Kinh tế Ấn Độ tăng trưởng âm 7,3% trong năm tài chính 2020- 2021

VOV.VN - Mặc dù ghi nhận mức tăng trưởng dương 1,6% trong quý 4 của năm tài khóa 2020-2021 (từ tháng 1-3/2021), nhưng tính trong cả 4 quý của năm vừa qua, kinh tế Ấn Độ đã tăng trưởng âm 7,3%.

Số liệu này vừa được Văn phòng Thống kê Quốc gia Ấn Độ công bố ngày 31/5. Đây là lần đầu tiên trong vòng 4 thập kỷ qua, kinh tế Ấn Độ suy thoái trong cả 1 năm tài chính.

Tiêu dùng nội địa giảm do tác động của đại dịch Covid-19 hơn 1 năm qua được cho là nguyên nhân chính dẫn tới tăng trưởng chậm chập của nền kinh tế Ấn Độ. GDP thực tế hay tổng sản phẩm quốc nội (GDP) theo giá cố định (2011-12) trong giai đoạn 2020-2021 ước đạt 1.900 tỷ USD, thấp hơn mức ước tính 2.051 tỷ USD của giai đoạn 2019-2020.

“Tăng trưởng GDP trong giai đoạn 2020-2021 được ước tính là âm 7,3% so với 4% trong giai đoạn 2019-2020”. Thông báo của Văn phòng Thống kê Quốc gia (NSO) cho biết. Mức sụt giảm này khả quan hơn so với các dự báo trước đó, theo đó kinh tế Ấn Độ được cho là suy giảm ở mức 8%.

Dự báo về tác động của làn sóng lây nhiễm SARS - CoV-2 thứ hai ở Ấn Độ hiện tại, các nhà kinh tế cho rằng, kinh tế Ấn Độ trong năm tài chính 2021-2022 sẽ bị ảnh hưởng dù thiệt hại chỉ giới hạn trong quý 1 (từ tháng 4-6/2021). Đợt dịch đang diễn ra sẽ tác động tới quá trình phục hồi tích cực ở giai đoạn cuối năm 2020, đầu năm 2021. Tuy nhiên, làn sóng thứ 2 sẽ không gây hậu quả lớn như đợt dịch năm ngoái, do các bang chỉ áp dụng các lệnh phong tỏa và giới nghiêm cục bộ.

Điểm khác biệt tiếp theo là đợt dịch năm 2021 sẽ tấn công vào tiêu dùng cá nhân của Ấn Độ - một động lực chính của nền kinh tế. Chi tiêu cá nhân giảm do nhiều người Ấn Độ mất việc làm và thu nhập giảm. Trong khi đó, đại dịch Covid-19 năm ngoái chủ yếu tác động tới lĩnh vực sản xuất.

Thách thức hiện tại với Ấn Độ là phải chuyển đổi sang nới lỏng các biện pháp phong tỏa và khởi động lại nền kinh tế càng sớm càng tốt. Bên cạnh đó, tốc độ tiêm chủng vaccine Covid-19 để tiến tới miễn dịch cộng đồng cũng sẽ là yếu tố quyết định tới khả năng phục hồi của nền kinh tế lớn thứ 6 thế giới này./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Kinh tế hay kiểm soát dịch bệnh: Bài toán khó giải với Ấn Độ
Kinh tế hay kiểm soát dịch bệnh: Bài toán khó giải với Ấn Độ

VOV.VN - Trước thảm kịch Covid-19 hiện nay, Ấn Độ vẫn chưa áp lệnh phong tỏa toàn quốc. Điều này xuất phát từ nỗi lo việc phong tỏa có thể khiến nền kinh tế Ấn Độ một lần nữa rơi vào tình trạng tê liệt.

Kinh tế hay kiểm soát dịch bệnh: Bài toán khó giải với Ấn Độ

Kinh tế hay kiểm soát dịch bệnh: Bài toán khó giải với Ấn Độ

VOV.VN - Trước thảm kịch Covid-19 hiện nay, Ấn Độ vẫn chưa áp lệnh phong tỏa toàn quốc. Điều này xuất phát từ nỗi lo việc phong tỏa có thể khiến nền kinh tế Ấn Độ một lần nữa rơi vào tình trạng tê liệt.

Ấn Độ tiêm vaccine cho tất cả người trưởng thành, nảy sinh vấn đề bất bình đẳng kinh tế
Ấn Độ tiêm vaccine cho tất cả người trưởng thành, nảy sinh vấn đề bất bình đẳng kinh tế

VOV.VN - Trong nỗ lực nhằm ngăn chặn số ca mắc Covid-19 tăng chóng mặt, hôm nay (1/5), Ấn Độ bắt đầu tiến hành tiêm phòng vaccine cho tất cả người trưởng thành.

Ấn Độ tiêm vaccine cho tất cả người trưởng thành, nảy sinh vấn đề bất bình đẳng kinh tế

Ấn Độ tiêm vaccine cho tất cả người trưởng thành, nảy sinh vấn đề bất bình đẳng kinh tế

VOV.VN - Trong nỗ lực nhằm ngăn chặn số ca mắc Covid-19 tăng chóng mặt, hôm nay (1/5), Ấn Độ bắt đầu tiến hành tiêm phòng vaccine cho tất cả người trưởng thành.

Đại dịch Covid 19 có thể kéo lùi nền kinh tế Ấn Độ về 20 năm trước
Đại dịch Covid 19 có thể kéo lùi nền kinh tế Ấn Độ về 20 năm trước

VOV.VN - Đại dịch Covid-19 đang hoành hành ở Ấn Độ, đe dọa tới nền kinh tế nước này mặc dù chỉ cách đây vài tuần kinh tế Ấn Độ được dự báo đầy lạc quan, thuộc top tăng trưởng cao nhất thế giới.

Đại dịch Covid 19 có thể kéo lùi nền kinh tế Ấn Độ về 20 năm trước

Đại dịch Covid 19 có thể kéo lùi nền kinh tế Ấn Độ về 20 năm trước

VOV.VN - Đại dịch Covid-19 đang hoành hành ở Ấn Độ, đe dọa tới nền kinh tế nước này mặc dù chỉ cách đây vài tuần kinh tế Ấn Độ được dự báo đầy lạc quan, thuộc top tăng trưởng cao nhất thế giới.