LHQ thông qua nghị quyết trừng phạt Triều Tiên

(VOV) - Với Nghị quyết này, Triều Tiên bị phạt ngang với Iran.

Liên Hợp Quốc đã bỏ phiếu thông qua nghị quyết thắt chặt hạn chế về tài chính đối với CHDCND Triều Tiên sau vụ thử hạt nhân lần thứ 3 mới đây của nước này.

Dự thảo nghị quyết số 2094 do Mỹ đề xuất đã được cả 15 quốc gia thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua sau phiên họp diễn ra hôm 7/3.

Theo đó, nghị quyết buộc các quốc gia và cá nhân phải ngừng toàn bộ các giao dịch tài chính liên quan đến chương trình hạt nhân và tên lửa cũng như xuất khẩu vũ khí của CHDCND Triều Tiên, và tăng cường giám sát các nhà ngoại giao Triều Tiên.

Nghị quyết cũng yêu cầu quốc tế kiểm soát tàu thuyền và máy bay của Triều Tiên nếu nghi ngờ chuyên chở hàng hóa bị cấm, bao gồm cả các loại hàng hóa xa xỉ, đồng thời nhấn mạnh các nước trong Liên Hợp Quốc phải từ chối không cho đi qua không phận của mình các máy bay nghi ngờ chuyên chở vật liệu cấm cho Triều Tiên.

Ngoài ra, nghị quyết cũng đã liệt một số mặt hàng xa xỉ phẩm như thuyền buồm, xe đua, xe ô tô đắt tiền và một số loại trang sức vào danh mục hàng hóa mà CHDCND Triều Tiên không được phép nhập khẩu nhằm ngăn chương trình làm giàu urani của quốc gia này.

Đây được xem là giải pháp nhằm chấm dứt cái mà Hội đồng Bảo an gọi là “lỗ hổng pháp lý từ các nghị quyết trước đó”, vốn cho phép CHDCND Triều Tiên tự mình quyết định danh mục hàng hóa nào được xem là xa xỉ phẩm mà nước này không được phép nhập khẩu.

Nghị quyết mới cũng bổ sung 3 cá nhân và 2 cơ quan của Triều Tiên vào danh sách chịu lệnh phong tỏa tài sản và cấm đi lại, đưa danh sách trừng phạt lên con số 17 công ty và 9 cá nhân.

Theo một nguồn tin ngoại giao từ Hội đồng Bảo an, nghị quyết mới này sẽ nâng các biện pháp trừng phạt CHDCND Triều Tiên ngang hàng các nghị quyết mà Hội đồng Bảo an đang áp dụng với Iran.

Trong một tuyên bố, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc đã nói rằng, nghị quyết của Hội đồng Bảo an đã gửi đi một thông điệp dứt khoát tới CHDCND Triều Tiên rằng cộng đồng quốc tế sẽ không chấp nhận việc CHDCND Triều Tiên theo đuổi chương trình vũ khí hạt nhân. Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Susan Rice thì nói rằng các biện pháp trừng phạt mới này sẽ tác động mạnh tới CHDCND Triều Tiên.

Hoạt động xuất khẩu hàng hóa xa xỉ tới CHDCND Triều Tiên đã bị cấm kể từ năm 2006./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Australia không cho Triều Tiên mở đại sứ quán
Australia không cho Triều Tiên mở đại sứ quán

(VOV) - Chính quyền Australia đã rất không hài lòng về việc Triều Tiên nhất quyết thử hạt nhân đợt 3.

Australia không cho Triều Tiên mở đại sứ quán

Australia không cho Triều Tiên mở đại sứ quán

(VOV) - Chính quyền Australia đã rất không hài lòng về việc Triều Tiên nhất quyết thử hạt nhân đợt 3.

Triều Tiên điều tàu ngầm ra ngoài khơi Hoàng Hải
Triều Tiên điều tàu ngầm ra ngoài khơi Hoàng Hải

(VOV) - Hai miền Triều Tiên đồng thời tiến hành diễn tập quy mô lớn để răn đe lẫn nhau, khiến bán đảo Triều Tiên nóng hơn bao giờ hết.

Triều Tiên điều tàu ngầm ra ngoài khơi Hoàng Hải

Triều Tiên điều tàu ngầm ra ngoài khơi Hoàng Hải

(VOV) - Hai miền Triều Tiên đồng thời tiến hành diễn tập quy mô lớn để răn đe lẫn nhau, khiến bán đảo Triều Tiên nóng hơn bao giờ hết.

Triều Tiên sẽ bị cấm buôn bán urani
Triều Tiên sẽ bị cấm buôn bán urani

Nghị quyết trừng phạt mới của HĐBA cũng cho phép cộng đồng quốc tế kiểm soát tàu thuyền, máy bay của Triều Tiên nếu nghi ngờ có hàng cấm.

Triều Tiên sẽ bị cấm buôn bán urani

Triều Tiên sẽ bị cấm buôn bán urani

Nghị quyết trừng phạt mới của HĐBA cũng cho phép cộng đồng quốc tế kiểm soát tàu thuyền, máy bay của Triều Tiên nếu nghi ngờ có hàng cấm.

Mỹ hối thúc Triều Tiên trở lại bàn đàm phán
Mỹ hối thúc Triều Tiên trở lại bàn đàm phán

(VOV) -Ngoại trưởng Mỹ cho rằng, biện pháp duy nhất để giải toả căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên là hai bên ngồi vào bàn đàm phán.

Mỹ hối thúc Triều Tiên trở lại bàn đàm phán

Mỹ hối thúc Triều Tiên trở lại bàn đàm phán

(VOV) -Ngoại trưởng Mỹ cho rằng, biện pháp duy nhất để giải toả căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên là hai bên ngồi vào bàn đàm phán.