Nga dừng cung cấp khí đốt cho Hà Lan

VOV.VN - Hà Lan đã trở thành quốc gia thứ 4 ngừng nhập khẩu khí đốt tự nhiên của Nga, sau khi nước này quyết định không thanh toán việc mua khí đốt bằng đồng rúp.

Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga ngày 31/5 thông báo đã “ngừng hoàn toàn việc cung cấp khí đốt” cho công ty năng lượng GasTerra của Hà Lan. Giải thích về quyết định này Gazprom cho biết: “Tính đến ngày 30/5, Gazprom Export vẫn chưa nhận được khoản thanh toán cho nguồn cung cấp khí đốt trong tháng 4 từ GasTerra B.V”.

GasTerra trước đó tuyên bố đã thực hiện các biện pháp để bù đắp cho sự thiếu hụt khí đốt. Thông báo từ phía GasTerra cho biết: "Quyết định của Gazprom đồng nghĩa với việc từ nay cho đến ngày 1/10/2022 – ngày kết thúc hợp đồng, khoảng 2 tỷ mét khối khí đốt theo hợp đồng sẽ không được cung cấp. GasTerra đã dự liệu điều này và tìm cách mua khí đốt ở nơi khác".

Trước đó vào cuối tháng 4/2022, Gazprom đã đình chỉ việc xuất khẩu khí đốt sang Bulgaria và Ba Lan. Đến tháng 5, tập đoàn này tiếp tục ngừng cung cấp khí đốt cho Phần Lan. Đan Mạch cũng phải đối mặt với tình trạng nguồn cung bị đóng băng sau khi từ chối yêu cầu thanh toán bằng đồng rúp của Nga./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vai trò của Hệ thống kết nối Hy Lạp-Bulgaria trong cuộc chiến khí đốt Nga-châu Âu
Vai trò của Hệ thống kết nối Hy Lạp-Bulgaria trong cuộc chiến khí đốt Nga-châu Âu

VOV.VN - Vai trò của Hệ thống kết nối khí đốt Hy Lạp-Bulgaria (IGB) đã trở nên quan trọng hơn sau quyết định của Nga dừng cung cấp khí đốt tự nhiên cho Ba Lan và Bulgaria.

Vai trò của Hệ thống kết nối Hy Lạp-Bulgaria trong cuộc chiến khí đốt Nga-châu Âu

Vai trò của Hệ thống kết nối Hy Lạp-Bulgaria trong cuộc chiến khí đốt Nga-châu Âu

VOV.VN - Vai trò của Hệ thống kết nối khí đốt Hy Lạp-Bulgaria (IGB) đã trở nên quan trọng hơn sau quyết định của Nga dừng cung cấp khí đốt tự nhiên cho Ba Lan và Bulgaria.

Lo bị cắt khí đốt, nhiều nước châu Âu xem xét chấp nhận yêu cầu thanh toán của Nga
Lo bị cắt khí đốt, nhiều nước châu Âu xem xét chấp nhận yêu cầu thanh toán của Nga

VOV.VN - CNN và RT ngày 28/4 đưa tin, một số công ty năng lượng lớn nhất châu Âu đang có kế hoạch sử dụng hệ thống thanh toán mới cho việc mua khí đốt của Nga theo yêu cầu mà Điện Kremlin đưa ra.

Lo bị cắt khí đốt, nhiều nước châu Âu xem xét chấp nhận yêu cầu thanh toán của Nga

Lo bị cắt khí đốt, nhiều nước châu Âu xem xét chấp nhận yêu cầu thanh toán của Nga

VOV.VN - CNN và RT ngày 28/4 đưa tin, một số công ty năng lượng lớn nhất châu Âu đang có kế hoạch sử dụng hệ thống thanh toán mới cho việc mua khí đốt của Nga theo yêu cầu mà Điện Kremlin đưa ra.

Cuộc chiến khí đốt giữa châu Âu và Nga leo thang
Cuộc chiến khí đốt giữa châu Âu và Nga leo thang

VOV.VN - Ba Lan và Bulgaria đã nhận khí đốt từ các đồng minh sau khi cùng ngày Nga cắt nguồn cung khí đốt tới các nước này. Động thái mạnh tay của Nga diễn ra sau khi Moscow yêu cầu các nước EU thanh toán tiền khí đốt bằng đồng rúp nhưng lại bị các nhà lãnh đạo châu Âu lên án là "tống tiền".

Cuộc chiến khí đốt giữa châu Âu và Nga leo thang

Cuộc chiến khí đốt giữa châu Âu và Nga leo thang

VOV.VN - Ba Lan và Bulgaria đã nhận khí đốt từ các đồng minh sau khi cùng ngày Nga cắt nguồn cung khí đốt tới các nước này. Động thái mạnh tay của Nga diễn ra sau khi Moscow yêu cầu các nước EU thanh toán tiền khí đốt bằng đồng rúp nhưng lại bị các nhà lãnh đạo châu Âu lên án là "tống tiền".

Châu Âu cung cấp khí đốt cho Ba Lan, Bulgaria sau khi Nga cắt nguồn cung
Châu Âu cung cấp khí đốt cho Ba Lan, Bulgaria sau khi Nga cắt nguồn cung

VOV.VN - Chủ tịch Uỷ ban châu Âu Ursula von der Leyen ngày 27/4 cho biết, Ba Lan và Bulgaria đã bắt đầu nhận khí đốt từ các nước láng giềng nhằm bù đắp cho việc bị Nga cắt nguồn cung, đồng thời tuyên bố châu Âu sẽ đầu tư mạnh mẽ vào các nguồn năng lượng thay thế trong tương lai.

Châu Âu cung cấp khí đốt cho Ba Lan, Bulgaria sau khi Nga cắt nguồn cung

Châu Âu cung cấp khí đốt cho Ba Lan, Bulgaria sau khi Nga cắt nguồn cung

VOV.VN - Chủ tịch Uỷ ban châu Âu Ursula von der Leyen ngày 27/4 cho biết, Ba Lan và Bulgaria đã bắt đầu nhận khí đốt từ các nước láng giềng nhằm bù đắp cho việc bị Nga cắt nguồn cung, đồng thời tuyên bố châu Âu sẽ đầu tư mạnh mẽ vào các nguồn năng lượng thay thế trong tương lai.