Nam Phi cáo buộc phương Tây gây biến động kinh tế toàn cầu

(VOV) - Chính sách của các nước Eurozone bị coi là thủ phạm gây ra khủng hoảng tài chính.

Thống đốc Ngân hàng Dự trữ Nam Phi Gill Marcus hôm 10/10 đã lên tiếng chỉ trích các quốc gia phương Tây về những biến động kinh tế toàn cầu.

Bà Marcus cho rằng, chính các chính sách của các quốc gia thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu cùng với hệ thống ngân hàng yếu kém đã góp phần gây ra cuộc khủng hoảng tài chính.

Thống đốc Ngân hàng Dự trữ Nam Phi, Gill Marcus (ảnh: timeslive)

Bà nhấn mạnh cuộc khủng hoảng tài chính khu vực đồng euro đã khiến các nhà đầu tư mất niềm tin vào lĩnh vực ngân hàng và hệ thống tài chính châu Âu. Ngoài ra, chính các nước trong khu vực cũng mất niềm tin vào hệ thống tài chính của nhau, khi các quốc gia ở khu vực Bắc Âu không muốn cho các nước thành viên khác trong Liên minh châu Âu vay tiền do lo ngại tính rủi ro cao.

Theo bà Marcus, cuộc khủng hoảng tại khu vực đồng tiền chung châu Âu đã làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Có tới 12 trong số các nước thành viên khu vực này chịu những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng, tăng trưởng kinh tế trong quí 2 năm nay tại các nước này đã giảm xuống 0,7%. Do đó bà Marcus cho rằng các giải pháp cho cuộc khủng hoảng tài chính cần phải mang tính toàn cầu./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

ECB: Eurozone cần xây dựng một liên minh kinh tế sâu rộng hơn
ECB: Eurozone cần xây dựng một liên minh kinh tế sâu rộng hơn

Các nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu đã nhất trí hợp tác xây dựng một liên minh kinh tế, tài chính và ngân hàng có thể bổ sung cho liên minh tiền tệ hiện nay

ECB: Eurozone cần xây dựng một liên minh kinh tế sâu rộng hơn

ECB: Eurozone cần xây dựng một liên minh kinh tế sâu rộng hơn

Các nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu đã nhất trí hợp tác xây dựng một liên minh kinh tế, tài chính và ngân hàng có thể bổ sung cho liên minh tiền tệ hiện nay

Nền kinh tế Eurozone giảm 0,2% trong quí 2
Nền kinh tế Eurozone giảm 0,2% trong quí 2

Tốc độ phát triển của toàn bộ khu vực sụt giảm đã đẩy khối này gần hơn với suy thoái.

Nền kinh tế Eurozone giảm 0,2% trong quí 2

Nền kinh tế Eurozone giảm 0,2% trong quí 2

Tốc độ phát triển của toàn bộ khu vực sụt giảm đã đẩy khối này gần hơn với suy thoái.

Eurozone thống nhất gói cứu trợ cho Tây Ban Nha
Eurozone thống nhất gói cứu trợ cho Tây Ban Nha

Gói cứu trợ trị giá 30 tỷ euro sẽ được triển khai vào cuối tháng này

Eurozone thống nhất gói cứu trợ cho Tây Ban Nha

Eurozone thống nhất gói cứu trợ cho Tây Ban Nha

Gói cứu trợ trị giá 30 tỷ euro sẽ được triển khai vào cuối tháng này

"Hy Lạp rời khỏi Eurozone sẽ là thảm họa"
"Hy Lạp rời khỏi Eurozone sẽ là thảm họa"

(VOV) -Thủ tướng Hy Lạp Antonis Samaras khẳng định loại trừ hoàn toàn khả năng Hy Lạp rời khỏi Khu vực đồng euro.

"Hy Lạp rời khỏi Eurozone sẽ là thảm họa"

"Hy Lạp rời khỏi Eurozone sẽ là thảm họa"

(VOV) -Thủ tướng Hy Lạp Antonis Samaras khẳng định loại trừ hoàn toàn khả năng Hy Lạp rời khỏi Khu vực đồng euro.

Lo khủng hoảng, Mỹ rút tiền khỏi ngân hàng eurozone
Lo khủng hoảng, Mỹ rút tiền khỏi ngân hàng eurozone

Theo báo cáo của Fitch, tháng 6 các quỹ thị trường tiền tệ chính của Mỹ hạ tỷ trọng nợ các ngân hàng khu vực đồng euro (eurozone) xuống thấp kỷ lục.

Lo khủng hoảng, Mỹ rút tiền khỏi ngân hàng eurozone

Lo khủng hoảng, Mỹ rút tiền khỏi ngân hàng eurozone

Theo báo cáo của Fitch, tháng 6 các quỹ thị trường tiền tệ chính của Mỹ hạ tỷ trọng nợ các ngân hàng khu vực đồng euro (eurozone) xuống thấp kỷ lục.

Tỷ lệ thất nghiệp Eurozone tới 18 triệu người
Tỷ lệ thất nghiệp Eurozone tới 18 triệu người

(VOV) - Đây là mức cao kỷ lục kể từ năm 1995.

Tỷ lệ thất nghiệp Eurozone tới 18 triệu người

Tỷ lệ thất nghiệp Eurozone tới 18 triệu người

(VOV) - Đây là mức cao kỷ lục kể từ năm 1995.

Eurozone ra mắt cơ chế bình ổn châu Âu
Eurozone ra mắt cơ chế bình ổn châu Âu

(VOV) - Sự ra mắt của cơ chế này là một cột mốc quan trọng trong việc định hình liên minh tiền tệ của châu Âu.

Eurozone ra mắt cơ chế bình ổn châu Âu

Eurozone ra mắt cơ chế bình ổn châu Âu

(VOV) - Sự ra mắt của cơ chế này là một cột mốc quan trọng trong việc định hình liên minh tiền tệ của châu Âu.