Liên Hợp Quốc thông qua Nghị quyết về Myanmar lần đầu tiên sau 7 thập kỷ

VOV.VN - Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hôm 21/12 đã thông qua Nghị quyết về Myanmar lần đầu tiên sau 74 năm, yêu cầu chấm dứt bạo lực và thúc giục chính quyền quân sự trả tự do cho các tù nhân chính trị, bao gồm cả bà Aung San Suu Kyi.  

Với 12/15 phiếu ủng hộ, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã thông qua Nghị quyết do Anh bảo trợ. Ba thành viên còn lại của Hội đồng Bảo an gồm Trung Quốc, Nga và Ấn Độ bỏ phiếu trắng.

Nghị quyết mới được thông qua bày tỏ quan ngại sâu sắc về những biện pháp do chính quyền quân sự Myanmar đang áp dụng kể từ sau chính biến vào tháng 2/2021, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân Myanmar.

Nghị quyết kêu gọi “các hành động cụ thể và ngay lập tức” để thực hiện kế hoạch hòa bình, trong đó có Đồng thuận 5 điểm do ASEAN đưa ra. Đồng thời, Nghị quyết kêu gọi “ủng hộ các thể chế và quy trình dân chủ, thúc đẩy đối thoại và hòa giải mang tính xây dựng phù hợp với ý chí và lợi ích của người dân Myanmar.

Phát biểu sau khi bỏ phiếu, Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc cho biết nước này vẫn có những quan ngại về tình hình ở Myanmar; song nhấn mạnh sẽ không thể đạt được một giải pháp nhanh chóng trong vấn đề này. Theo phía Trung Quốc, việc giải quyết vấn đề này về cơ bản và duy nhất phụ thuộc vào chính Myanmar. Trong khi đó, Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc cho rằng tình hình ở Myanmar không phải là mối đe dọa đối với hòa bình và an ninh quốc tế, do đó Nga tin rằng Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc không nên giải quyết vấn đề này.

Trước đó, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua một Nghị quyết duy nhất khác về Myanmar vào năm 1948, trong đó cơ quan này đề nghị Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thừa nhận Myanmar là thành viên của Liên Hợp Quốc./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thái Lan phát hiện nhiều người Myanmar nhập cảnh trái phép tìm cách sang Malaysia
Thái Lan phát hiện nhiều người Myanmar nhập cảnh trái phép tìm cách sang Malaysia

VOV.VN - Cảnh sát Thái Lan hôm 4/12 phát hiện nhiều lao động người Myanmar nhập cảnh trái phép để tìm cách sang Malaysia tìm kiếm việc làm. 

Thái Lan phát hiện nhiều người Myanmar nhập cảnh trái phép tìm cách sang Malaysia

Thái Lan phát hiện nhiều người Myanmar nhập cảnh trái phép tìm cách sang Malaysia

VOV.VN - Cảnh sát Thái Lan hôm 4/12 phát hiện nhiều lao động người Myanmar nhập cảnh trái phép để tìm cách sang Malaysia tìm kiếm việc làm. 

Vấn đề Myanmar “nóng” tại Hội nghị cấp cao ASEAN 40 và 41
Vấn đề Myanmar “nóng” tại Hội nghị cấp cao ASEAN 40 và 41

VOV.VN - Truyền thông khu vực đưa tin vấn đề Myanmar là một trong những nội dung nghị sự “nóng” tại nhiều hội nghị trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN 40 và 41, đang diễn ra tại Campuchia từ 10-13/11.

Vấn đề Myanmar “nóng” tại Hội nghị cấp cao ASEAN 40 và 41

Vấn đề Myanmar “nóng” tại Hội nghị cấp cao ASEAN 40 và 41

VOV.VN - Truyền thông khu vực đưa tin vấn đề Myanmar là một trong những nội dung nghị sự “nóng” tại nhiều hội nghị trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN 40 và 41, đang diễn ra tại Campuchia từ 10-13/11.

Myanmar vắng mặt nhưng vẫn được giữ ghế tại Hội nghị ASEAN 2022
Myanmar vắng mặt nhưng vẫn được giữ ghế tại Hội nghị ASEAN 2022

VOV.VN - Ông Kong Phok, Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao và hợp tác quốc tế Campuchia kiêm phát ngôn viên Hội nghị ASEAN 2022 cho biết, mặc dù đại diện Myanmar không tham dự Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN nhưng Campuchia - Chủ tịch ASEAN 2022 vẫn giữ nguyên ghế và quốc kỳ Myanmar.

Myanmar vắng mặt nhưng vẫn được giữ ghế tại Hội nghị ASEAN 2022

Myanmar vắng mặt nhưng vẫn được giữ ghế tại Hội nghị ASEAN 2022

VOV.VN - Ông Kong Phok, Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao và hợp tác quốc tế Campuchia kiêm phát ngôn viên Hội nghị ASEAN 2022 cho biết, mặc dù đại diện Myanmar không tham dự Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN nhưng Campuchia - Chủ tịch ASEAN 2022 vẫn giữ nguyên ghế và quốc kỳ Myanmar.