Nga - Ukraine bước vào vòng đàm phán thứ 4: Vẫn còn dư địa cho đối thoại

VOV.VN - Dù căng thẳng trên thực địa chưa có dấu hiệu lắng dịu, song cùng với các nỗ lực ngoại giao quốc tế, việc Nga và Ukraine không từ bỏ đối thoại đã một lần nữa cho thấy cơ hội cho ngoại giao vẫn chưa khép lại.

Nga và Ukraine hôm nay (14/3) tiếp tục ngồi vào bàn đàm phán trong bối cảnh chiến sự tại Ukraine đã sang tuần thứ 3, với con số người chết và bị thương được ghi nhận từ cả hai phía. 

Kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, hai bên đã tiến hành 3 vòng đàm phán trực tiếp. Dù chưa có văn bản nào được ký kết, song các vòng đàm phán đã dẫn đến việc thiết lập các hành lang nhân đạo cho việc sơ tán dân thường Ukraine, cũng như thảo luận về triển vọng ngừng bắn tạm thời đối với những khu vực xung quanh các hành lang nhân đạo.

Theo Chủ tịch Ủy ban các vấn đề quốc tế của Duma quốc gia Nga Leonid Slutsky, đã có những tiến bộ đáng kể nếu so sánh lập trường của cả hai bên ở thời điểm bắt đầu đàm phán. Ông đồng thời kỳ vọng Nga và Ukraine có thể tiến tới ký kết các thỏa thuận trong vài ngày tới. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nhấn mạnh các quan chức Ukraine đang đàm phán với phái đoàn Nga có nhiệm vụ đảm bảo tổ chức được các cuộc hội đàm trực tiếp giữa lãnh đạo hai nước nhằm mang đến hòa bình:

“Phái đoàn của chúng ta có một nhiệm vụ rõ ràng, đó là làm mọi thứ để đảm bảo có một cuộc gặp giữa tổng thống hai nước. Tôi tin chắc đây là cuộc gặp mà người dân mong chờ. Đây là một con đường khó khăn, nhưng cần thiết cho hòa bình và an ninh”.

Tuy nhiên, căng thẳng tại Ukraine vẫn chưa hạ nhiệt và hai bên liên tục cáo buộc nhau vi phạm lệnh ngừng bắn và gây cản trở cho hoạt động sơ tán của người dân. Nhà lãnh đạo Ukraine hôm qua một lần nữa hối thúc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) áp đặt vùng cấm bay tại Ukraine, cảnh báo nguy cơ các nước thành viên liên minh quân sự này có thể bị ảnh hưởng trong chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga. Kiev đã nhiều lần kêu gọi NATO thiết lập vùng cấm bay trên lãnh thổ Ukraine, nhưng tổ chức này đã từ chối, bởi điều này sẽ dẫn tới một kịch bản nguy hiểm là đối đầu trực tiếp giữa Nga và NATO.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nhấn mạnh: "Tôi vẫn tin rằng điều quan trọng là chúng ta phải tích cực làm việc nhằm đạt được một giải pháp chính trị, ngoại giao. Nhưng tất nhiên, để có bất kỳ giải pháp chính trị nào, Nga cần chấm dứt hành động quân sự tại Ukraine, rút các lực lượng của mình và tham gia một cách thiện chí vào các nỗ lực ngoại giao”.

Nga từng cảnh báo sẽ coi bất kỳ nỗ lực nào của các nước khác nhằm thiết lập vùng cấm bay trên lãnh thổ Ukraine là sự tham gia vào các hành động quân sự. Theo Tổng thống Putin, những hành động như vậy sẽ gây ra hậu quả thảm khốc không chỉ cho châu Âu mà còn cho toàn thế giới. Nhà lãnh đạo Nga đồng thời cáo buộc lực lượng an ninh Ukraine đã vi phạm nghiêm trọng luật nhân đạo quốc tế như bắt con tin và đặt vũ khí hạng nặng trong khu dân cư, gần bệnh viện, trường học, nhà trẻ... Ông đồng thời kêu gọi các nhà lãnh đạo châu Âu có ảnh hưởng hối thúc chính quyền Ukraine ngăn chặn các hành vi như vậy.

Trong một diễn biến liên quan, Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm qua đã chỉ thị Ngoại trưởng Antony Blinken phụ trách cung cấp khoản viện trợ quốc phòng trị giá 200 triệu USD cho Ukraine, bao gồm cả hoạt động đào tạo và huấn luyện quân sự. Trong khi đó, Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) về chính sách đối ngoại và an ninh Josep Borrell khẳng định, EU sẽ không can thiệp vào căng thẳng ở Ukraine bằng các biện pháp quân sự làm gia tăng xung đột./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cuộc chiến Nga - Ukraine khiến Mỹ phải “nghĩ lại” chính sách đối ngoại
Cuộc chiến Nga - Ukraine khiến Mỹ phải “nghĩ lại” chính sách đối ngoại

VOV.VN - Cuộc chiến Nga - Ukraine đã khiến Mỹ đối mặt với áp lực phải thay đổi chính sách đối ngoại lớn nhất kể từ cuộc tấn công khủng bố ngày 11/9/2001, cũng như làm thay đổi tính toán chiến lược của nước này với các đồng minh và đối thủ.

Cuộc chiến Nga - Ukraine khiến Mỹ phải “nghĩ lại” chính sách đối ngoại

Cuộc chiến Nga - Ukraine khiến Mỹ phải “nghĩ lại” chính sách đối ngoại

VOV.VN - Cuộc chiến Nga - Ukraine đã khiến Mỹ đối mặt với áp lực phải thay đổi chính sách đối ngoại lớn nhất kể từ cuộc tấn công khủng bố ngày 11/9/2001, cũng như làm thay đổi tính toán chiến lược của nước này với các đồng minh và đối thủ.

Cuộc chiến Nga-Ukraine sẽ ra sao khi ông Putin để quân tình nguyện Syria tham chiến?
Cuộc chiến Nga-Ukraine sẽ ra sao khi ông Putin để quân tình nguyện Syria tham chiến?

VOV.VN - Nhiều khả năng cuộc chiến Nga-Ukraine sẽ diễn biến phức tạp hơn nữa khi Ukraine cho phép hàng chục ngàn chiến binh ngoại đến chiến đấu cho họ, còn Tổng thống Nga Putin đã đồng ý phương án để các tình nguyện viên Trung Đông, đặc biệt là Syria, sang Ukraine tác chiến hỗ trợ quân Nga.

Cuộc chiến Nga-Ukraine sẽ ra sao khi ông Putin để quân tình nguyện Syria tham chiến?

Cuộc chiến Nga-Ukraine sẽ ra sao khi ông Putin để quân tình nguyện Syria tham chiến?

VOV.VN - Nhiều khả năng cuộc chiến Nga-Ukraine sẽ diễn biến phức tạp hơn nữa khi Ukraine cho phép hàng chục ngàn chiến binh ngoại đến chiến đấu cho họ, còn Tổng thống Nga Putin đã đồng ý phương án để các tình nguyện viên Trung Đông, đặc biệt là Syria, sang Ukraine tác chiến hỗ trợ quân Nga.

Yếu tố quyết định phản ứng của Mỹ sau khi Nga tấn công Ukraine
Yếu tố quyết định phản ứng của Mỹ sau khi Nga tấn công Ukraine

VOV.VN - Sau khi Nga tấn công Ukraine, chính quyền Tổng thống Mỹ liên tục ban hành các biện pháp trừng phạt cứng rắn đối với Nga. Những động thái này được đưa ra, một phần do sức ép của các nghị sỹ tại Quốc hội Mỹ.

Yếu tố quyết định phản ứng của Mỹ sau khi Nga tấn công Ukraine

Yếu tố quyết định phản ứng của Mỹ sau khi Nga tấn công Ukraine

VOV.VN - Sau khi Nga tấn công Ukraine, chính quyền Tổng thống Mỹ liên tục ban hành các biện pháp trừng phạt cứng rắn đối với Nga. Những động thái này được đưa ra, một phần do sức ép của các nghị sỹ tại Quốc hội Mỹ.