Mỹ đã có lời giải cho bài toán nhập cư bất hợp pháp

VOV.VN - Kế hoạch cấp quyền công dân cho khoảng 1,8 triệu người nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ dự kiến sẽ được công bố vào ngày 29/1 tới.

Tổng thống Mỹ Donald Trump sẵn sàng thông qua kế hoạch cấp quyền công dân cho khoảng 1,8 triệu người nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ khi còn ở vị thành viên còn gọi là thế hệ “Dreamer” – một vấn đề đang gây tranh cãi giữa hai đảng Dân chủ và Cộng hòa. Thông tin được giới chức Nhà trắng cho biết ngày 25/1.

Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: ABC.

Nhà Trắng bày tỏ hy vọng, đổi lại, kế hoạch này của Tổng thống Trăm sẽ được Thượng viện Mỹ thông qua vào đầu tháng 2 tới. Theo đó yêu cầu Quốc hội Mỹ phải cho phép thành lập một khoản quỹ trị giá 25 tỷ USD nhằm xây dựng một bức tường dọc biên giới giữa Mỹ với Mexico cũng như nâng cấp cơ sở hạ tầng bảo vệ đường biên giới phía Bắc với Canada.

Kế hoạch cũng yêu cầu Quốc hội Mỹ phải giới hạn mức trợ cấp gia đình cho những người nhập cư, chấm dứt hệ thống cấp thị thực ưu đãi cho một số quốc gia và chi thêm ngân sách cho những người bảo vệ đường biên giới.

Đây được xem là bước ngoặt trong cuộc đối đầu giữa 2 phe Dân chủ và Cộng hòa xung quanh vấn đề bảo vệ quyền lợi cho hơn 700.000 người nhập cư trẻ tuổi tại Mỹ, tránh cho việc nhóm đối tượng này đối mặt với nguy cơ trục xuất khỏi Mỹ sau khi chương trình Hành động Trì hoãn trục xuất những người nhập cư trái phép vào Mỹ từ khi còn nhỏ (DACA) hết hạn vào tháng 3 tới.  

Dự kiến đề xuất này dự kiến sẽ được công bố vào ngày 29/1. Đây là kết quả của hàng chục cuộc họp giữa lãnh đạo và nghị sĩ 2 bên và nhận được sự ủng hộ của cả đảng Dân chủ và Cộng hòa.   

Trước đó, hôm 20/1, Chính phủ Mỹ cũng đã bị đóng cửa do các nghị sĩ Dân chủ và Cộng hòa tại Quốc hội không thể nhất trí về một dự luật chi tiêu tạm thời do chưa tìm được tiếng nói chung cho một dự luật cuối cùng liên quan đến số phận của DACA.

Kể từ khi ra đời vào năm 2012, DACA đã bảo vệ quyền lợi cho khoảng 700.000 người nhập cư trẻ tuổi được ở lại Mỹ làm việc một cách hợp pháp. Tuy nhiên, chương trình này đứng trước nguy cơ bị hủy bỏ sau khi Tổng thống Donald Trump lên cầm quyền với chính sách mạnh tay với người nhập cư trái phép và tăng cường an ninh biên giới nhằm mang lại thêm việc làm cho người dân bản địa. Rất nhiều bang, tổ chức và cá nhân đã nộp đơn kiện nhằm bảo vệ những người thuộc diện bảo hộ của DACA sau quyết định của ông Donald Trump./. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

15 bang đồng loạt kiện quyết định hủy bỏ DACA của Tổng thống Trump
15 bang đồng loạt kiện quyết định hủy bỏ DACA của Tổng thống Trump

VOV.VN - 15 tiểu bang của Mỹ cùng đặc khu Columbia ngày 6/9 đã đệ đơn kiện quyết định của chính quyền Tổng thống Mỹ bãi bỏ chương trình DACA.

15 bang đồng loạt kiện quyết định hủy bỏ DACA của Tổng thống Trump

15 bang đồng loạt kiện quyết định hủy bỏ DACA của Tổng thống Trump

VOV.VN - 15 tiểu bang của Mỹ cùng đặc khu Columbia ngày 6/9 đã đệ đơn kiện quyết định của chính quyền Tổng thống Mỹ bãi bỏ chương trình DACA.

Hàng loạt người nổi tiếng thuyết phục con gái ông Trump ủng hộ DACA
Hàng loạt người nổi tiếng thuyết phục con gái ông Trump ủng hộ DACA

VOV.VN - Nhiều người nổi tiếng đồng loạt gửi lời nhắn thuyết phục Ivanka Trump ủng hộ chương trình DACA mà chính quyền Tổng thống Mỹ đã tuyên bố bác bỏ.

Hàng loạt người nổi tiếng thuyết phục con gái ông Trump ủng hộ DACA

Hàng loạt người nổi tiếng thuyết phục con gái ông Trump ủng hộ DACA

VOV.VN - Nhiều người nổi tiếng đồng loạt gửi lời nhắn thuyết phục Ivanka Trump ủng hộ chương trình DACA mà chính quyền Tổng thống Mỹ đã tuyên bố bác bỏ.

Chùm ảnh: Dân Mỹ sục sôi phản đối quyết định bãi bỏ DACA
Chùm ảnh: Dân Mỹ sục sôi phản đối quyết định bãi bỏ DACA

VOV.VN - Quyết định của chính quyền ông Trump bãi bỏ chương trình bảo vệ trẻ vị thành niên nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ.

Chùm ảnh: Dân Mỹ sục sôi phản đối quyết định bãi bỏ DACA

Chùm ảnh: Dân Mỹ sục sôi phản đối quyết định bãi bỏ DACA

VOV.VN - Quyết định của chính quyền ông Trump bãi bỏ chương trình bảo vệ trẻ vị thành niên nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ.