Nước NATO duy nhất ủng hộ quyền tự vệ của Nga theo học thuyết hạt nhân sửa đổi

VOV.VN - Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan ngày 19/11 cho rằng, phương Tây nên chú ý đến học thuyết hạt nhân sửa đổi của Nga, vốn phản ánh quyền và khả năng tự vệ của Moscow trước các mối đe dọa.

Phát biểu với báo chí sau Hội nghị Thượng đỉnh G20 ở Rio de Janeiro, Brazil, ông Erdogan cho biết: “Tôi nghĩ rằng tuyên bố của Nga về sửa đổi học thuyết hạt nhân là một biện pháp được đưa ra để đáp trả những hành động chống lại họ, liên quan đến việc sử dụng vũ khí thông thường. Vấn đề này phải được các quan chức NATO xem xét. Nga có quyền và khả năng tự bảo vệ họ, cũng như thực hiện các biện pháp phòng thủ. Và họ buộc phải thực hiện các biện pháp này".

Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, các nước NATO cũng có quyền tự vệ tương tự, nhưng ông nhấn mạnh "sẽ không có bên nào đạt được lợi ích gì khi xảy ra chiến tranh liên quan đến vũ khí hạt nhân".

Tổng thống Vladimir Putin đã cập nhật học thuyết hạt nhân của Nga, hai ngày sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden cho phép Ukraine tấn công các mục tiêu sâu bên trong nước Nga bằng vũ khí tầm xa do Mỹ sản xuất.

Mặc dù là một quốc gia thành viên NATO, Thổ Nhĩ Kỳ đã không thực hiện các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga, đồng thời vẫn duy trì quan hệ với cả Moscow và Kiev. Ông Erdogan cho biết, cả Nga và Ukraine đều là nước láng giềng của Thổ Nhĩ Kỳ vì thế Ankara phải bảo vệ mối quan hệ song phương với hai bên.

"Tôi hy vọng rằng Ukraine và Nga sẽ đạt được lệnh ngừng bắn trong thời gian sớm nhất và đảm bảo nền hòa bình mà cộng đồng quốc tế đang mong đợi", ông nói thêm.

Thổ Nhĩ Kỳ đã tổ chức các cuộc đàm phán ban đầu giữa Nga và Ukraine vào tháng 3/2022. Nhưng tiến trình đàm phán đầy hứa hẹn này đã sụp đổ sau khi phương Tây ra tín hiệu ủng hộ vô điều kiện cho Kiev.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cán cân quân sự của Nga và Ukraine sau 1.000 ngày xung đột
Cán cân quân sự của Nga và Ukraine sau 1.000 ngày xung đột

VOV.VN - Khi cuộc xung đột cán mốc 1.000 ngày, Nga và Ukraine đều chưa bày tỏ thiện chí sẵn sàng đàm phán. Trong khi đó, con số thương vong ngày càng cao và 2 bên phải phụ thuộc vào đồng minh cùng các đối tác để gia tăng tiềm lực quân sự.  

Cán cân quân sự của Nga và Ukraine sau 1.000 ngày xung đột

Cán cân quân sự của Nga và Ukraine sau 1.000 ngày xung đột

VOV.VN - Khi cuộc xung đột cán mốc 1.000 ngày, Nga và Ukraine đều chưa bày tỏ thiện chí sẵn sàng đàm phán. Trong khi đó, con số thương vong ngày càng cao và 2 bên phải phụ thuộc vào đồng minh cùng các đối tác để gia tăng tiềm lực quân sự.  

Xe tăng Ukraine bốc cháy ngùn ngụt khi trúng đòn tập kích của UAV tự sát Nga
Xe tăng Ukraine bốc cháy ngùn ngụt khi trúng đòn tập kích của UAV tự sát Nga

VOV.VN - Kênh RT của Nga ngày 19/11 đưa tin, máy bay không người lái cảm tử Lancet của nước này đã tập kích một xe tăng chiến đấu chủ lực của Ukraine, khiến phương tiện bị bốc cháy dữ dội. Vụ tấn công xảy ra tại khu vực Kursk, miền Tây nước Nga.

Xe tăng Ukraine bốc cháy ngùn ngụt khi trúng đòn tập kích của UAV tự sát Nga

Xe tăng Ukraine bốc cháy ngùn ngụt khi trúng đòn tập kích của UAV tự sát Nga

VOV.VN - Kênh RT của Nga ngày 19/11 đưa tin, máy bay không người lái cảm tử Lancet của nước này đã tập kích một xe tăng chiến đấu chủ lực của Ukraine, khiến phương tiện bị bốc cháy dữ dội. Vụ tấn công xảy ra tại khu vực Kursk, miền Tây nước Nga.

“Xé rào” cho Ukraine sử dụng ATACMS, Mỹ thách thức Nga?
“Xé rào” cho Ukraine sử dụng ATACMS, Mỹ thách thức Nga?

VOV.VN - Quyết định của Tổng thống Joe Biden cho phép Ukraine sử dụng Hệ thống tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS) để tấn công các mục tiêu trong lãnh thổ Nga đánh dấu sự thay đổi sâu sắc trong chính sách của Mỹ, đồng thời tác động lớn tới địa chính trị và quân sự. Theo giới phân tích, với bước đi này, Mỹ được cho là đang thách thức lằn ranh đỏ của Nga.

“Xé rào” cho Ukraine sử dụng ATACMS, Mỹ thách thức Nga?

“Xé rào” cho Ukraine sử dụng ATACMS, Mỹ thách thức Nga?

VOV.VN - Quyết định của Tổng thống Joe Biden cho phép Ukraine sử dụng Hệ thống tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS) để tấn công các mục tiêu trong lãnh thổ Nga đánh dấu sự thay đổi sâu sắc trong chính sách của Mỹ, đồng thời tác động lớn tới địa chính trị và quân sự. Theo giới phân tích, với bước đi này, Mỹ được cho là đang thách thức lằn ranh đỏ của Nga.