Nguyên nhân nào khiến thỏa thuận hạt nhân Iran 2015 chưa thể hồi sinh

VOV.VN - Sóng gió vẫn bủa vây thỏa thuận hạt nhân Iran 2015 khiến nó chưa thể hồi sinh. Đâu là những nguyên nhân cho tình trạng này?

Liên quan đến thỏa thuận hạt nhân Iran, theo nghị quyết 2231 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, ngày 18/10/2020 là thời điểm chấm dứt các biện pháp trừng phạt với Iran. Tuy nhiên, 3 năm đã trôi qua song Mỹ và Liên minh châu Âu vẫn tiếp tục áp đặt trừng phạt với nước cộng hòa Hồi giáo này. Hôm qua, Bộ Ngoại giao Iran đã kêu gọi chấm dứt ngay các biện pháp trừng phạt đơn phương.

Bộ Tài chính Mỹ hôm qua thông báo nước này đã ban hành các lệnh trừng phạt mới đối với những cá nhân và tổ chức tại Iran vì đã hỗ trợ các chương trình tên lửa đạn đạo và máy bay không người lái của quốc gia Hồi giáo này.

Trước đó, 1 ngày, Hội đồng châu Âu cũng đã quyết định duy trì các biện pháp trừng phạt đối với Iran mà lẽ ra cần được dỡ bỏ vào ngày 18/10 theo thỏa thuận hạt nhân Iran mà các bên ký kết năm 2015.

Thông báo được đăng trước đó trên trang web của Hội đồng châu Âu nêu rõ, Hội đồng châu Âu có lý do chính đáng để không dỡ bỏ các hạn chế vào ngày 18/10 như dự kiến ban đầu. Một trong những lý do được đưa ra là nhằm thực hiện các bước đi cần thiết để duy trì các biện pháp hạn chế đối với Iran theo quy định của Liên minh châu Âu về không phổ biến vũ khí hạt nhân.

Trước các động thái của Mỹ và Liên minh châu Âu, Bộ Ngoại giao Iran nêu rõ các biện pháp hạn chế, trong đó có phong tỏa tài sản và hạn chế tài chính đối với một số cá nhân và thực thể của Iran, được Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc áp đặt trong nhiều năm trong các lĩnh vực liên quan đến các hoạt động tên lửa đều đã được chấm dứt vô điều kiện. Bộ Ngoại giao Iran cũng nhấn mạnh, bất kỳ hành động nào nhằm áp đặt các biện pháp trừng phạt hoặc hạn chế đối với các hoạt động hợp tác quốc phòng của Iran đều đi ngược lại Nghị quyết 2231 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Trong một tuyên bố, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Nasser Kanaani nhấn mạnh: “Các biện pháp trừng phạt đơn phương, bất hợp pháp được công bố ngày thời điểm các biện pháp hạn chế do Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc áp đặt đối với chương trình tên lửa của Iran theo Nghị quyết 2231 đã hết hạn là hành động không thể biện minh được về mặt chính trị. Chúng tôi yêu cầu các bên dỡ bỏ các biên pháp trừng phạt”.

Nghị quyết 2231 được Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc được thông qua năm 2015 nhằm phê chuẩn thỏa thuận hạt nhân mang tên Kế hoạch Hành động chung toàn diện, trong đó Iran cam kết không tìm kiếm, phát triển hay mua vũ khí hạt nhân để đổi lấy việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với nước này. Theo quy định, các biện pháp trừng phạt hết hiệu lực sau 5 năm, tức vào ngày 18/10 năm 2020. 3 năm đã trôi qua nhưng Mỹ và các nước phương tây vẫn áp đặt trừng phạt đơn phương nhằm vào Iran. Kết quả của các biện pháp trừng phạt không chỉ tác động mạnh đến các hoạt động kinh tế, xã hội của Iran mà còn gián tiếp ảnh hưởng tới nỗ lực khôi phục lại thỏa thuận hạt nhân Iran.

Các cuộc đàm phán nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran đã khởi động lại từ tháng 4/2021 tại Viên, Áo. Mặc dù cuộc đàm phán hạt nhân giữa Iran và các bên liên quan đã đạt được những tiến triển nhất định, nhưng việc ký kết nhằm hồi sinh thỏa thuận hạt nhân Iran 2015 vẫn chưa thể diễn ra do các bên chưa chịu nhượng bộ hay thỏa hiệp. Kể từ phiên họp gần đây nhất hồi tháng 8/2022, những nỗ lực khôi phục thỏa thuận hạt nhân lịch sử này vẫn chưa đạt được bất cứ đột phá đáng kể nào.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trừng phạt các cá nhân và thực thể liên quan tới tên lửa đạn đạo & UAV của Iran
Trừng phạt các cá nhân và thực thể liên quan tới tên lửa đạn đạo & UAV của Iran

VOV.VN - Bộ Tài chính Mỹ ngày 18/10 đã công bố các lệnh trừng phạt đối với các cá nhân và thực thể liên quan tới chương trình tên lửa đạn đạo và máy bay không người lái của Iran.

Trừng phạt các cá nhân và thực thể liên quan tới tên lửa đạn đạo & UAV của Iran

Trừng phạt các cá nhân và thực thể liên quan tới tên lửa đạn đạo & UAV của Iran

VOV.VN - Bộ Tài chính Mỹ ngày 18/10 đã công bố các lệnh trừng phạt đối với các cá nhân và thực thể liên quan tới chương trình tên lửa đạn đạo và máy bay không người lái của Iran.

Israel khẳng định quyết tâm tiêu diệt Hamas, Iran cảnh báo tấn công phủ đầu
Israel khẳng định quyết tâm tiêu diệt Hamas, Iran cảnh báo tấn công phủ đầu

VOV.VN - Ngày 16/10, Thủ tướng Israel khẳng định nước này sẽ tiếp tục chiến dịch quân sự tại Gaza cho đến khi Hamas bị tiêu diệt. Trong khi đó, Iran cảnh báo về một cuộc tấn công phủ đầu nhằm vào Israel để đáp trả các hành động leo thang của nước này ở dải Gaza.

Israel khẳng định quyết tâm tiêu diệt Hamas, Iran cảnh báo tấn công phủ đầu

Israel khẳng định quyết tâm tiêu diệt Hamas, Iran cảnh báo tấn công phủ đầu

VOV.VN - Ngày 16/10, Thủ tướng Israel khẳng định nước này sẽ tiếp tục chiến dịch quân sự tại Gaza cho đến khi Hamas bị tiêu diệt. Trong khi đó, Iran cảnh báo về một cuộc tấn công phủ đầu nhằm vào Israel để đáp trả các hành động leo thang của nước này ở dải Gaza.

Phương Tây lo ngại chiến tranh hạt nhân nếu Ukraine phản công thành công
Phương Tây lo ngại chiến tranh hạt nhân nếu Ukraine phản công thành công

VOV.VN - Nga đã đánh tiếng về khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân nếu chiến dịch phản công của Ukraine thành công. Phương Tây một lần nữa lo ngại nguy cơ chiến tranh hạt nhân khi Ukraine giành thêm một số lãnh thổ và đã xảy ra một số vụ tấn công bằng UAV vào lãnh thổ Nga.

Phương Tây lo ngại chiến tranh hạt nhân nếu Ukraine phản công thành công

Phương Tây lo ngại chiến tranh hạt nhân nếu Ukraine phản công thành công

VOV.VN - Nga đã đánh tiếng về khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân nếu chiến dịch phản công của Ukraine thành công. Phương Tây một lần nữa lo ngại nguy cơ chiến tranh hạt nhân khi Ukraine giành thêm một số lãnh thổ và đã xảy ra một số vụ tấn công bằng UAV vào lãnh thổ Nga.

Ba Lan tiếp tục kêu gọi NATO triển khai vũ khí hạt nhân ở nước này
Ba Lan tiếp tục kêu gọi NATO triển khai vũ khí hạt nhân ở nước này

VOV.VN - Giới chức Ba Lan muốn thuyết phục các đối tác NATO về nhu cầu triển khai vũ khí hạt nhân ở nước này trong khuôn khổ chương trình Chia sẻ hạt nhân - Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki phát biểu tại một buổi họp báo.

Ba Lan tiếp tục kêu gọi NATO triển khai vũ khí hạt nhân ở nước này

Ba Lan tiếp tục kêu gọi NATO triển khai vũ khí hạt nhân ở nước này

VOV.VN - Giới chức Ba Lan muốn thuyết phục các đối tác NATO về nhu cầu triển khai vũ khí hạt nhân ở nước này trong khuôn khổ chương trình Chia sẻ hạt nhân - Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki phát biểu tại một buổi họp báo.

Nga điều vũ khí hạt nhân tới Belarus để ngăn chặn từ xa nguy cơ "thất bại chiến lược"
Nga điều vũ khí hạt nhân tới Belarus để ngăn chặn từ xa nguy cơ "thất bại chiến lược"

VOV.VN - Tổng thống Nga Putin vừa cảnh báo phương Tây bằng việc thông báo vào hôm 16/6 rằng lô vũ khí hạt nhân chiến thuật đầu tiên của Nga đã được bố trí tại Belarus nhằm ngăn ngừa nguy cơ một "thất bại chiến lược" ở Ukraine.

Nga điều vũ khí hạt nhân tới Belarus để ngăn chặn từ xa nguy cơ "thất bại chiến lược"

Nga điều vũ khí hạt nhân tới Belarus để ngăn chặn từ xa nguy cơ "thất bại chiến lược"

VOV.VN - Tổng thống Nga Putin vừa cảnh báo phương Tây bằng việc thông báo vào hôm 16/6 rằng lô vũ khí hạt nhân chiến thuật đầu tiên của Nga đã được bố trí tại Belarus nhằm ngăn ngừa nguy cơ một "thất bại chiến lược" ở Ukraine.

Bom xuyên GBU-57 của Mỹ có “xóa sạch” được cơ sở hạt nhân Iran dưới lòng đất?
Bom xuyên GBU-57 của Mỹ có “xóa sạch” được cơ sở hạt nhân Iran dưới lòng đất?

VOV.VN - “Móng tay nhọn” liệu có bóc được “vỏ quýt” cực dày? Đây là tình huống giữa bom xuyên phá khủng GBU-57 MOP của Mỹ và phương án xây cơ sở hạt nhân của Iran nằm rất sâu dưới núi.

Bom xuyên GBU-57 của Mỹ có “xóa sạch” được cơ sở hạt nhân Iran dưới lòng đất?

Bom xuyên GBU-57 của Mỹ có “xóa sạch” được cơ sở hạt nhân Iran dưới lòng đất?

VOV.VN - “Móng tay nhọn” liệu có bóc được “vỏ quýt” cực dày? Đây là tình huống giữa bom xuyên phá khủng GBU-57 MOP của Mỹ và phương án xây cơ sở hạt nhân của Iran nằm rất sâu dưới núi.

Thế bí của Nga khi Phần Lan gia nhập NATO và nguy cơ xung đột hạt nhân
Thế bí của Nga khi Phần Lan gia nhập NATO và nguy cơ xung đột hạt nhân

VOV.VN - Việc Phần Lan gia nhập NATO đã tạo ra thế khó mới cho Nga. Trong bối cảnh này, rủi ro chiến tranh hạt nhân lại gia tăng.

Thế bí của Nga khi Phần Lan gia nhập NATO và nguy cơ xung đột hạt nhân

Thế bí của Nga khi Phần Lan gia nhập NATO và nguy cơ xung đột hạt nhân

VOV.VN - Việc Phần Lan gia nhập NATO đã tạo ra thế khó mới cho Nga. Trong bối cảnh này, rủi ro chiến tranh hạt nhân lại gia tăng.