiện nay khả năng Hy Lạp rời khỏi khu vực đồng Euro là rất thấp, song không phải là không thể diễn ra, nhất là do những sức ép chính trị trong chính nước Đức, nền kinh tế đầu tầu châu Âu và cũng là nước đi đầu trong việc thúc đẩy các chính sách thắt lưng buộc bụng. Chính vì thế, theo các nhà phân tích, những căng thẳng nếu bị đẩy đi quá xa có thể khiến mọi việc đi chệch đường ray./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chiến đấu cơ dội bom tàu chở dầu của Hy Lạp đậu tại cảng ở Lybia
Chiến đấu cơ dội bom tàu chở dầu của Hy Lạp đậu tại cảng ở Lybia

VOV.VN - Tổng cộng 26 thủy thủ trên tàu, bao gồm 21 người Philippines, 3 người Hy Lạp và 2 người Rumani.

Chiến đấu cơ dội bom tàu chở dầu của Hy Lạp đậu tại cảng ở Lybia

Chiến đấu cơ dội bom tàu chở dầu của Hy Lạp đậu tại cảng ở Lybia

VOV.VN - Tổng cộng 26 thủy thủ trên tàu, bao gồm 21 người Philippines, 3 người Hy Lạp và 2 người Rumani.

Châu Âu “nín thở” chờ đợi cuộc bầu cử Quốc hội tại Hy Lạp
Châu Âu “nín thở” chờ đợi cuộc bầu cử Quốc hội tại Hy Lạp

VOV.VN - Ngày 25/1, cử tri Hy Lạp sẽ đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Quốc hội trước thời hạn.

Châu Âu “nín thở” chờ đợi cuộc bầu cử Quốc hội tại Hy Lạp

Châu Âu “nín thở” chờ đợi cuộc bầu cử Quốc hội tại Hy Lạp

VOV.VN - Ngày 25/1, cử tri Hy Lạp sẽ đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Quốc hội trước thời hạn.

Tân Thủ tướng Hy Lạp tuyên bố khôi phục uy tín của đất nước
Tân Thủ tướng Hy Lạp tuyên bố khôi phục uy tín của đất nước

VOV.VN - Chính phủ mới tại Hy Lạp ưu tiên đàm phán với các chủ nợ quốc tế khi gói cứu trợ tài chính hết hạn vào cuối tháng 2 tới.

Tân Thủ tướng Hy Lạp tuyên bố khôi phục uy tín của đất nước

Tân Thủ tướng Hy Lạp tuyên bố khôi phục uy tín của đất nước

VOV.VN - Chính phủ mới tại Hy Lạp ưu tiên đàm phán với các chủ nợ quốc tế khi gói cứu trợ tài chính hết hạn vào cuối tháng 2 tới.

Hy Lạp muốn đàm phán lại nợ song không muốn đối đầu với EU
Hy Lạp muốn đàm phán lại nợ song không muốn đối đầu với EU

VOV.VN - Hiện Hy Lạp phải gánh khoản nợ công lên tới 175% tổng sản phẩm quốc nội cùng nhiều hệ lụy từ cuộc suy thoái kinh tế trong 5 năm qua.

Hy Lạp muốn đàm phán lại nợ song không muốn đối đầu với EU

Hy Lạp muốn đàm phán lại nợ song không muốn đối đầu với EU

VOV.VN - Hiện Hy Lạp phải gánh khoản nợ công lên tới 175% tổng sản phẩm quốc nội cùng nhiều hệ lụy từ cuộc suy thoái kinh tế trong 5 năm qua.

Đảng chống “chính sách khắc khổ” ở Hy Lạp giành chiến thắng
Đảng chống “chính sách khắc khổ” ở Hy Lạp giành chiến thắng

VOV.VN -Với 94% số phiếu đã được kiểm, đảng cảnh tả theo đường lối cấp tiến của Hy Lạp Syriza dường như cầm chắc chiến thắng trong cuộc bầu cử hôm 25/1.

Đảng chống “chính sách khắc khổ” ở Hy Lạp giành chiến thắng

Đảng chống “chính sách khắc khổ” ở Hy Lạp giành chiến thắng

VOV.VN -Với 94% số phiếu đã được kiểm, đảng cảnh tả theo đường lối cấp tiến của Hy Lạp Syriza dường như cầm chắc chiến thắng trong cuộc bầu cử hôm 25/1.

Chính phủ mới của Hy Lạp sẽ vẫn nhận được viện trợ của châu Âu
Chính phủ mới của Hy Lạp sẽ vẫn nhận được viện trợ của châu Âu

VOV.VN - Sau khi Hy Lạp có Thủ tướng mới ngày 26/1, Uỷ ban châu Âu cho biết sẵn sàng làm việc với Chính phủ mới tại Hy Lạp.

Chính phủ mới của Hy Lạp sẽ vẫn nhận được viện trợ của châu Âu

Chính phủ mới của Hy Lạp sẽ vẫn nhận được viện trợ của châu Âu

VOV.VN - Sau khi Hy Lạp có Thủ tướng mới ngày 26/1, Uỷ ban châu Âu cho biết sẵn sàng làm việc với Chính phủ mới tại Hy Lạp.

Chiến đấu cơ Hy Lạp rơi tại Tây Ban Nha, ít nhất 10 người thiệt mạng
Chiến đấu cơ Hy Lạp rơi tại Tây Ban Nha, ít nhất 10 người thiệt mạng

VOV.VN - 8 nhân viên quân đội Pháp và 2 nhân viên người Hy Lạp đã thiệt mạng sau khi một chiếc máy bay chiến đấu F16 của Hy Lạp bị rơi tại Tây Ban Nha.

Chiến đấu cơ Hy Lạp rơi tại Tây Ban Nha, ít nhất 10 người thiệt mạng

Chiến đấu cơ Hy Lạp rơi tại Tây Ban Nha, ít nhất 10 người thiệt mạng

VOV.VN - 8 nhân viên quân đội Pháp và 2 nhân viên người Hy Lạp đã thiệt mạng sau khi một chiếc máy bay chiến đấu F16 của Hy Lạp bị rơi tại Tây Ban Nha.