Khai mạc hội nghị thường niên IMF và WB

(VOV) - Cuộc họp thảo luận nhiều vấn đề: cuộc khủng hoảng ở eurozone và sự giảm tốc của nền kinh tế toàn cầu…

Sáng 9/10, các cuộc họp trong khuôn khổ Hội nghị thường niên IMF và WB đã bắt đầu tại Tokyo, với sự tham gia của gần 20.000 quan chức chính phủ, giới chủ doanh nghiệp và các thống đốc ngân hàng trung ương. Cuộc họp thảo luận nhiều vấn đề từ cuộc khủng hoảng ở eurozone và sự giảm tốc của nền kinh tế toàn cầu, cho đến các biện pháp hỗ trợ các nước đang phát triển. Sự kiện này diễn ra trong một tuần.

Theo kế hoạch, các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương của 7 nước phát triển thuộc nhóm G-7 (gồm Anh, Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản và Mỹ) sẽ nhóm họp vào ngày 11/10.

Các quan chức chính phủ, giới chủ doanh nghiệp và các thống đốc ngân hàng trung ương đã tụ họp tại Tokyo (ảnh: NHK)

Các thành viên châu Âu sẽ giải thích về cách thức giải quyết khủng hoảng nợ công. Dự kiến, Mỹ sẽ công bố chính sách tài chính của mình trong bối cảnh xuất hiện mối lo ngại về một "vực thẳm tài chính" liên quan đến cắt giảm thuế thu nhập và giảm chi tiêu hàng loạt vào đầu năm 2013, trong khi Nhật Bản sẽ đề cập đến những lo ngại về đồng yên mạnh tác động tới xuất khẩu.

Trong một diễn biến khác có liên quan, trước đó, ngày 8/10, các Bộ trưởng Tài chính eurozone đã nhất trí thông qua gói cứu trợ tài chính tiếp theo trị giá 800 triệu USD (1 tỷ USD) trích từ Quỹ bình ổn tài chính châu Âu (EFSF) nhằm giúp Bồ Đào Nha tiếp tục đối phó với khủng hoảng nợ công.

Dựa vào kết luận thanh tra của nhóm Bộ ba (gồm IMF, Ngân hàng trung ương Châu Âu, Ủy ban châu Âu), các bộ trưởng khu vực đồng tiền chung châu Âu khẳng định, việc điều chỉnh chương trình trợ giúp cho Bồ Đào Nha vẫn còn “rộng mở”, bởi công cuộc cải cách kinh tế của nước này đang đi đúng hướng, đồng thời tin rằng, chính phủ Bồ Đào Nha đủ khả năng đạt được các mục tiêu tài chính sửa đổi, mặc dù nước này vẫn còn phải đối mặt với không ít thách thức và đòi hỏi nỗ lực nhiều hơn nữa.

Tại cuộc họp, các Bộ trưởng tài chính Khu vực đồng tiền chung euro (Eurozone) hi vọng sự phê chuẩn bằng văn bản của Hội đồng các Bộ trưởng Tài chính Liên minh châu Âu (ECOFIN) và Ban lãnh đạo IMF nhằm mở đường cho khoản giải ngân tiếp theo trị giá 2 tỷ euro và 1,5 tỷ euro cho Lisbon vào cuối tháng này./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

"Hy Lạp rời khỏi Eurozone sẽ là thảm họa"
"Hy Lạp rời khỏi Eurozone sẽ là thảm họa"

(VOV) -Thủ tướng Hy Lạp Antonis Samaras khẳng định loại trừ hoàn toàn khả năng Hy Lạp rời khỏi Khu vực đồng euro.

"Hy Lạp rời khỏi Eurozone sẽ là thảm họa"

"Hy Lạp rời khỏi Eurozone sẽ là thảm họa"

(VOV) -Thủ tướng Hy Lạp Antonis Samaras khẳng định loại trừ hoàn toàn khả năng Hy Lạp rời khỏi Khu vực đồng euro.

Lo khủng hoảng, Mỹ rút tiền khỏi ngân hàng eurozone
Lo khủng hoảng, Mỹ rút tiền khỏi ngân hàng eurozone

Theo báo cáo của Fitch, tháng 6 các quỹ thị trường tiền tệ chính của Mỹ hạ tỷ trọng nợ các ngân hàng khu vực đồng euro (eurozone) xuống thấp kỷ lục.

Lo khủng hoảng, Mỹ rút tiền khỏi ngân hàng eurozone

Lo khủng hoảng, Mỹ rút tiền khỏi ngân hàng eurozone

Theo báo cáo của Fitch, tháng 6 các quỹ thị trường tiền tệ chính của Mỹ hạ tỷ trọng nợ các ngân hàng khu vực đồng euro (eurozone) xuống thấp kỷ lục.

Eurozone ra mắt cơ chế bình ổn châu Âu
Eurozone ra mắt cơ chế bình ổn châu Âu

(VOV) - Sự ra mắt của cơ chế này là một cột mốc quan trọng trong việc định hình liên minh tiền tệ của châu Âu.

Eurozone ra mắt cơ chế bình ổn châu Âu

Eurozone ra mắt cơ chế bình ổn châu Âu

(VOV) - Sự ra mắt của cơ chế này là một cột mốc quan trọng trong việc định hình liên minh tiền tệ của châu Âu.

Eurozone thống nhất gói cứu trợ cho Tây Ban Nha
Eurozone thống nhất gói cứu trợ cho Tây Ban Nha

Gói cứu trợ trị giá 30 tỷ euro sẽ được triển khai vào cuối tháng này

Eurozone thống nhất gói cứu trợ cho Tây Ban Nha

Eurozone thống nhất gói cứu trợ cho Tây Ban Nha

Gói cứu trợ trị giá 30 tỷ euro sẽ được triển khai vào cuối tháng này

Nền kinh tế Eurozone giảm 0,2% trong quí 2
Nền kinh tế Eurozone giảm 0,2% trong quí 2

Tốc độ phát triển của toàn bộ khu vực sụt giảm đã đẩy khối này gần hơn với suy thoái.

Nền kinh tế Eurozone giảm 0,2% trong quí 2

Nền kinh tế Eurozone giảm 0,2% trong quí 2

Tốc độ phát triển của toàn bộ khu vực sụt giảm đã đẩy khối này gần hơn với suy thoái.