Khó khăn chờ đợi liên minh của ông Merz sau chiến thắng bầu cử Đức

VOV.VN - Liên minh bảo thủ CDU/CSU do ông Friedrich Merz lãnh đạo giành được hơn 28% phiếu bầu theo dự báo kết quả tối 23/2 (rạng sáng 24/2 giờ Hà Nội), đánh bại đảng SPD của Thủ tướng Olaf Scholz và đảng cực hữu AfD. Với kết quả này, ông Merz dự kiến trở thành thủ tướng mới của Đức.

Không khí tại trụ sở CDU tối 23/2 bùng nổ với những tràng pháo tay và tiếng reo hò khi kết quả thăm dò được công bố, khẳng định vị thế dẫn đầu của đảng đối lập trong cuộc bầu cử lần này. Lãnh đạo CDU, ông Friedrich Merz cũng nhanh chóng tuyên bố chiến thắng trước những người ủng hộ.

Kết quả sơ bộ cho thấy CDU giành được 28,8% số phiếu. Điều này đồng nghĩa với việc ông Merz - một người chưa từng đảm nhiệm bất kỳ chức vụ nào trong chính phủ trước đây, sẽ trở thành Thủ tướng mới của Đức - nền kinh tế lớn nhất và quốc gia đông dân nhất châu Âu.

Trong khi đó, đảng cực hữu Alternative for Germany (AfD) cũng phá kỷ lục với 20,2% số phiếu ủng hộ. Đồng lãnh đạo đảng, bà Alice Weidel bước lên sân khấu, tuyên bố trước đám đông rằng AfD “chưa bao giờ mạnh mẽ như vậy”. Tuy nhiên, AfD vẫn phải đối mặt với việc bị các đảng khác loại khỏi chính phủ do cái được gọi là thỏa thuận “bức tường lửa”.

Trong khi đó, Đảng Dân chủ Xã hội (SPD) của Thủ tướng Olaf Scholz chỉ đạt 16,2%, tụt xuống vị trí thứ ba. Đây là sự sụt giảm đáng kể so với cuộc bầu cử năm 2021, khi SPD giành được 25,7% số phiếu.

Một điểm đáng chú ý khác trong cuộc bầu cử lần này là sự trỗi dậy của đảng Cánh tả Đức (Die Linke) với 8,5% số phiếu, dễ dàng vượt qua ngưỡng 5% cần thiết để có ghế trong quốc hội.

Liên minh "đèn giao thông" do ông Scholz lãnh đạo, vốn là một sự kết hợp khó khăn giữa ba đảng có tư tưởng khác biệt đã sụp đổ, dẫn đến cuộc bầu cử bất thường vào cuối tuần qua. Điều này khá hiếm gặp ở Đức – một quốc gia nổi tiếng với hệ thống chính trị ổn định nhất châu Âu. Theo Văn phòng Thống kê Liên bang Đức, gần 60 triệu cử tri đủ điều kiện tham gia bỏ phiếu lần này.

Kết quả sơ bộ vào tối 23/2 khép lại một giai đoạn bầu cử đầy biến động, thu hút sự quan tâm từ cả Nhà Trắng và châm ngòi cho làn sóng tranh luận sôi nổi về chính sách nhập cư của Đức.

Trong bối cảnh Ukraine và châu Âu đang lo ngại bị Mỹ loại khỏi tiến trình đàm phán hòa bình, lãnh đạo CDU Friedrich Merz nhấn mạnh rằng châu Âu cần theo đuổi "sự độc lập" khỏi Mỹ.

"Ưu tiên tuyệt đối của tôi là củng cố châu Âu càng nhanh càng tốt, để chúng ta từng bước đạt được sự độc lập thực sự khỏi Mỹ", ông Merz tuyên bố. "Tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ phải nói điều này trên truyền hình nhưng sau những phát ngôn của ông Trump tuần trước, rõ ràng một bộ phận trong chính quyền Mỹ tỏ ra thờ ơ với số phận của châu Âu".

Ông Merz cũng đề cập đến "sự can thiệp của tỷ phú Elon Musk vào chiến dịch bầu cử Đức" trong những ngày gần đây, đồng thời chỉ trích các động thái từ Washington.

"Sự can thiệp từ Mỹ cũng kịch tính, quyết liệt và vô lý chẳng kém những gì chúng ta từng thấy từ Moscow. Chúng ta đang chịu áp lực từ cả hai phía, vì vậy ưu tiên hàng đầu của tôi là thúc đẩy sự đoàn kết trong châu Âu", ông Merz nói.

Khó khăn phía trước

Đức đã tiến hành tái thiết đất nước sau Thế chiến 2 với sự giúp đỡ từ Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NATO. Trong khi đó, nền kinh tế Berlin cũng hưởng lợi lớn nhờ vào nguồn năng lượng giá rẻ từ Nga và hoạt động thương mại sôi động với Trung Quốc.

Những nền tảng từng được xem là vững chắc nay đã lung lay. Nếu ông Friedrich Merz – người cam kết đưa nước Đức đi đúng hướng và đóng vai trò lãnh đạo châu Âu – trở thành thủ tướng, ông sẽ đối mặt với một nhiệm vụ vô cùng khó khăn.

Hai vụ tấn công chết người gần đây, một vụ ở Magdeburg trước Giáng sinh và một vụ khác ở Munich vào tuần trước do các đối tượng người nhập cư gây ra đã làm dấy lên làn sóng chia rẽ ngay trước thềm cuộc bầu cử. AfD, vốn nổi tiếng với lập trường cứng rắn với làn sóng di cư vào châu Âu, đã lập tức kêu gọi trục xuất hàng loạt người nhập cư dưới khẩu hiệu "hồi hương".

Trước áp lực từ dư luận, cả CDU và SPD đều đưa ra cam kết siết chặt kiểm soát di cư và tăng cường an ninh nội bộ. Điều này đồng nghĩa với việc, dù AfD không có cơ hội tham gia chính phủ, họ vẫn thành công trong việc định hình cục diện chính trị hiện nay.

Trong hệ thống chính trị Đức, rất khó để một đảng đơn lẻ giành đủ số phiếu để tự đứng ra thành lập chính phủ và các cuộc đàm phán thành lập liên minh sắp tới vẫn còn nhiều ẩn số. Tuy nhiên, một điều đã rõ ràng: các đảng chính thống đã tuyên bố sẽ không hợp tác với AfD, loại bỏ hoàn toàn cơ hội nắm quyền của đảng này.

Nhiều khả năng ông Merz sẽ tìm cách liên minh với Đảng Dân chủ Xã hội (SPD) của Thủ tướng Scholz – một trong những lực lượng trung dung lớn nhất tại Đức. Một đối tác tiềm năng khác là đảng Xanh - lực lượng bảo vệ môi trường từng tham gia liên minh "đèn giao thông" dưới thời ông Scholz.

Hiện vẫn chưa rõ liệu ông Merz sẽ cần một hay hai đối tác để đảm bảo thế đa số, bởi chính phủ liên minh ba bên rất hiếm trong chính trường Đức. Dự kiến, quá trình đàm phán có thể kéo dài nhiều tuần, đồng nghĩa với việc Berlin sẽ tiếp tục rơi vào trạng thái bế tắc chính trị trong thời điểm chuyển giao này.

Bầu cử Đức: Liên minh CDU/CSU dẫn đầu, Thủ tướng Scholz thừa nhận “thất bại”

VOV.VN - Theo kết quả thăm dò của Đài truyền hình công ZDF của Đức, Liên minh Dân chủ/Xã hội Cơ đốc giáo (CDU/CSU) đối lập đã dẫn đầu trong cuộc bầu cử Quốc hội sớm vừa diễn ra ở Đức, với khoảng 29% số phiếu bầu ủng hộ, trao cho lãnh đạo phe bảo thủ Friedrich Merz cơ hội đứng ra thành lập chính phủ.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bầu cử Đức: Bước ngoặt quan trọng của đầu tầu châu Âu?
Bầu cử Đức: Bước ngoặt quan trọng của đầu tầu châu Âu?

VOV.VN - Hôm nay (23/2), khoảng 60 triệu cử tri Đức sẽ đi bỏ phiếu để bầu ra 630 đại biểu cho Quốc hội, qua đó xác định các đảng cầm quyền cũng như người sẽ đảm nhiệm vị trí tân thủ tướng của nước này.

Bầu cử Đức: Bước ngoặt quan trọng của đầu tầu châu Âu?

Bầu cử Đức: Bước ngoặt quan trọng của đầu tầu châu Âu?

VOV.VN - Hôm nay (23/2), khoảng 60 triệu cử tri Đức sẽ đi bỏ phiếu để bầu ra 630 đại biểu cho Quốc hội, qua đó xác định các đảng cầm quyền cũng như người sẽ đảm nhiệm vị trí tân thủ tướng của nước này.

Bầu cử Quốc hội ở Đức: Sự trỗi dậy của các đảng cực hữu
Bầu cử Quốc hội ở Đức: Sự trỗi dậy của các đảng cực hữu

VOV.VN - Hơn 59 triệu cử tri Đức đủ điều kiện hôm nay đi bỏ phiếu để bầu ra 630 thành viên Quốc hội. Cuộc bầu cử diễn ra sớm hơn 7 tháng so với kế hoạch, trong bối cảnh cảnh nước Đức đang bộn bề khó khăn và tình hình chính trị thế giới có nhiều biến động lớn.

Bầu cử Quốc hội ở Đức: Sự trỗi dậy của các đảng cực hữu

Bầu cử Quốc hội ở Đức: Sự trỗi dậy của các đảng cực hữu

VOV.VN - Hơn 59 triệu cử tri Đức đủ điều kiện hôm nay đi bỏ phiếu để bầu ra 630 thành viên Quốc hội. Cuộc bầu cử diễn ra sớm hơn 7 tháng so với kế hoạch, trong bối cảnh cảnh nước Đức đang bộn bề khó khăn và tình hình chính trị thế giới có nhiều biến động lớn.

Lãnh đạo đối lập Đức Friedrich Merz nghi ngờ khả năng NATO duy trì như hiện tại
Lãnh đạo đối lập Đức Friedrich Merz nghi ngờ khả năng NATO duy trì như hiện tại

VOV.VN - Lãnh đạo phe đối lập của Đức Friedrich Merz ngày 23/2 đã đặt câu hỏi liệu NATO có duy trì “dạng thức hiện tại” từ nay cho đến tháng 6/2025 hay không sau khi chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng châu Âu phải nhanh chóng thiết lập năng lực phòng thủ độc lập.

Lãnh đạo đối lập Đức Friedrich Merz nghi ngờ khả năng NATO duy trì như hiện tại

Lãnh đạo đối lập Đức Friedrich Merz nghi ngờ khả năng NATO duy trì như hiện tại

VOV.VN - Lãnh đạo phe đối lập của Đức Friedrich Merz ngày 23/2 đã đặt câu hỏi liệu NATO có duy trì “dạng thức hiện tại” từ nay cho đến tháng 6/2025 hay không sau khi chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng châu Âu phải nhanh chóng thiết lập năng lực phòng thủ độc lập.