Nga tăng cường phòng thủ sau khi phương Tây "đổi giọng" về Crimea

VOV.VN - Quân đội Nga được cho là đang tăng cường phòng thủ ở Crimea giữa bối cảnh một số bài báo đưa tin các quan chức phương Tây đang cởi mở hơn với việc Ukraine giành lại Crimea sau gần một thập kỷ Bán đảo này sáp nhập vào Nga.

Bình luận trên truyền hình ngày 16/3, ông Vadym Skibitskyi, đại diện Cục Tình báo Chính thuộc Lực lượng Vũ trang Ukraine cho biết, thông tin tình báo quân sự ở khu vực cho thấy các lực lượng của Nga ở Bán đảo Crimea vẫn trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Theo ông, quân đội Nga đang đào hào chiến trên các bãi biển tại những vị trí mà họ cho là có thể diễn ra chiến dịch tấn công đổ bộ.

"Cục Tình báo chính (GRU) đang liên tục giám sát mọi thứ có liên quan đến hoạt động của quân đội Nga tại Crimea. Họ thực sự đang chuẩn bị cho các nỗ lực phòng thủ trên Bán đảo này", ông Skibitsky nói.

Theo ông: "Các cơ sở hạ tầng được duy trì trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Các phương tiện trên không và trên mặt đất cũng đang được bố trí tại Crimea. Có khoảng 90 máy bay chiến đấu, 60 trực thăng ở đây".

Viện Nghiên cứu Chiến tranh sau khi phân tích các hình ảnh vệ tinh cũng cho biết quân đội Nga đang xây dựng các pháo đài phòng thủ ở phía Nam Ukraine, dọc biên giới với Crimea.

"Hình ảnh vệ tinh cũng cho thấy Nga đã tăng cường số lượng rào chắn và hào chiến dọc các con đường ở khu vực Kherson dẫn tới Bán đảo Crimea trong một vài tháng qua", báo cáo của Viện Nghiên cứu Chiến tranh cho hay.

Bình luận của ông Skibitskyi được đưa ra giữa bối cảnh các quan chức Ukraine cho biết phương Tây dường như cởi mở hơn với ý tưởng Kiev vượt qua lằn ranh đỏ của Moscow, đó là giành lại Crimea.

Đầu tuần này, trong một cuộc trả lời phỏng vấn với Daily Beast, bà Tamila Tasheva, quan chức Ukraine chịu trách nhiệm về vấn đề Crimea cho biết, các nhà lãnh đạo phương Tây đã đổi giọng về việc Ukraine có thể giành lại Crimea - vốn được coi là lằn ranh đỏ với Tổng thống Putin và có thể khiến xung đột hiện nay leo thang.

"Chúng tôi đã nghe từ các nhà lãnh đạo phương Tây rằng nếu chúng tôi giành lại Crimea, điều đó sẽ dẫn đến sự leo thang không thể tránh khỏi và thậm chí có thể làm nổ ra một cuộc xung đột hạt nhân", bà Tamila Tasheva nói, song không nêu cụ thể đó là các nhà lãnh đạo nào.

Dù vậy, theo quan chức Ukraine: "Tông giọng này đã thay đổi sau khi chúng tôi giải thích nhiều hơn về vai trò của Crimea, ý nghĩa của Bán đảo này với Nga và mọi thứ có quan hệ với Crimea như thế nào".

Các hoạt động quân sự cũng bắt đầu leo thang trong khu vực này. Ngày 1/3, các quan chức quân sự Nga cho biết quân đội nước này đã ngăn chặn một cuộc tấn công UAV trên quy mô lớn của Ukraine nhằm vào Crimea./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phương Tây “báo động đỏ” về hỗ trợ đạn dược khi Ukraine quyết cố thủ ở Bakhmut
Phương Tây “báo động đỏ” về hỗ trợ đạn dược khi Ukraine quyết cố thủ ở Bakhmut

VOV.VN - New York Times ngày 16/3 đưa tin, Mỹ và các đồng minh đang cạn kiệt đạn dược cung cấp cho Ukraine trong khi Kiev sử dụng quân đội và đạn pháo cần thiết cho cuộc tấn công mùa xuân để chiến đấu ở Bakhmut.

Phương Tây “báo động đỏ” về hỗ trợ đạn dược khi Ukraine quyết cố thủ ở Bakhmut

Phương Tây “báo động đỏ” về hỗ trợ đạn dược khi Ukraine quyết cố thủ ở Bakhmut

VOV.VN - New York Times ngày 16/3 đưa tin, Mỹ và các đồng minh đang cạn kiệt đạn dược cung cấp cho Ukraine trong khi Kiev sử dụng quân đội và đạn pháo cần thiết cho cuộc tấn công mùa xuân để chiến đấu ở Bakhmut.

Ukraine không thể bắn hạ tên lửa Iskander-M, S-300, Oniks của Nga
Ukraine không thể bắn hạ tên lửa Iskander-M, S-300, Oniks của Nga

VOV.VN - Ngoài Kinzhal, thông tin cho hay, Ukraine cũng không thể bắn hạ các tên lửa Iskander-M, S-300, Oniks của Nga.

Ukraine không thể bắn hạ tên lửa Iskander-M, S-300, Oniks của Nga

Ukraine không thể bắn hạ tên lửa Iskander-M, S-300, Oniks của Nga

VOV.VN - Ngoài Kinzhal, thông tin cho hay, Ukraine cũng không thể bắn hạ các tên lửa Iskander-M, S-300, Oniks của Nga.

Pháo tự hành 2S19 Msta-S của Nga tập kích các vị trí ngụy trang của Ukraine
Pháo tự hành 2S19 Msta-S của Nga tập kích các vị trí ngụy trang của Ukraine

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Nga cho biết, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chiến đấu, pháo tự hành 2S19 Msta-S của Nga thay đổi vị trí bắn hàng chục lần trong ngày. Nga đã sử dụng chiến thuật bắn đạn pháo suốt ngày đêm làm đối phương bị mất phương hướng, hao tổn đạn dược và phải phân tán lực lượng.

Pháo tự hành 2S19 Msta-S của Nga tập kích các vị trí ngụy trang của Ukraine

Pháo tự hành 2S19 Msta-S của Nga tập kích các vị trí ngụy trang của Ukraine

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Nga cho biết, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chiến đấu, pháo tự hành 2S19 Msta-S của Nga thay đổi vị trí bắn hàng chục lần trong ngày. Nga đã sử dụng chiến thuật bắn đạn pháo suốt ngày đêm làm đối phương bị mất phương hướng, hao tổn đạn dược và phải phân tán lực lượng.

Đánh giá khả năng Trung Quốc làm trung gian hòa giải xung đột Nga - Ukraine
Đánh giá khả năng Trung Quốc làm trung gian hòa giải xung đột Nga - Ukraine

VOV.VN - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến sẽ sớm gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin và tổ chức cuộc gặp trực tuyến với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, vài tuần sau khi Trung Quốc đề xuất kế hoạch hòa bình 12 điểm cho xung đột ở Ukraine.

Đánh giá khả năng Trung Quốc làm trung gian hòa giải xung đột Nga - Ukraine

Đánh giá khả năng Trung Quốc làm trung gian hòa giải xung đột Nga - Ukraine

VOV.VN - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến sẽ sớm gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin và tổ chức cuộc gặp trực tuyến với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, vài tuần sau khi Trung Quốc đề xuất kế hoạch hòa bình 12 điểm cho xung đột ở Ukraine.

Thụy Sĩ tự hủy vũ khí thay vì chuyển giao cho Ukraine
Thụy Sĩ tự hủy vũ khí thay vì chuyển giao cho Ukraine

VOV.VN - Bất chấp áp lực quốc tế ngày càng tăng về việc gửi vũ khí cho Ukraine, Thụy Sĩ đã tự hủy các hệ thống phòng không đã ngừng hoạt động thay vì bàn giao chúng cho Kiev.

Thụy Sĩ tự hủy vũ khí thay vì chuyển giao cho Ukraine

Thụy Sĩ tự hủy vũ khí thay vì chuyển giao cho Ukraine

VOV.VN - Bất chấp áp lực quốc tế ngày càng tăng về việc gửi vũ khí cho Ukraine, Thụy Sĩ đã tự hủy các hệ thống phòng không đã ngừng hoạt động thay vì bàn giao chúng cho Kiev.