Mỹ và E3 chỉ trích Nga- Iran, thỏa thuận hạt nhân hẹp cửa “hồi sinh”

VOV.VN - Cùng với 3 nước châu Âu, Mỹ cũng cho rằng cả Nga và Iran đã vi phạm Nghị quyết 2231, khi Iran bị cấm xuất khẩu vũ khí, còn Nga đã mua và sử dụng những loại vũ khí đó.

Mỹ và 3 nước châu Âu gồm Anh, Pháp và Đức đang dồn mọi chỉ trích vào Nga và Iran, về việc cung cấp và sử dụng máy bay không người lái cảm tử tại Ukraine; cho rằng 2 quốc gia này đã cùng vi phạm Nghị quyết 2231 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, liên quan đến điều khoản của Thỏa thuận hạt nhân 2015, cấm Iran xuất khẩu và tiếp nhận vũ khí tiên tiến từ nước ngoài. Cáo buộc của phương Tây không những làm gia tăng sức ép chính trị lên Nga và Iran, mà còn khiến cho ý định hồi sinh thỏa thuận hạt nhân 2015 “khó càng thêm khó”.

Hôm qua (21/10), phái viên của Anh, Pháp và Đức đã gửi đến Liên Hợp Quốc một bức thư thể hiện sự ủng hộ đối với lời kêu gọi của Ukraine về một cuộc điều tra về việc Nga sử dụng máy bay không người lái cảm tử do Iran sản xuất.

Đại diện của Pháp tại Liên Hợp Quốc Nicolas De Riuviere cho biết: “Hiện đã có tài liệu chắc chắn rằng các lực lượng vũ trang Nga đã sử dụng máy bay không người lái của Iran ở Ukraine, đặc biệt là để tấn công vào các cơ sở hạ tầng dân sự. Việc Iran cung cấp thiết bị này cho Nga là vi phạm Nghị quyết 2231. EU đã thông qua các biện pháp trừng phạt mới đối với các thực thể và cá nhân Iran liên quan đến việc sản xuất và chuyển giao máy bay không người lái cho Nga. Chúng tôi cũng ủng hộ việc Ukraine kêu gọi Ban thư ký điều tra vụ việc”.

Cùng với 3 nước châu Âu, Mỹ cũng cho rằng cả Nga và Iran đã vi phạm Nghị quyết 2231, khi Iran bị cấm xuất khẩu vũ khí, còn Nga đã mua và sử dụng những loại vũ khí. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hôm qua thậm chí còn cáo buộc quân nhân Iran đã có mặt tại bán đảo Crimea để hỗ trợ Nga sử dụng dòng máy bay không người lái cảm tử do nước này cung cấp để tấn công vào Ukraine.

 Theo Ngoại trưởng Mỹ, với sự vi phạm của Nga và Iran liên quan đến Nghị quyết 2231, các nỗ lực hồi sinh thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015 sẽ “khó càng thêm khó”. Cùng với cáo buộc Iran liên tục đưa thêm các vấn đề mới vào đàm phán, Ngoại trường Mỹ nhận định rằng, sẽ không có một thỏa thuận nào đạt được liên quan đến vấn đề hạt nhân Iran trong thời gian tới.

Về phần mình, trước những chỉ trích từ phương Tây, Bộ Quốc phòng Nga công bố các đoạn băng hình về các vụ tấn công không người lái của nước này tại Ukraine, khẳng định các mục tiêu tấn công là mục tiêu quân sự của Ukraine và các kho khí tài quân sự do phương Tây cung cấp cho Kiev. Động thái này nhằm bác bỏ các cáo buộc cho rằng Nga sử dụng máy bay không người lái tấn công các cơ sở hạ tầng dân sự. Tại Liên Hợp Quốc, Đại sứ Nga Vassily Nebenzia cũng bác bỏ mọi cáo buộc “vô căn cứ” việc Nga sử dụng máy bay không người lái của Iran; cho rằng Liên Hợp Quốc không nên tiến hành một cuộc điều tra “thiên vị”.

 “Nếu các chuyên gia của Liên Hợp Quốc, chỉ vì làm hài lòng các nước phương Tây mà tiến hành một cuộc điều tra vô căn cứ, viện dẫn Nghị quyết 2231, chúng tôi có thể xem xét lại toàn bộ mối quan hệ của chúng tôi với Ban Thư ký Liên Hợp Quốc, vì trường hợp này sẽ không thể gọi nó là không thiên vị được”, ông Vassily Nebenzia nói.

Ngoài ra, trước những đánh giá thiệt hại nghiêm trọng về cơ sở hạ tầng tại Ukraine của Liên Hợp Quốc, Nga cho rằng, Liên Hợp Quốc đã để ý đến những thiệt hại hiện nay của Ukraine, nhưng đã không quan tâm đến những thiệt hại tương tự mà người dân miền Đông Ukraine gánh chịu trong nhiều năm qua, việc cây cầu Crimea bị tấn công khủng bố hay các cuộc tấn công liều lĩnh vào nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia. Cùng với Nga, Iran cũng nhiều lần bác bỏ việc cung cấp vũ khí cho các bên trong cuộc xung đột./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Iran tìm thấy mục tiêu mới từ cuộc xung đột Nga-Ukraine
Iran tìm thấy mục tiêu mới từ cuộc xung đột Nga-Ukraine

VOV.VN - Cuộc xung đột Nga-Ukraine đang giúp một quốc gia đạt được các mục tiêu về chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia, nhưng đó không phải là Nga và Ukraine.

Iran tìm thấy mục tiêu mới từ cuộc xung đột Nga-Ukraine

Iran tìm thấy mục tiêu mới từ cuộc xung đột Nga-Ukraine

VOV.VN - Cuộc xung đột Nga-Ukraine đang giúp một quốc gia đạt được các mục tiêu về chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia, nhưng đó không phải là Nga và Ukraine.

EU trừng phạt nhà sản xuất UAV và 3 tướng của Iran
EU trừng phạt nhà sản xuất UAV và 3 tướng của Iran

VOV.VN - Liên minh châu Âu (EU) đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với nhà sản xuất máy bay không người lái Shahed Aviation Industries của Iran và ba tướng lĩnh nước này, theo Quy định thực thi mới của Hội đồng châu Âu ngày 20/10.

EU trừng phạt nhà sản xuất UAV và 3 tướng của Iran

EU trừng phạt nhà sản xuất UAV và 3 tướng của Iran

VOV.VN - Liên minh châu Âu (EU) đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với nhà sản xuất máy bay không người lái Shahed Aviation Industries của Iran và ba tướng lĩnh nước này, theo Quy định thực thi mới của Hội đồng châu Âu ngày 20/10.

Phía sau cam kết của Iran chuyển giao UAV cảm tử và tên lửa cho Nga
Phía sau cam kết của Iran chuyển giao UAV cảm tử và tên lửa cho Nga

VOV.VN - Reuters dẫn nguồn tin từ các quan chức cấp cao Iran cho biết, nước này đã cam kết cung cấp tên lửa đất đối đất và chuyển giao thêm nhiều máy bay không người lái cho Nga.

Phía sau cam kết của Iran chuyển giao UAV cảm tử và tên lửa cho Nga

Phía sau cam kết của Iran chuyển giao UAV cảm tử và tên lửa cho Nga

VOV.VN - Reuters dẫn nguồn tin từ các quan chức cấp cao Iran cho biết, nước này đã cam kết cung cấp tên lửa đất đối đất và chuyển giao thêm nhiều máy bay không người lái cho Nga.

Vì sao Nga cần tên lửa đạn đạo Iran dù sở hữu công nghệ vượt trội?
Vì sao Nga cần tên lửa đạn đạo Iran dù sở hữu công nghệ vượt trội?

VOV.VN - Nga đang có những tính toán riêng khi lựa mua các tên lửa đạn đạo của Iran để đối phó với Ukraine. Thực tế, công nghệ tên lửa đạn đạo của Nga vượt trội của Iran và kho tên lửa của Nga vẫn còn đầy đặn.

Vì sao Nga cần tên lửa đạn đạo Iran dù sở hữu công nghệ vượt trội?

Vì sao Nga cần tên lửa đạn đạo Iran dù sở hữu công nghệ vượt trội?

VOV.VN - Nga đang có những tính toán riêng khi lựa mua các tên lửa đạn đạo của Iran để đối phó với Ukraine. Thực tế, công nghệ tên lửa đạn đạo của Nga vượt trội của Iran và kho tên lửa của Nga vẫn còn đầy đặn.