Mỹ và Indonesia cam kết bảo vệ Biển Đông trong “đối thoại chiến lược”

VOV.VN - Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 3/8 tuyên bố khởi động “đối thoại chiến lược” với Indonesia, đồng thời cho biết hai nước cam kết hợp tác với nhau trong nhiều vấn đề, bao gồm bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông.

Trong cuộc gặp tại Washington giữa Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và người đồng cấp Indonesia Retno Marsudi, hai bên cũng cam kết hợp tác chống đại dịch Covid-19, biến đổi khí hậu cũng như thúc đẩy quan hệ kinh tế và thương mại song phương, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết.

Indonesia là nền kinh tế hàng đầu trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) gồm 10 thành viên – một khối mà Washington coi là chìa khóa trong nỗ lực chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở châu Á.

Mỹ và Indonesia đã nhất trí thiết lập “quan hệ đối tác chiến lược” vào năm 2015 nhưng Blinken nói với các phóng viên rằng đối thoại chiến lược giữa hai nước thực sự mới chỉ bắt đầu.

“Indonesia là một đối tác dân chủ mạnh mẽ của Mỹ. Chúng tôi đang cùng hợp tác trên nhiều mặt trận khác nhau”, ông Blinken nói và cho biết thêm rằng, Washington đánh giá cao tiếng nói của Jakarta trong ASEAN.

Về phần mình, bà Marsudi nói rằng, mối quan hệ đối tác mạnh mẽ với Indonesia sẽ là “tài sản quan trọng cho sự tham gia ngày càng sâu hơn của các bạn [Mỹ - ND] trong khu vực”.

Bà Marsudi cho biết, Mỹ là một trong những đối tác quan trọng của ASEAN trong việc triển khai quan điểm của ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (AOIP).

“Hy vọng của tôi và chính phủ Indonesia là thúc đẩy mối quan hệ song phương với Mỹ, từ y tế đến các mục tiêu phát triển bền vững, từ giáo dục đến kinh tế và hơn thế nữa”.

Thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao Mỹ sau cuộc họp cho biết, hai bên đã thảo luận về các bước phục hồi sau đại dịch. Ông Blinken nhấn mạnh rằng Mỹ đã viện trợ 8 triệu liều vaccine Covid-19 cho Indonesia và hai nước cũng đang làm việc về hỗ trợ oxy, phương pháp điều trị...

Hai bộ trưởng cũng "bày tỏ quan điểm chung về an ninh hàng hải" và cam kết "bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông, tiếp tục hợp tác trong lĩnh vực an ninh mạng và ngăn chặn tội phạm mạng", tuyên bố cho biết.

Cuộc gặp diễn ra ngay trước khi ông Blinken tham gia Hội nghị trực tuyến Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN – Mỹ. Ngoại trưởng Blinken đang có một tuần bận rộn với các cuộc họp cùng các đối tác trong khu vực – một phần trong nỗ lực của Mỹ nhằm thể hiện rằng họ thực sự nghiêm túc trong việc hợp tác với Đông Nam Á trong việc kiềm chế tham vọng của Trung Quốc.

Murray Hiebert, một chuyên gia về Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế của Washington, cho biết có quá ít thời gian để phát triển thỏa thuận đối tác chiến lược dưới thời chính quyền Obama trước khi ông Donald Trump nhậm chức.

“Các thỏa thuận như thế này không phải là ưu tiên đối với chính quyền của ông ấy”, Hiebert nói về thỏa thuận trải dài trên nhiều lĩnh vực, bao gồm quốc phòng, năng lượng và các mối quan hệ kinh tế rộng lớn.

Ông Hiebert nhấn mạnh: “Việc tìm hiểu chi tiết về tất cả các lĩnh vực này sẽ mất thời gian và đòi hỏi sự tập trung đáng kể của các quan chức cấp cao về chính sách đối ngoại, quốc phòng và kinh tế”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phó Tổng thống Mỹ thăm Việt Nam, ủng hộ các quy tắc quốc tế ở Biển Đông
Phó Tổng thống Mỹ thăm Việt Nam, ủng hộ các quy tắc quốc tế ở Biển Đông

VOV.VN - Trong chuyến công du sắp tới, bà Harris sẽ tập trung vào việc ủng hộ các quy tắc quốc tế ở Biển Đông, nhấn mạnh vai trò của Mỹ với khu vực, mở rộng hợp tác an ninh.

Phó Tổng thống Mỹ thăm Việt Nam, ủng hộ các quy tắc quốc tế ở Biển Đông

Phó Tổng thống Mỹ thăm Việt Nam, ủng hộ các quy tắc quốc tế ở Biển Đông

VOV.VN - Trong chuyến công du sắp tới, bà Harris sẽ tập trung vào việc ủng hộ các quy tắc quốc tế ở Biển Đông, nhấn mạnh vai trò của Mỹ với khu vực, mở rộng hợp tác an ninh.

Đức sẽ lần đầu tiên điều tàu chiến tới Biển Đông sau gần 20 năm
Đức sẽ lần đầu tiên điều tàu chiến tới Biển Đông sau gần 20 năm

VOV.VN - Ngày 2/8, Đức lần đầu tiên tuyên bố sẽ điều tàu chiến tới Biển Đông sau gần 2 thập kỷ, cùng các nước phương Tây khác tăng cường hiện diện quân sự trong khu vực.

Đức sẽ lần đầu tiên điều tàu chiến tới Biển Đông sau gần 20 năm

Đức sẽ lần đầu tiên điều tàu chiến tới Biển Đông sau gần 20 năm

VOV.VN - Ngày 2/8, Đức lần đầu tiên tuyên bố sẽ điều tàu chiến tới Biển Đông sau gần 2 thập kỷ, cùng các nước phương Tây khác tăng cường hiện diện quân sự trong khu vực.

Ấn Độ cử 4 tàu chiến tới Biển Đông tham gia nhiều cuộc tập trận
Ấn Độ cử 4 tàu chiến tới Biển Đông tham gia nhiều cuộc tập trận

VOV.VN - Đây là động thái của Ấn Độ nhằm thể hiện ‘Chính sách Hành động Hướng Đông’ của mình cũng như gửi một thông điệp cứng rắn tới Trung Quốc.

Ấn Độ cử 4 tàu chiến tới Biển Đông tham gia nhiều cuộc tập trận

Ấn Độ cử 4 tàu chiến tới Biển Đông tham gia nhiều cuộc tập trận

VOV.VN - Đây là động thái của Ấn Độ nhằm thể hiện ‘Chính sách Hành động Hướng Đông’ của mình cũng như gửi một thông điệp cứng rắn tới Trung Quốc.