Ngư dân Sri Lanka chật vật “sống qua ngày” do lạm phát tăng cao

VOV.VN - Sri Lanka - quốc gia 22 triệu dân hiện lâm vào cảnh thiếu thốn nghiêm trọng lương thực, thuốc men, nhiên liệu, điện và những hàng hóa thiết yếu khác. Lạm phát ở mức cao nhất châu Á trong khi đồng nội tệ rupee cũng giảm xuống mức thấp kỷ lục khiến cuộc sống người dân gặp rất nhiều khó khăn.

Ngành đánh bắt cá chỉ chiếm khoảng 1,3% trong tổng thu nhập của nền kinh tế quốc gia Nam Á này, nhưng có đến 10% dân số Sri Lanka kiếm ăn bằng nghề đánh cá. Quốc đảo này chủ yếu xuất khẩu cá ngừ, cá kiếm, cua, tôm hùm và tôm sú sang hàng chục quốc gia, như Mỹ, Anh, Trung Quốc và Nhật Bản, chiếm 8% xuất khẩu nông sản của quốc gia này.

Tuy nhiên hiện nay, nền kinh tế Sri Lanka đang phải đối mặt với muôn vàn khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, chính sách quản lý tài chính không phù hợp, vấn đề cắt giảm thuế không đúng lúc..., dẫn đến nguồn dự trữ ngoại hối của nước này trở nên cạn kiệt. Một số yếu tố khác thúc đẩy lạm phát mà Ngân hàng Trung ương Sri Lanka chưa thể kiểm soát, như giá tăng do cuộc xung đột Nga - Ukraine, chuỗi cung ứng căng thẳng và thiếu dự trữ ngoại tệ để thanh toán hàng nhập khẩu.

Ông Herman Kumara, người đứng đầu Phong trào Đoàn kết Nghề cá Quốc gia, đại diện cho khoảng 9.000 ngư dân cho biết, đến nay ít nhất 1 nửa số lượng tàu đánh cá của ngư dân bị ảnh hưởng, đồng thời dự đoán từ 3 - 6 tháng tới, nhiều ngư dân sẽ phải nỗ lực để “sống sót qua ngày”. Hiện, rất nhiều ngư dân không biết bằng cách nào để có thể kiếm được nhiên liệu để ra khơi hoặc họ sẽ quản lý và chi tiêu ra sao trong bối cảnh giá lương thực tăng vọt.

“Trước tiên, rất nhiều ngư dân đang phải đối mặt với khó khăn nghiêm trọng vì giá nhiên liệu đang tăng cao, cùng với đó là sự khan hiếm nhiên liệu trên thị trường. Việc tìm kiếm nguồn cung dầu diesel là thực sự khó khăn, bởi mặt hàng này là một trong những thứ bị ảnh hưởng nặng nề nhất trên thị trường. Bên cạnh đó, các ngư dân cũng rất cần nhiều lương thực để đi biển vì thời gian họ ở trên biển có thể một tháng, thậm chí là 1 tháng rưỡi. Tuy nhiên, giá lương thực sự cũng rất cao”, ông Kumara nói.

Một ngư dân địa phương, sau 3 tuần lênh đênh trên biển, cho biết: “Tôi đã lênh đênh trên biển 21 ngày, nhưng chỉ kiếm được khoảng 40.000 rupee (123 USD). Số tiền này không đủ để trang trải các chi phí trong gia đình. Ngay cả trước khi về đất liền, tôi đã biết rằng số tiền này không đủ để trả tiền điện, nước, thức ăn và học phí của các con tôi”.

“Chúng tôi đang gặp muôn vàn khó khăn. Mỗi ngày chúng tôi chỉ ăn một bữa và hàng tạp hóa cũng rất khó mua, sữa bột cho trẻ em cũng không có. Chúng tôi không có bất kỳ nhu cầu thiết yếu nào khác, không rõ tương lai của chúng tôi sẽ như thế nào. Chúng tôi không có bất kỳ hy vọng nào cho tương lai, chúng tôi đang nỗ lực sống sót qua ngày”, một ngư dân khác cho biết.

Tuần trước, Ngân hàng Trung ương Sri Lanka cho biết, cơ quan này đang tạm ngừng trả một số khoản nợ nước ngoài trong khi chờ cơ cấu lại. Trong khi đó, một số chuyên gia kinh tế đánh giá, Sri Lanka cần tìm kiếm giúp đỡ từ các nước láng giềng, như Ấn Độ, Trung Quốc, đồng thời lựa chọn tái cơ cấu một số khoản nợ, nâng lãi suất có thể giúp kiềm chế lạm phát và củng cố đồng rupee. Tuy nhiên, để chính phủ Sri Lanka có thể khống chế lạm phát tăng cao, trước mắt, những ngư dân nước này sẽ phải đối diện với 1 tương lai ảm đạm và chắc chắn sẽ cần nhiều thời gian để đưa cuộc sống trở lại bình thường./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nguồn cơn cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong lịch sử Sri Lanka
Nguồn cơn cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong lịch sử Sri Lanka

VOV.VN - Thiếu thốn lương thực, thuốc men và nhiều nguyên vật liệu cùng tình trạng cắt điện kéo dài, hiện Sri Lanka đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong lịch sử.

Nguồn cơn cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong lịch sử Sri Lanka

Nguồn cơn cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong lịch sử Sri Lanka

VOV.VN - Thiếu thốn lương thực, thuốc men và nhiều nguyên vật liệu cùng tình trạng cắt điện kéo dài, hiện Sri Lanka đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong lịch sử.

Sri Lanka bổ nhiệm 17 bộ trưởng nội các giữa lúc khủng hoảng kinh tế
Sri Lanka bổ nhiệm 17 bộ trưởng nội các giữa lúc khủng hoảng kinh tế

VOV.VN - Tổng thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa hôm nay (18/4) đã bổ nhiệm 17 Bộ trưởng nội các. Đây là cuộc cải tổ nội các thứ 3 do Tổng thống Rajapaksa thực hiện.

Sri Lanka bổ nhiệm 17 bộ trưởng nội các giữa lúc khủng hoảng kinh tế

Sri Lanka bổ nhiệm 17 bộ trưởng nội các giữa lúc khủng hoảng kinh tế

VOV.VN - Tổng thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa hôm nay (18/4) đã bổ nhiệm 17 Bộ trưởng nội các. Đây là cuộc cải tổ nội các thứ 3 do Tổng thống Rajapaksa thực hiện.

Hậu vỡ nợ, Sri Lanka thành “điểm nóng” địa chính trị mới ở châu Á-Thái Bình Dương
Hậu vỡ nợ, Sri Lanka thành “điểm nóng” địa chính trị mới ở châu Á-Thái Bình Dương

VOV.VN - Chính phủ Sri Lanka vừa thông báo tạm dừng việc thanh toán 51 tỷ USD Mỹ nợ nước ngoài của nước này do không thể trả nợ.

Hậu vỡ nợ, Sri Lanka thành “điểm nóng” địa chính trị mới ở châu Á-Thái Bình Dương

Hậu vỡ nợ, Sri Lanka thành “điểm nóng” địa chính trị mới ở châu Á-Thái Bình Dương

VOV.VN - Chính phủ Sri Lanka vừa thông báo tạm dừng việc thanh toán 51 tỷ USD Mỹ nợ nước ngoài của nước này do không thể trả nợ.