Mail lừa đảo làm khổ người dân Australia

VOV.VN - Trong những ngày qua, các đối tượng lừa đảo đã gửi rất nhiều tin nhắn đến người dân Australia để đề nghị họ trả tiền chuộc nếu không muốn các hình ảnh trích xuất từ camera trong nhà bị phát tán lên mạng.

Trong tuần qua, Trung tâm phòng chống lừa đảo quốc gia của Australia đã nhận được hàng trăm báo cáo về việc người dân trở thành mục tiêu lừa đảo khi nhận được thư điện tử yêu cầu trả tiền chuộc bằng tiền điện tử nếu không muốn các hình ảnh trích xuất từ camera của gia đình và nhà bạn bè bị phát tán lên mạng.

Trong thư điện tử, các đối tượng lừa đảo còn thuyết phục người dân bằng cách nêu các thông tin cá nhân của người nhận như ngày tháng năm sinh và địa chỉ để người dân tin rằng hệ thống camera ở trong gia đình đã bị tấn công và thông tin đã bị đánh cắp.

Cho đến lúc này chưa có bằng chứng về việc camera của các gia đình bị tấn công và Trung tâm phòng chống lừa đảo quốc gia Australia cho rằng, các thông tin cá nhân mà đối tượng lừa đảo nêu trong thư điện tử có thể bị rò rỉ trong các cuộc tấn công mạng trước đó.

Ngay khi được thông báo về hành vi lừa đảo này, Trung tâm phòng chống lừa đảo quốc gia của Australia đã gửi cảnh báo đến người dân và nhắc nhở người dân nâng cao cảnh giác trước bất kỳ yêu cầu cung cấp thông tin và yêu cầu chuyển tiền.

Hiện tại, Trung tâm phòng chống lừa đảo quốc gia Australia đang phối hợp với các đối tác bao gồm cả các nhà lập pháp và cơ quan dịch vụ hỗ trợ bảo vệ an ninh mạng và nhận dạng quốc gia để phá tan âm mưu lừa đảo này cũng như đảm bảo người dân được tiếp cận với các dịch vụ hỗ trợ.

Từ tháng 5/2024, các vụ lừa đảo bằng cách gửi email đang gia tăng tại Australia. Theo bà Kathy Sundstrom, Giám đốc Cơ quan dịch vụ hỗ trợ bảo vệ an ninh mạng và nhận dạng quốc gia, nếu từ tháng 1 đến tháng 4/2024, trung bình trong 1 tháng, cơ quan này nhận được trung bình 50 báo cáo về các vụ lừa đảo bằng thư điện tử thì từ tháng 5/2024 trở lại đây, số báo cáo trung bình mà cơ quan này nhận được mỗi tháng là 200. Gần 50% nạn nhân của các vụ việc này có độ tuổi từ 18 đến 34. Mặc dù cách thức của các vụ việc không hoàn toàn giống nhau song đối tượng lừa đảo thường kèm theo tên, mật khẩu, địa chỉ, ngày sinh, số điện thoại….để dọa mọi người về viêc đã đột nhập được vào hệ thống và đánh cắp được các thông tin cá nhân.

Lừa đảo đang là một vấn nạn tại Australia khi các hình thức lừa đảo đã làm cho người dân nước này thiệt hại khoảng 2,7 tỷ AUD vào năm ngoái. Trong bối cảnh này, chính quyền Australia đang tìm cách để bảo vệ người dân trong đó có việc yêu cầu các ngân hàng, các công ty dịch vụ bổ sung thêm nhiều biện pháp để bảo vệ thông tin của khách hàng và tránh để khách hàng của mình trở thành nạn nhân của các vụ lừa đảo.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sinh viên Australia bỏ học giữa chừng tăng cao
Sinh viên Australia bỏ học giữa chừng tăng cao

VOV.VN - Khi nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, chi phí cho học tập tăng, Australia đang phải chứng kiến tình trạng sinh viên bỏ học giữa chừng tăng cao.

Sinh viên Australia bỏ học giữa chừng tăng cao

Sinh viên Australia bỏ học giữa chừng tăng cao

VOV.VN - Khi nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, chi phí cho học tập tăng, Australia đang phải chứng kiến tình trạng sinh viên bỏ học giữa chừng tăng cao.

Thiếu bác sỹ, Australia tạo điều kiện để bác sỹ nước ngoài đến làm việc
Thiếu bác sỹ, Australia tạo điều kiện để bác sỹ nước ngoài đến làm việc

VOV.VN - Australia đang phải đối mặt với tình trạng thiếu bác sỹ trầm trọng. Để lấp chỗ trống này, Australia sẽ đẩy nhanh quá trình cấp phép cho bác sỹ của ba quốc gia gồm New Zealand, Anh và Ireland đến nước này làm việc.

Thiếu bác sỹ, Australia tạo điều kiện để bác sỹ nước ngoài đến làm việc

Thiếu bác sỹ, Australia tạo điều kiện để bác sỹ nước ngoài đến làm việc

VOV.VN - Australia đang phải đối mặt với tình trạng thiếu bác sỹ trầm trọng. Để lấp chỗ trống này, Australia sẽ đẩy nhanh quá trình cấp phép cho bác sỹ của ba quốc gia gồm New Zealand, Anh và Ireland đến nước này làm việc.

Australia tranh cãi về việc sử dụng quảng cáo deepfake của chính trị gia
Australia tranh cãi về việc sử dụng quảng cáo deepfake của chính trị gia

VOV.VN - Công nghệ deepfake thường được đối tượng lừa đảo sử dụng để tạo các hình ảnh giả mạo để lừa mọi người. Tuy nhiên, tại Australia đang diễn ra cuộc thảo luận về việc cho phép sử dụng hình ảnh deepfake của các chính trị gia trong cuộc bầu cử tại nước này vào năm tới.

Australia tranh cãi về việc sử dụng quảng cáo deepfake của chính trị gia

Australia tranh cãi về việc sử dụng quảng cáo deepfake của chính trị gia

VOV.VN - Công nghệ deepfake thường được đối tượng lừa đảo sử dụng để tạo các hình ảnh giả mạo để lừa mọi người. Tuy nhiên, tại Australia đang diễn ra cuộc thảo luận về việc cho phép sử dụng hình ảnh deepfake của các chính trị gia trong cuộc bầu cử tại nước này vào năm tới.