Nga mở cảng Vladivostok cho Trung Quốc sau 163 năm

VOV.VN - Tổng cục Hải quan Trung Quốc mới đây cho biết, nước này sẽ đưa thêm cảng Vladivostok của Nga vào danh sách cảng trung chuyển để vận chuyển hàng hóa thương mại nội địa xuyên biên giới.

Điều này đồng nghĩa với việc Nga sẽ mở lại cảng đầu mối quan trọng này cho Trung Quốc sau 163 năm, giúp các khu vực nằm sâu trong lục địa ở vùng Đông Bắc nước này mở đường ra biển.

Thông báo của Tổng cục Hải quan Trung Quốc về việc tiếp tục mở rộng phạm vi kinh doanh vận chuyển hàng hóa thương mại nội địa qua biên giới tại tỉnh Cát Lâm được đưa ra từ hồi đầu tháng 5.

Theo đó, từ ngày 1/6, cơ quan này cho phép đưa thêm cảng Vladivostok của Nga vào danh sách các cảng trung chuyển để vận chuyển hàng hóa nội địa qua biên giới tại tỉnh Cát Lâm, miền Đông Bắc Trung Quốc.

Nằm ở phía Đông Bắc của lục địa Á-Âu, Vladivostok là thành phố cảng lớn nhất bên bờ biển Thái Bình Dương của Nga, với sản lượng container thông qua hàng năm đạt gần 1 triệu TEU. Cảng này cũng là nơi đặt trụ sở Bộ Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Nga.

Sau khi các biện pháp mới được thực hiện, đây sẽ là lần đầu tiên sau 163 năm các tỉnh Hắc Long Giang và Cát Lâm của Trung Quốc có thể đi ra biển, mà không cần phải vận chuyển bằng đường bộ đến tỉnh Liêu Ninh, kể từ khi hai bên ký kết “Hiệp ước Bắc Kinh” năm 1860. Khoảng cách vận chuyển bằng đường bộ ra biển từ hai tỉnh miền Đông Bắc Trung Quốc này sẽ được rút ngắn đáng kể, do vậy dự kiến sẽ giúp cải thiện năng lực cạnh tranh sản xuất của hai tỉnh này.

Trang Caixin dẫn lời một nhà giao nhận hàng hóa cao cấp ở Thượng Hải cho biết, trước đây, hàng hóa thương mại nội địa ở Đông Bắc Trung Quốc về cơ bản phải đi bằng đường bộ đến các cảng Doanh Khẩu hoặc Đại Liên thuộc tỉnh Liêu Ninh trước khi vận chuyển bằng đường biển đến Hạ Môn, Quảng Châu ở phía Nam.

Tuy nhiên, khoảng cách từ Cát Lâm và Hắc Long Giang đến các cảng ở Liêu Ninh thường hơn 1.000 km, chi phí vận chuyển tương đối cao, trong khi khoảng cách từ thành phố Tuy Phân Hà ở Hắc Long Giang và thành phố Hồn Xuân ở Cát Lâm đến Vladivostok chỉ khoảng 200 km, khiến chi phí vận tải đường bộ giảm đáng kể. Việc sử dụng các cảng nước ngoài để vận chuyển hàng hóa từ miền Bắc xuống miền Nam Trung Quốc, không chỉ giảm chi phí, mà còn giúp nước này tăng cường sự chặt chẽ trong chuỗi công nghiệp và chuỗi cung ứng với các nước láng giềng.

Một số nhà phân tích cũng cho rằng Vladivostok nằm ở khu vực biên giới Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản và Nga ở khu vực Đông Bắc Á, đồng thời là vành đai giao thông trung tâm của toàn bộ khu vực châu Âu và châu Á. Việc mở cửa vùng Viễn Đông của Nga sẽ thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế của vùng Đông Bắc Trung Quốc.

Ngoài ra, theo trang Thepaper, vào tháng 9/2022, Cục Vận tải đường thủy thành phố Hồn Xuân, tỉnh Cát Lâm đã đăng ký bổ sung Vladivostok làm cảng trung chuyển để vận chuyển hàng hóa thương mại nội địa qua biên giới và bổ sung hai cảng ở Chiết Giang làm cảng nhập cảnh để vận chuyển hàng hóa thương mại nội địa qua biên giới.

Một số chuyên gia trong ngành cho rằng, việc mở cửa các cảng này cũng giúp thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng thương mại giữa Trung Quốc và Nga, đặc biệt là thương mại trung chuyển, bên cạnh việc đem lại lợi ích to lớn cho sự phát triển kinh tế và góp phần hồi sinh cơ sở công nghiệp cũ ở Đông Bắc Trung Quốc./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sau 50 năm trỗi dậy, Trung Quốc hiện thách thức sức mạnh Mỹ và Nhật Bản ra sao?
Sau 50 năm trỗi dậy, Trung Quốc hiện thách thức sức mạnh Mỹ và Nhật Bản ra sao?

VOV.VN - Trung Quốc đặt mục tiêu đuổi kịp và vượt nền kinh tế Mỹ vào năm 2035. Khi đó kịch bản địa chiến lược, cụ thể là “trung tâm quyền lực thế giới”, có khả năng sẽ thay đổi. Sự chi phối của chủ nghĩa tư bản đối với các vấn đề quốc tế sẽ gặp thách thức nghiêm túc từ một nước từng rất nghèo cách đây 50 năm.

Sau 50 năm trỗi dậy, Trung Quốc hiện thách thức sức mạnh Mỹ và Nhật Bản ra sao?

Sau 50 năm trỗi dậy, Trung Quốc hiện thách thức sức mạnh Mỹ và Nhật Bản ra sao?

VOV.VN - Trung Quốc đặt mục tiêu đuổi kịp và vượt nền kinh tế Mỹ vào năm 2035. Khi đó kịch bản địa chiến lược, cụ thể là “trung tâm quyền lực thế giới”, có khả năng sẽ thay đổi. Sự chi phối của chủ nghĩa tư bản đối với các vấn đề quốc tế sẽ gặp thách thức nghiêm túc từ một nước từng rất nghèo cách đây 50 năm.

Campuchia tiếp tục hoãn khánh thành sân bay quốc tế do công ty Trung Quốc xây dựng
Campuchia tiếp tục hoãn khánh thành sân bay quốc tế do công ty Trung Quốc xây dựng

VOV.VN - Sân bay quốc tế Dara Sako – một trong những sân bay lớn nhất tại Campuchia sẽ phải hoãn kế hoạch khánh thành so với dự kiến vì các nhà thầu cần thêm thời gian để hoàn thiện và khắc phục một số hạng mục công trình.

Campuchia tiếp tục hoãn khánh thành sân bay quốc tế do công ty Trung Quốc xây dựng

Campuchia tiếp tục hoãn khánh thành sân bay quốc tế do công ty Trung Quốc xây dựng

VOV.VN - Sân bay quốc tế Dara Sako – một trong những sân bay lớn nhất tại Campuchia sẽ phải hoãn kế hoạch khánh thành so với dự kiến vì các nhà thầu cần thêm thời gian để hoàn thiện và khắc phục một số hạng mục công trình.

Chuyên gia: Khoảng 1,1-1,2 tỷ người Trung Quốc đã mắc Covid-19
Chuyên gia: Khoảng 1,1-1,2 tỷ người Trung Quốc đã mắc Covid-19

VOV.VN - Theo ông Chung Nam Sơn, chuyên gia hàng đầu Trung Quốc, khoảng 85% người dân nước này đã mắc Covid-19, tức khoảng từ 1,1 đến 1,2 tỷ người. Trong khi đó, chủng vi rút chủ đạo hiện đang lưu hành ở thành phố Quảng Châu, miền Nam Trung Quốc là XBB.1.9.1.

Chuyên gia: Khoảng 1,1-1,2 tỷ người Trung Quốc đã mắc Covid-19

Chuyên gia: Khoảng 1,1-1,2 tỷ người Trung Quốc đã mắc Covid-19

VOV.VN - Theo ông Chung Nam Sơn, chuyên gia hàng đầu Trung Quốc, khoảng 85% người dân nước này đã mắc Covid-19, tức khoảng từ 1,1 đến 1,2 tỷ người. Trong khi đó, chủng vi rút chủ đạo hiện đang lưu hành ở thành phố Quảng Châu, miền Nam Trung Quốc là XBB.1.9.1.

Đàm phán chấm dứt xung đột Nga-Ukraine: Trung Quốc nhập cuộc, Phương Tây mâu thuẫn
Đàm phán chấm dứt xung đột Nga-Ukraine: Trung Quốc nhập cuộc, Phương Tây mâu thuẫn

VOV.VN - Trung Quốc được cho là đang tích cực thể hiện vai trò hòa giải trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, còn các quan chức Phương Tây vẫn đang mâu thuẫn trong việc thúc đẩy một cuộc đàm phán hòa bình giữa các bên.

Đàm phán chấm dứt xung đột Nga-Ukraine: Trung Quốc nhập cuộc, Phương Tây mâu thuẫn

Đàm phán chấm dứt xung đột Nga-Ukraine: Trung Quốc nhập cuộc, Phương Tây mâu thuẫn

VOV.VN - Trung Quốc được cho là đang tích cực thể hiện vai trò hòa giải trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, còn các quan chức Phương Tây vẫn đang mâu thuẫn trong việc thúc đẩy một cuộc đàm phán hòa bình giữa các bên.