Nga và phương Tây bất đồng về kế hoạch tái thiết Syria

VOV.VN - Nga-nước đóng vai trò quan trọng trong cuộc khủng hoảng Syria vẫn đang bất đồng với phương Tây về kế hoạch tái thiết Syria.

Trong bối cảnh lực lượng quân đội Syria đang tiếp tục kiểm soát các khu vực lãnh thổ do lực lượng đối lập nắm giữ và người dân bắt đầu hi vọng rằng cuộc nội chiến kéo dài 7 năm qua đang dần kết thúc, quốc tế bắt đầu tính đến kế hoạch tái  thiết cho quốc gia Trung Đông này.

Quân nhân Nga chuyển hàng viện trợ cho dân Syria. Ảnh: Getty Images.

Tuy nhiên, Nga-nước đóng vai trò quan trọng trong cuộc khủng hoảng Syria vẫn đang bất đồng với các nước phương Tây liên quan đến kế hoạch tái thiết, trong đó có câu hỏi là viện trợ có nên kèm theo các điều kiện chính trị.

Quốc kỳ Syria trong tuần này đã tung bay tại vùng biên giới giáp Cao nguyên Golan, 4 năm sau khi mất quyền kiểm soát khu vực này. Đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy quân đội chính phủ tiếp tục giành được các vùng lãnh thổ từ các nhóm đối lập.

Bên cạnh chiến dịch giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ của quân đội Syria, các chiến dịch nhân đạo giúp người dân Syria sơ tán trở về nước cũng đang được thúc đẩy. Người đứng đầu Trung tâm quản lí quốc phòng Nga ông Mikhail Mizintsev cho biết, theo ước tính sơ bộ, khoảng hơn 1,7 triệu người tị nạn Syria có thể trở về nhà trong tương lai gần.

Ông Mikhail Mizintsev cho biết:“Việc đưa người tị nạn và sơ tán trở về nhà là mục tiêu hàng đầu trong việc tìm ra giải pháp ổn định cuộc sống của người dân, cũng như ổn định đất nước Syria một cách nhanh nhất. Danh sách đề xuất của Nga bao gồm một kế hoạch chung về việc đưa người tị nạn trở về nhà của họ. Chúng tôi cũng đề xuất thiết lập một nhóm giám sát đặt tại thủ đô của Jordan và Lebanon”.

Sau 7 năm nội chiến, Syria đã phải đối mặt với thiệt hại  nghiêm trọng và các hoạt động tái thiết hàng loạt là cần thiết. Chiến dịch trên bộ, không kích, pháo kích đã khiến nhiều thành phố bị phá hoại, các cơ sở hạ tầng trở thành đống gạch vụn. Một số nơi tại thành phố Allepo, sự tàn phá bị so sánh với những hình ảnh trong chiến tranh thế giới thứ 2.

Đầu năm 2018, chính phủ Syria ước tính chi phí tái thiết khoảng 200 tỷ USD và kéo dài 15 năm. Tuy nhiên, một kế hoạch tái thiết Syria thời kì hậu chiến đang tiếp tục chia rẽ các cường quốc liên quan.

Nga cho rằng, các hoạt động tái thiết không nên liên quan đến vấn đề chính trị và cộng đồng quốc tế nên tham gia vào nỗ lực tái thiết Syria. Tuy nhiên, các quốc gia phương Tây lại kiên quyết lấy các khoản hỗ trợ tài chính để đảm bảo một quá trình chuyển giao chính trị tại quốc gia Trung Đông này.

Tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc bàn về tình hình Syria hôm 27/7, Phó Đại sứ Nga Dmitry Polyansky nhấn mạnh rằng, "làm hồi sinh nền kinh tế Syria" là "thách thức rất lớn", vì Syria đang phải đối diện với tình trạng thiếu trầm trọng vật liệu xây dựng, thiết bị hạng nặng và nhiên liệu để tái thiết những khu vực bị chiến tranh tàn phá. 

Ông kêu gọi các nước chấm dứt những lệnh trừng phạt đơn phương nhằm vào Syria, đồng thời cho rằng các nước không nên gắn viện trợ với những yêu cầu đòi thay đổi chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad. Tuy nhiên, trong một quan điểm rất rõ ràng, Đại sứ Pháp tại Liên hợp quốc Francois Delattre khẳng định sẽ không có hỗ trợ tái thiết cho Syria, nếu chính phủ của Tổng thống Assad không nhất trí một quá trình chuyển giao chính trị, bao gồm một Hiến pháp mới và các cuộc bầu cử. Theo ông, một quá trình chuyển giao chính trị là điều kiện cho sự ổn định và nếu không có sự ổn định, không có lí do nào Pháp hay châu Âu hỗ trợ tài chính cho những nỗ lực tái thiết.

Thực tế đây là một điều kiện mà nhiều quốc gia phương Tây đặt ra kể từ khi cuộc chiến Syria nổ ra. Trong một tuyên bố cứng rắn vào tháng 6/2018, Tổng thống Syria Assad khẳng định, Syria sẽ tái thiết đất nước bằng nguồn lực của chính mình và bằng nhiều cách khác. Công cuộc tái thiết có thể lâu hơn dự kiến, nhưng quốc gia này không bao giờ mượn tiền của phương Tây để tái thiết đất nước.

Suốt 7 năm nội chiến, hình ảnh của Syria hiện lên trong mắt quốc tế là một cuộc chiến khốc liệt với hàng triệu người dân Syria phải rời bỏ nhà cửa đi sơ tán, kéo theo hệ lụy cho nhiều quốc gia khác. Một trong những rào cản khiến các bên khó tìm ra giải pháp cho cuộc chiến dai dẳng thời gian qua đó là xung đột lợi ích của các quốc gia liên quan.

Và vào thời điểm người dân Syria đang nắm bắt cơ hội hòa bình gần hơn bao giờ hết, cuộc chiến cơ hội về tầm ảnh hưởng lại tiếp tục được đẩy mạnh trên mặt trận kinh tế, tái thiết, một lần nữa có thể khiến tiến trình hòa bình Syria đi trệch hướng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cuộc xung đột Syria đi về đâu sau Hội nghị Thượng đỉnh Nga-Mỹ?
Cuộc xung đột Syria đi về đâu sau Hội nghị Thượng đỉnh Nga-Mỹ?

VOV.VN - Hy vọng về việc đạt được thỏa thuận nhằm chấm dứt xung đột Syria giữa Nga và Mỹ có lẽ vẫn xa vời khi hai bên còn nhiều quan điểm khác biệt.

Cuộc xung đột Syria đi về đâu sau Hội nghị Thượng đỉnh Nga-Mỹ?

Cuộc xung đột Syria đi về đâu sau Hội nghị Thượng đỉnh Nga-Mỹ?

VOV.VN - Hy vọng về việc đạt được thỏa thuận nhằm chấm dứt xung đột Syria giữa Nga và Mỹ có lẽ vẫn xa vời khi hai bên còn nhiều quan điểm khác biệt.

Máy bay trúng tên lửa Israel: Đại tá không quân Syria tử nạn
Máy bay trúng tên lửa Israel: Đại tá không quân Syria tử nạn

VOV.VN - Một phi công trên chiếc máy bay ném bom Su-22 của không quân Syria đã bị thiệt mạng sau khi chiếc máy bay này bị Israel bắn hạ ngày 24/7.

Máy bay trúng tên lửa Israel: Đại tá không quân Syria tử nạn

Máy bay trúng tên lửa Israel: Đại tá không quân Syria tử nạn

VOV.VN - Một phi công trên chiếc máy bay ném bom Su-22 của không quân Syria đã bị thiệt mạng sau khi chiếc máy bay này bị Israel bắn hạ ngày 24/7.

Ủng hộ Tổng thống Syria Assad duy trì quyền lực: Israel mưu tính gì?
Ủng hộ Tổng thống Syria Assad duy trì quyền lực: Israel mưu tính gì?

VOV.VN - Các nhà phân tích đã chỉ ra nguyên nhân khiến chính phủ Israel cởi mở hơn đối với việc duy trì quyền lực của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.

Ủng hộ Tổng thống Syria Assad duy trì quyền lực: Israel mưu tính gì?

Ủng hộ Tổng thống Syria Assad duy trì quyền lực: Israel mưu tính gì?

VOV.VN - Các nhà phân tích đã chỉ ra nguyên nhân khiến chính phủ Israel cởi mở hơn đối với việc duy trì quyền lực của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.

Liệu Nga có “hy sinh” đồng minh để đổi lấy thỏa thuận với Mỹ về Syria?
Liệu Nga có “hy sinh” đồng minh để đổi lấy thỏa thuận với Mỹ về Syria?

VOV.VN - Theo giới quan sát, cuộc xung đột tại Syria và vai trò của Iran trong cuộc chiến này sẽ được đưa ra đàm phán tại Hội nghị Thượng đỉnh Nga-Mỹ.

Liệu Nga có “hy sinh” đồng minh để đổi lấy thỏa thuận với Mỹ về Syria?

Liệu Nga có “hy sinh” đồng minh để đổi lấy thỏa thuận với Mỹ về Syria?

VOV.VN - Theo giới quan sát, cuộc xung đột tại Syria và vai trò của Iran trong cuộc chiến này sẽ được đưa ra đàm phán tại Hội nghị Thượng đỉnh Nga-Mỹ.