“Nhập cư” có thể trở thành “thế lực làm tan rã EU”

VOV.VN - Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh, đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) – ông Josep Borrell cảnh báo, nhập cư có thể trở thành một “thế lực làm tan rã” khối 27 quốc gia khi một số nước thành viên không muốn tiếp nhận người di cư.

Theo vị quan chức cấp cao EU, chủ nghĩa dân tộc đang gia tăng trên khắp châu Âu và đến nay EU vẫn chưa thể thống nhất được một chính sách chung cho người di cư. Sự thật là đang có một sự chia rẽ lớn đối với EU trong vấn đề này và điều này có thể dẫn đến sự giải thể của Khối.

Ông Borrell cho rằng, với mức độ tăng trưởng nhân khẩu học thấp của châu Âu, việc từ chối tiếp nhận người nhập cư dường như là một “nghịch lý”. Châu Âu trên thực tế cần lao động và cần những người nhập cư.

Tuyên bố của ông Borrell được đưa ra sau vài ngày khi Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier tuyên bố rằng nước này không thể tiếp nhận người di cư và người tị nạn nữa. Nhà lãnh đạo Đức cho biết, nước này đã và đang đối mặt làn sóng nhập cư lớn từ Syria, Afghanistan và hơn một triệu người tị nạn từ Ukraine trong năm ngoái. Tổng thống Đức kêu gọi một “cơ chế đoàn kết lâu dài” của EU, để đảm bảo một “sự công bằng” khi phân phối người di cư ở châu Âu.

Hiện Italia cũng đang đánh giá lại các chính sách nhập cư mình trong bối cảnh làn sóng di cư tăng đột biến. Một số quốc gia, bao gồm Hungary và Ba Lan, phản đối mạnh mẽ những nỗ lực của EU nhằm buộc các nước này tiếp nhận và định cư những người di cư ban đầu đến các quốc gia thành viên khác.

Hôm nay, Đức Giáo hoàng Francis đã lên án “chủ nghĩa dân tộc” và kêu gọi giải cứu những người di cư trên biển: “Chúng ta không thể cam chịu nhìn con người bị đối xử như những con bài thương lượng, bị giam cầm và tra tấn một cách tàn bạo. Chúng ta không thể tiếp tục chứng kiến thảm kịch đắm tàu do nạn buôn người tàn ác và sự thờ ơ cuồng tín gây ra. Người có nguy cơ bị đuối nước khi bị bỏ rơi trên biển phải được cứu. Đó là nghĩa vụ của nhân loại; là nghĩa vụ của nền văn minh.”

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đức, Pháp căng thẳng với Italy vì vấn đề nhập cư
Đức, Pháp căng thẳng với Italy vì vấn đề nhập cư

VOV.VN - Hôm qua (13/9) Đức thông báo sẽ dừng tiếp nhận người nhập cư được phân bổ từ Italy để phản đối Italy không tuân thủ Quy chế Dublin về tiếp nhận người tị nạn. Trong khi đó, Pháp cũng quyết định tăng cường kiểm soát biên giới để ngăn chặn dòng người nhập cư bất hợp pháp từ Italy sang.

Đức, Pháp căng thẳng với Italy vì vấn đề nhập cư

Đức, Pháp căng thẳng với Italy vì vấn đề nhập cư

VOV.VN - Hôm qua (13/9) Đức thông báo sẽ dừng tiếp nhận người nhập cư được phân bổ từ Italy để phản đối Italy không tuân thủ Quy chế Dublin về tiếp nhận người tị nạn. Trong khi đó, Pháp cũng quyết định tăng cường kiểm soát biên giới để ngăn chặn dòng người nhập cư bất hợp pháp từ Italy sang.

Ba Lan lại làm khó EU về vấn đề nhập cư
Ba Lan lại làm khó EU về vấn đề nhập cư

VOV.VN - Trong một động thái được xem là "làm khó" Liên minh châu Âu, Chính phủ Ba Lan dự định tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân về việc tiếp nhận hàng nghìn người nhập cư trái phép ngay vào tháng 10 tới.

Ba Lan lại làm khó EU về vấn đề nhập cư

Ba Lan lại làm khó EU về vấn đề nhập cư

VOV.VN - Trong một động thái được xem là "làm khó" Liên minh châu Âu, Chính phủ Ba Lan dự định tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân về việc tiếp nhận hàng nghìn người nhập cư trái phép ngay vào tháng 10 tới.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron siết chặt nhập cư trong thời gian tới
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron siết chặt nhập cư trong thời gian tới

VOV.VN - Trở lại sau kỳ nghỉ hè, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm qua (23/8) đã đưa ra các định hướng ưu tiên cho nước Pháp trong thời gian tới, trong tập trung vào các vấn đề nhập cư, giáo dục, an ninh cũng như vai trò của nước Pháp trên trường quốc tế.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron siết chặt nhập cư trong thời gian tới

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron siết chặt nhập cư trong thời gian tới

VOV.VN - Trở lại sau kỳ nghỉ hè, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm qua (23/8) đã đưa ra các định hướng ưu tiên cho nước Pháp trong thời gian tới, trong tập trung vào các vấn đề nhập cư, giáo dục, an ninh cũng như vai trò của nước Pháp trên trường quốc tế.