Mỹ sẽ đáp trả nếu Solomon cho Trung Quốc thiết lập căn cứ quân sự

VOV.VN - Mỹ đã trực tiếp bày tỏ quan ngại với chính phủ Quần đảo Solomon về thỏa thuận an ninh vừa được nước này bí mật ký kết với Trung Quốc, đồng thời cảnh báo Mỹ sẽ đáp trả tương ứng nếu quốc đảo Thái Bình Dương cho phép Trung Quốc thiết lập căn cứ quân sự.

Ngay sau khi kết thúc chuyến thăm Quần đảo Solomon của phái đoàn quan chức cấp cao của Mỹ do Đặc phái viên phụ trách khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Kurt Campbell dẫn đầu, Nhà Trắng đã ra tuyên bố khẳng định Mỹ quan ngại về những nội dung không rõ ràng trong thỏa thuận an ninh vừa được Solomon và Trung Quốc ký kết.

Tuyên bố của chính phủ Mỹ cho biết, trong cuộc gặp kéo dài 90 phút với Thủ tướng Manasseh Sogavare cùng với 20 thành viên Nội các của chính phủ Solomon, phái đoàn Mỹ đã bày tỏ quan ngại về mục đích, phạm vi và tính minh bạch của thỏa thuận an ninh Solomon - Trung Quốc. Mỹ nói rõ với Solomon rằng, nếu đây là những bước đi đầu tiên dẫn tới việc Trung Quốc bố trí lực lượng quân sự thường xuyên tại quốc đảo Thái Bình Dương thì Mỹ sẽ có đáp trả tương ứng.

Trong cuộc gặp với các quan chức của Mỹ, Thủ tướng Sogavare một lần nữa khẳng định thỏa thuận an ninh sẽ không cho phép Trung Quốc đặt căn cứ quân sự. Tuy nhiên, Nhà Trắng cho rằng thỏa thuận này có những tác động tiềm ẩn đối với an ninh của khu vực, trong đó có an ninh của Mỹ, các đồng minh và đối tác.

Trong thông báo mới, Nhà Trắng cũng cho biết Mỹ sẽ xúc tiến mở đại sứ quán tại Solomon, đồng thời tăng cường viện trợ y tế, cung cấp vaccine và tiếp tục hợp tác với Solomon trong việc khắc phục các vật liệu chưa nổ.

Chuyến thăm quốc đảo Thái Bình Dương của Đặc phái viên Kurt Campbell diễn ra sau khi Trung Quốc và Solomon vừa ký một thỏa thuận an ninh gây tranh cãi. Mỹ, Australia và New Zealand đều bày tỏ quan ngại về khả năng theo sau thỏa thuận này Trung Quốc sẽ từng bước gia tăng hiện diện quân sự và tiến tới thiết lập một căn cứ quân sự chỉ cách đất liền của Australia chưa đến 2.000 km./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lý do Mỹ và Australia lo ngại hợp tác an ninh giữa Trung Quốc và Quần đảo Solomon
Lý do Mỹ và Australia lo ngại hợp tác an ninh giữa Trung Quốc và Quần đảo Solomon

VOV.VN - Phía Trung Quốc và Quần đảo Solomon trấn an dư luận quốc tế về thỏa thuận an ninh song phương nhưng các nước như Australia và Mỹ thì thực sự lo ngại về các nguy cơ từ thỏa thuận này.

Lý do Mỹ và Australia lo ngại hợp tác an ninh giữa Trung Quốc và Quần đảo Solomon

Lý do Mỹ và Australia lo ngại hợp tác an ninh giữa Trung Quốc và Quần đảo Solomon

VOV.VN - Phía Trung Quốc và Quần đảo Solomon trấn an dư luận quốc tế về thỏa thuận an ninh song phương nhưng các nước như Australia và Mỹ thì thực sự lo ngại về các nguy cơ từ thỏa thuận này.

Điều phối viên Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ đến Solomon
Điều phối viên Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ đến Solomon

VOV.VN - Điều phối viên của chính phủ Mỹ đặc trách khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương ngày hôm nay (22/4) đã đến Quần đảo Solomon trong nỗ lực cải thiện tầm ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực trước Trung Quốc.

Điều phối viên Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ đến Solomon

Điều phối viên Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ đến Solomon

VOV.VN - Điều phối viên của chính phủ Mỹ đặc trách khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương ngày hôm nay (22/4) đã đến Quần đảo Solomon trong nỗ lực cải thiện tầm ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực trước Trung Quốc.

Chuyên gia Australia: Trung Quốc sẽ nhanh chóng hiện diện quân sự tại Solomon
Chuyên gia Australia: Trung Quốc sẽ nhanh chóng hiện diện quân sự tại Solomon

VOV.VN -  Sau khi Trung Quốc thông báo về việc đã ký thỏa thuận an ninh với Quần đảo Solomon, Australia lo ngại Trung Quốc sẽ nhanh chóng thực hiện thỏa thuận này và đưa lực lượng đến Solomon, nơi chỉ cách Australia chưa đầy 2.000 km.

Chuyên gia Australia: Trung Quốc sẽ nhanh chóng hiện diện quân sự tại Solomon

Chuyên gia Australia: Trung Quốc sẽ nhanh chóng hiện diện quân sự tại Solomon

VOV.VN -  Sau khi Trung Quốc thông báo về việc đã ký thỏa thuận an ninh với Quần đảo Solomon, Australia lo ngại Trung Quốc sẽ nhanh chóng thực hiện thỏa thuận này và đưa lực lượng đến Solomon, nơi chỉ cách Australia chưa đầy 2.000 km.