Lao động nước ngoài bị bỏ đói ở Saudi Arabia

Giá dầu sụt giảm kéo theo việc cắt giảm nhân công người nước ngoài ở Saudi Arabia. Nhiều lao động như vậy đã bị bỏ đói.

Sau khi mất việc làm, hàng ngàn lao động từ các nước như Ấn Độ, Pakistan và Philippines mắc kẹt tại Ả Rập Xê Út trong tình trạng "không xu dính túi".

Lao động nước ngoài làm việc trong ngành xây dựng ở Saudi Arabia.
Đứng trước tình hình này, chính phủ Ấn Độ, Pakistan và Philippines đang triển khai các kế hoạch hỗ trợ cấp thiết cho công dân nước mình.

Hy vọng làm giàu và ước mơ đổi đời, hàng năm hàng ngàn người từ Nam Á và Đông Nam Á tìm đường đến Ả Rập Xê Út và các nước Trung Đông khác. Nhiều người được tuyển dụng vào làm trong ngành xây dựng đang trong công cuộc kiến thiết những toà nhà chọc trời và các công trình kiến trúc mang dấu ấn để tô điểm cho phong cảnh nơi đây.

Song cuộc khủng hoảng giá dầu thế giới hiện nay đã gây thiệt hạt nặng nề cho các nền kinh tế ở vùng Vịnh Ba Tư, đặc biệt là Ả Rập Xê Út vốn là nước xuất khẩu dầu mỏ dẫn đầu thế giới và 90% nguồn thu ngân sách dựa vào dầu mỏ. Giá dầu lao dốc đồng nghĩa ngân sách hụt mạnh trong khi các tài sản nước ngoài của Ả Rập Xê Út giảm. Thực trạng này đã buộc chính phủ Ả Rập Xê Út phải cân đối lại chi tiêu và điều chỉnh các kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng - một  quyết định đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến vận mệnh của nhiều nhà thầu xây dựng.

Hệ quả là nhiều công nhân xây dựng là người nhập cư mất việc làm. Các báo cáo gần đây về tình cảnh tuyệt vọng của các những người thất nghiệp Ấn Độ, Pakistan và Philippines tại Ả Rập Xê Út cho thấy  nhiều người trong số họ thậm chí đói khát và không có đủ tiền để quay trở về nước.

Chính phủ Ấn Độ, Pakistan và Philippines "vào cuộc”

Sau khi có những báo cáo này, chính phủ Ấn Độ, Pakistan và Philippines đã khẩn trương triển khai hoạt động viện trợ và kế hoạch đưa công dân nước mình về nước. Cụ thể, Ấn Độ cho biết lãnh sự quán của nước này ở thành phố Biển Đỏ Jeddah đã dựng các trại phân phát lương thực cho 10.000 công nhân. Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Sushma Swaraj cam kết rằng sẽ "không để người lao động Ấn Độ nào bị mất việc làm ở Ả Rập Xê Út rơi vào tình trạng thiếu cái ăn”.

Ngoài ra, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Ấn Độ V.K.Singh đã tới Ả Rập Xê Út vào ngày thứ tư (3/8) để gặp mặt với các quan chức Ả Rập Xê Út và thu xếp việc đưa lao động Ấn Độ về nước. Mặc dù vậy hiện vẫn chưa rõ quy trình hồi hương này sẽ được thu xếp như thế nào bởi luật Ả Rập Xê Út quy định người lao động phải có giấy chứng nhận không phản đối từ người chủ của mình nếu muốn về nước.

Chính phủ Philippines cũng đã triển khai hỗ trợ tài chính cho các công dân của mình đang mắc kẹt tại Ả Rập Xê Út mà không có lương. Manila thực hiện cơ chế trợ cấp một lần cho hai nhóm đối tượng: lao động vẫn đang ở Ả Rập Xê Út hoặc đã trở về nước mà không nhận được tiền lương hay trợ cấp thất nghiệp. Vào tháng trước, Philippines còn cấm một số công ty Ả Rập Xê Út thuê mướn công dân Philippines.

Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif đã chỉ thị cán bộ đại sứ quán nước này ở Riyadh hỗ trợ các công nhân Pakistan đang cạn kiệt tài chính vì không được thanh toán lương.

Cám dỗ và bóc lột

Ả Rập Xê Út và các nước Trung Đông khác tiếp nhận hàng triệu lao động nước ngoài làm việc trong nhiều ngành nghề từ xây dựng đến giúp việc nhà. Tại Ả Rập Xê Út hiện có khoảng ba triệu người Ấn Độ , 1,5 triệu người Pakistan và 1 triệu người Philippines sinh sống.

Ba nước này lệ thuộc nặng nề vào những khoản tiền gửi (lên tới hàng tỉ đô la) mà lao động xuất khẩu gửi về nước. Trong trường hợp của Ấn Độ, tổng số tiền gửi từ các nước vùng Vịnh trong năm tài khoá 2015-16 đạt khoảng 35,9 tỉ USD, khoảng 28% trong đó là từ Ả Rập Xê Út.

Mặc dù vậy, những câu chuyện về lạm dụng và bóc lột người lao động nước ngoài nhan nhản, đôi khi bắt đầu thậm chí trước khi họ đặt chân đến Vùng Vịnh Ba Tư. Theo Tổ chức Di trú Quốc tế (IOM) trụ sở đóng tại Geneve, phần lớn những người lao động xuất khẩu này xuất thân từ các gia đình nghèo, họ phải bán tài sản hạn hẹp của mình hay vay mượn tiền để trả phí tuyển dụng cao cho các đại lý thường dao động trong phạm vi từ 3000 đến 10000 USD.

Những người lao động này còn bị lừa phỉnh bởi những lời hứa hão của một số đại lý tuyển dụng lao động vốn toan tính để tối đa hoá lợi nhuận.

Thêm vào đó, rủi ro bóc lột tăng bởi hệ thống "kafala” (bảo trợ) phổ biến khắp Trung Đông. Hệ thống này hạn chế lao động nước ngoài thay đổi việc làm và thậm chí cấm họ rời nước sở tại mà không được phép của chủ lao động.

Tuy nhiên, sau khi vấn đề lao động nước ngoài bị bỏ rơi thu hút sự chú ý rộng rãi, theo hãng tin AFP, Ả Rập Xê Út hứa sẽ có biện pháp "khẩn cấp” để giải quyết vấn đề này. Bộ trưởng Lao động Ả Rập Xê Út Mufarrej al-Haqbani đã ra chỉ thị cho phép công nhân Ấn Độ "chuyển đổi ngay kafala của mình và gia hạn giấy phép cư trú”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Saudi Arabia bắt tùy viên quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ
Saudi Arabia bắt tùy viên quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ

VOV.VN - Lệnh bắt giữ tùy viên Mikail Gullu được nhà chức trách Saudi Arabia thực hiện theo yêu cầu từ phía Thổ Nhĩ Kỳ.

Saudi Arabia bắt tùy viên quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ

Saudi Arabia bắt tùy viên quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ

VOV.VN - Lệnh bắt giữ tùy viên Mikail Gullu được nhà chức trách Saudi Arabia thực hiện theo yêu cầu từ phía Thổ Nhĩ Kỳ.

Tài liệu 29 trang hé lộ Saudi Arabia dính líu đến vụ khủng bố 11/9
Tài liệu 29 trang hé lộ Saudi Arabia dính líu đến vụ khủng bố 11/9

VOV.VN - Khi đang ở Mỹ, những kẻ thực hiện vụ tấn công khủng bố 11/9 đã liên hệ và nhận được sự hỗ trợ của các nhân viên tình báo Saudia Arabia.

Tài liệu 29 trang hé lộ Saudi Arabia dính líu đến vụ khủng bố 11/9

Tài liệu 29 trang hé lộ Saudi Arabia dính líu đến vụ khủng bố 11/9

VOV.VN - Khi đang ở Mỹ, những kẻ thực hiện vụ tấn công khủng bố 11/9 đã liên hệ và nhận được sự hỗ trợ của các nhân viên tình báo Saudia Arabia.

Saudi Arabia xác định danh tính các nghi can vụ tấn công liên hoàn
Saudi Arabia xác định danh tính các nghi can vụ tấn công liên hoàn

VOV.VN - Theo Bộ Nội vụ Saudi Arabia, các cuộc điều tra đã dẫn đến việc bắt giữ 19 nghi can, gồm 7 công dân Saudi Arabia, 12 công dân Pakistan.

Saudi Arabia xác định danh tính các nghi can vụ tấn công liên hoàn

Saudi Arabia xác định danh tính các nghi can vụ tấn công liên hoàn

VOV.VN - Theo Bộ Nội vụ Saudi Arabia, các cuộc điều tra đã dẫn đến việc bắt giữ 19 nghi can, gồm 7 công dân Saudi Arabia, 12 công dân Pakistan.

Czech phản đối Anh đóng cửa thị trường lao động đối với công dân EU
Czech phản đối Anh đóng cửa thị trường lao động đối với công dân EU

VOV.VN - Quan điểm của Czech là sau khi rời EU, Anh cần duy trì dòng chảy tự do về lao động, vốn đầu tư, hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia.

Czech phản đối Anh đóng cửa thị trường lao động đối với công dân EU

Czech phản đối Anh đóng cửa thị trường lao động đối với công dân EU

VOV.VN - Quan điểm của Czech là sau khi rời EU, Anh cần duy trì dòng chảy tự do về lao động, vốn đầu tư, hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia.

Đạn pháo câu từ Yemen sang Saudi Arabia khiến 4 người thiệt mạng
Đạn pháo câu từ Yemen sang Saudi Arabia khiến 4 người thiệt mạng

VOV.VN - Một quả đạn pháo từ lãnh thổ Yemen bay sang Saudi Arabia và nổ tại một thị trấn sát biên giới đã khiến 4 người thiệt mạng và 3 người bị thương.

Đạn pháo câu từ Yemen sang Saudi Arabia khiến 4 người thiệt mạng

Đạn pháo câu từ Yemen sang Saudi Arabia khiến 4 người thiệt mạng

VOV.VN - Một quả đạn pháo từ lãnh thổ Yemen bay sang Saudi Arabia và nổ tại một thị trấn sát biên giới đã khiến 4 người thiệt mạng và 3 người bị thương.