Mỹ và Nga “đụng độ” gay gắt tại HĐBA LHQ về hiệu quả các lệnh trừng phạt

VOV.VN - Mỹ và Nga vừa có cuộc đụng độ gay gắt tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về tính hữu ích và tác động của các lệnh trừng phạt quốc tế.

Cuộc thảo luận được tổ chức theo sáng kiến của Nga, nước Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc tháng 2, với chủ đề “Ngăn chặn các hậu quả nhân đạo và không mong muốn của các lệnh trừng phạt”.

Kể từ sau Chiến tranh Lạnh, các lệnh trừng phạt quốc tế ngày càng được sử dụng nhiều. Tuy nhiên, theo Phó Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Dmitry Polyansky, nhiều cơ chế trừng phạt đã gây ảnh hưởng tới các kế hoạch xây dựng nhà nước và phát triển kinh tế. Vì thế, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cần chú ý nhiều hơn đến quan điểm của chính quyền các quốc gia chịu lệnh trừng phạt, cũng như thực tế hơn trong việc xây dựng các tiêu chuẩn để đảm bảo các lệnh trừng phạt không trở nên vô nghĩa.

Phản bác quan điểm này, Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Linda Thomas-Greenfield cho rằng, các biện pháp trừng phạt là “một công cụ mạnh mẽ” để khiến những kẻ khủng bố khó huy động tài chính hơn, cũng như ngăn cản chương trình tên lửa đạn đạo và hạt nhân của Triều Tiên.

Các lệnh trừng phạt chính là một công cụ quan trọng để Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thực thi các quyết định. Từ năm 1966, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã thiết lập hàng chục cơ chế trừng phạt nhằm vào Triều Tiên, Iran, Yemen, Bờ Biển Ngà, Tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) hay Al-Qaeda./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Quan chức NATO đánh giá khả năng Nga tấn công các nước Baltic
Quan chức NATO đánh giá khả năng Nga tấn công các nước Baltic

VOV.VN - Theo ông Bauer, nếu nhìn vào tình thế binh sỹ Nga ở Belarus, câu trả lời là có. Tuy nhiên, cũng cần phải xem có dấu hiệu nào cho thấy Nga hay Belarus có ý định làm tổn hại các nước Baltic hay không.

Quan chức NATO đánh giá khả năng Nga tấn công các nước Baltic

Quan chức NATO đánh giá khả năng Nga tấn công các nước Baltic

VOV.VN - Theo ông Bauer, nếu nhìn vào tình thế binh sỹ Nga ở Belarus, câu trả lời là có. Tuy nhiên, cũng cần phải xem có dấu hiệu nào cho thấy Nga hay Belarus có ý định làm tổn hại các nước Baltic hay không.

Dòng chảy phương Bắc 2 bị đe dọa, Nga tính chuyển hướng năng lượng từ Tây sang Đông
Dòng chảy phương Bắc 2 bị đe dọa, Nga tính chuyển hướng năng lượng từ Tây sang Đông

VOV.VN - Khủng hoảng Ukraine có thể thúc đẩy việc tái phân phối năng lượng toàn cầu quy mô lớn, Nga sẽ bán dầu mỏ, khí đốt cho Trung Quốc nhiều hơn trong khi giảm giao dịch với châu Âu và khi đó, dòng chảy năng lượng sẽ chuyển từ Tây sang Đông.

Dòng chảy phương Bắc 2 bị đe dọa, Nga tính chuyển hướng năng lượng từ Tây sang Đông

Dòng chảy phương Bắc 2 bị đe dọa, Nga tính chuyển hướng năng lượng từ Tây sang Đông

VOV.VN - Khủng hoảng Ukraine có thể thúc đẩy việc tái phân phối năng lượng toàn cầu quy mô lớn, Nga sẽ bán dầu mỏ, khí đốt cho Trung Quốc nhiều hơn trong khi giảm giao dịch với châu Âu và khi đó, dòng chảy năng lượng sẽ chuyển từ Tây sang Đông.

Mỹ và EU mở rộng nguồn cung khí đốt giữa căng thẳng Nga - Ukraine
Mỹ và EU mở rộng nguồn cung khí đốt giữa căng thẳng Nga - Ukraine

VOV.VN - Hôm qua (7/2), cuộc họp Hội đồng Năng lượng EU - Mỹ diễn ra tại Washington với chủ đề hợp tác đảm bảo an ninh năng lượng, đặc biệt trong bối cảnh khi nguồn cung khí đốt từ Nga sang châu Âu thấp hơn dự kiến và căng thẳng về vấn đề Ukraine gia tăng.

Mỹ và EU mở rộng nguồn cung khí đốt giữa căng thẳng Nga - Ukraine

Mỹ và EU mở rộng nguồn cung khí đốt giữa căng thẳng Nga - Ukraine

VOV.VN - Hôm qua (7/2), cuộc họp Hội đồng Năng lượng EU - Mỹ diễn ra tại Washington với chủ đề hợp tác đảm bảo an ninh năng lượng, đặc biệt trong bối cảnh khi nguồn cung khí đốt từ Nga sang châu Âu thấp hơn dự kiến và căng thẳng về vấn đề Ukraine gia tăng.