Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa: Đột phá về cơ chế để vươn lên mạnh, giàu từ biển

VOV.VN - “Tỉnh Khánh Hòa vừa đi qua nửa nhiệm kỳ 2020-2025, từ địa phương có tốc độ tăng trưởng GRDP âm sâu nhất cả nước đến 6 tháng đầu năm 2023, đã vươn lên nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng. Quan trọng nhất, chính là tỉnh đang hiện thực hóa các cơ chế, chính sách đặc thù, thí điểm của Trung ương để tạo sự đột phá trong phát triển kinh tế biển.”

Ông Nguyễn Hải Ninh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa cho biết như vậy khi trả lời phỏng vấn phóng viên VOV Miền Trung.

PV: Thưa ông, tỉnh Khánh Hòa vừa đi qua nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh với nhiều thách thức, khó khăn chưa có tiền lệ như dịch bệnh Covid-19, kinh tế suy giảm, đặc biệt là lĩnh vực mũi nhọn du lịch, dịch vụ giảm sâu. Đến nay, tỉnh Khánh Hòa đã cơ bản vượt qua những khó khăn ấy. Vậy theo ông, đâu là những điểm sáng trong nửa nhiệm kỳ vừa qua?

Ông Nguyễn Hải Ninh: Qua nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, mỗi người sẽ có cách tiếp cận, nhìn nhận khác nhau, cá nhân tôi thấy nổi bật 4 điểm sáng.

Đầu tiên là công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã có nhiều chuyển biến tích cực, khá toàn diện trên các mặt công tác. Quan trọng nhất là xây dựng được tập thể Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và Thường trực Tỉnh ủy đoàn kết, chủ động, dân chủ, kỷ cương và trách nhiệm. Mỗi người trong tập thể đều có ý thức chia sẻ, tôn trọng, hỗ trợ nhau để vun đắp, xây dựng và phát huy sức mạnh thống nhất của tập thể. Mỗi đồng chí cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là những người đứng đầu các cấp ủy phải nêu cao tinh thần nêu gương, tiên phong và khát vọng cống hiến. Đến nay, cả 03 chỉ tiêu mà Đại hội đề ra về xây dựng Đảng đều đạt kế hoạch, nổi bật là chỉ tiêu kết nạp đảng viên mới là 4.299/8.500 đảng viên, đạt tỷ lệ 50,5% chỉ tiêu cả nhiệm kỳ.

Điểm sáng thứ 2 là tình hình kinh tế - xã hội phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân, tỉnh Khánh Hòa đã có nhiều cách làm sáng tạo, chủ động, thích ứng linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch Covid-19. Năm 2022, GRDP của tỉnh tăng trưởng 20,7% (cao nhất cả nước) so với năm 2020 tăng trưởng âm 10,5% (thấp nhất cả nước); góp phần đưa tăng trưởng GRDP bình quân hàng năm giai đoạn 2021 - 2023 ước đạt 7,62% (so với chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh là 7,5%);  Quy mô nền kinh tế tăng 1,2 lần so với năm 2020, vượt 12% so với năm 2019; Du lịch phục hồi ấn tượng với một loạt các sự kiện văn hóa, giải trí lớn được tổ chức. Theo thống kê mới nhất, trong 7 tháng đầu năm 2023, Khánh Hòa đạt 15,6 triệu lượt khách, trong đó có 4 triệu lượt khách lưu trú, gồm 2,5 triệu lượt khách nội địa và 1,5 triệu khách quốc tế, doanh thu du lịch đạt 21.000 tỷ đồng; Tỷ lệ hộ nghèo còn 2,64%, giảm 30,4% so với đầu nhiệm kỳ.

Điểm sáng nổi bật thứ 3 của tỉnh Khánh Hòa là sự kết nối có hiệu quả giữa chiến lược - quy hoạch - kế hoạch - đầu tư. Tỉnh đã phối hợp cùng các Bộ, ngành Trung ương tham mưu trình Bộ Chính trị thông qua Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 28/01/2022 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; trong đó, khẳng định rõ phát triển kinh tế biển là nền tảng trong thời gian tới. Chỉ khoảng 2 tháng sau, ngày 21/3/2022, Chính phủ ban hành Nghị quyết 42/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 09 của Bộ Chính trị. Và sau hơn 4 tháng, Quốc hội cũng thông qua Nghị quyết 55/2022/QH15 vào ngày 16/6/2022 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa. Đến nay, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Nhân dân, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa cũng đã ban hành gần như đầy đủ các văn bản để triển khai. Đây là một điểm sáng, theo chúng tôi là có ý nghĩa về mặt chiến lược, chính sách trong nửa đầu của nhiệm kỳ này.

Trên cơ sở đó, tỉnh xác định việc đổi mới, lập và triển khai quy hoạch là một trong những đột phá để phát triển. Khánh Hòa đã triển khai nghiêm túc nội dung này từ cách thức lãnh đạo, chỉ đạo cho đến việc tổ chức công việc, thuê tư vấn, tổ chức phản biện. Hiện nay, đã có 2/4 quy hoạch thuộc thẩm quyền đã được Thủ tướng phê duyệt là Quy hoạch tỉnh và điều chỉnh quy hoạch Khu kinh tế Vân Phong. Trên cơ sở các quy hoạch này, tháng 4/2023, tỉnh Khánh Hòa phối hợp với các bộ, ngành tổ chức thành công Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư. Các chỉ số PCI, PAPI, PAR Index đều tăng vượt bậc so với năm 2021 (PAR Index xếp vị trí 25/63, tăng 23 bậc so với năm 2021; PAPI xếp vị trí 16/63, tăng 24 bậc so với năm 2021; PCI xếp vị trí 16/63 tỉnh, tăng 28 bậc so với năm 2021, lọt vào “top” 30 tỉnh, thành có chất lượng điều hành tốt nhất năm 2022). Hiện nay, tỉnh đang đẩy mạnh xúc tiến thu hút đầu tư, nhất là những dự án lớn ở 03 vùng kinh tế động lực của tỉnh, tạo đà cho Khánh Hòa phát triển trong thời gian tới. 

Điểm sáng thứ 4 là tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông. Trung ương, Quốc hội, Chính phủ và địa phương rất quan tâm đến việc đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là các tuyến cao tốc. Chúng ta đã khánh thành tuyến cao tốc Nha Trang - Cam Lâm, hiện đang thi công tuyến Vân Phong - Nha Trang và Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột. Quốc hội đã thông qua chủ trương đầu tư đường kết nối giữa 2 huyện miền núi Khánh Sơn và Khánh Vĩnh, góp phần tạo hành lang liên thông với tỉnh Ninh Thuận và Lâm Đồng. Bên cạnh đó, tỉnh đang khảo sát để làm báo cáo cấp có thẩm quyền triển khai tuyến đường cao tốc Liên Khương - Nha Trang theo hình thức đối tác công tư… Qua đó, từ nay đến cuối nhiệm kỳ này, sẽ cơ bản hoàn thành các tuyến cao tốc bắc - nam và đông - tây qua địa bàn tỉnh, mở ra nhiều dư địa và không gian phát triển mới liên kết kinh tế - xã hội giữa tỉnh Khánh Hòa với các địa phương trong khu vực và cả nước.

PV: Thưa ông, với các điểm sáng như ông vừa nêu, có phải tỉnh Khánh Hòa đã tạo được cơ chế pháp lý, tạo nền tảng cho sự phát triển trước mắt cũng như lâu dài?

Ông Nguyễn Hải Ninh: Nhận định này tôi nghĩ là chính xác. Bởi vì, muốn xác định một chặng đường dài thì trước hết chúng ta phải có tầm nhìn, phải có mục tiêu rõ ràng và xác định được con đường đi. Rất may mắn cho tỉnh Khánh Hòa, với vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đặc biệt là có huyện đảo Trường Sa; Trung ương và Bộ Chính trị rất quan tâm đã ban hành các Nghị quyết, xác định rất rõ mục tiêu đến năm 2030, Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương phù hợp với vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc…

Theo đó, tập trung xây dựng và phát triển tỉnh trên cơ sở phát huy cao độ tiềm năng, lợi thế về kinh tế biển, xác định kinh tế biển là nền tảng, công nghiệp chế biến, chế tạo công nghệ cao logistics, công nghiệp năng lượng, kinh tế số là đột phá, du lịch là mũi nhọn… Trong Nghị quyết này cũng đã xác định rất rõ những điểm nghẽn, nội dung trọng tâm cần phải thực hiện để đạt mục tiêu đề ra. Đây chính là cơ sở về chính trị, sau đó là có các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ tạo thành cơ sở pháp lý rất đồng bộ để cụ thể hóa, triển khai tại địa phương. Nói cách khác là tỉnh Khánh Hòa đã xác định được tầm nhìn, mục tiêu, việc còn lại là phải xác định rõ đường đi cho đúng hướng và các phương pháp, cách đi hiệu quả.

PV: Vậy thưa ông, với định hướng trong Nghị quyết 09 của Bộ Chính trị phát triển bền vững kinh tế biển, tỉnh Khánh Hòa đang từng bước cụ thể hóa định hướng này như thế nào?

Ông Nguyễn Hải Ninh: Nghị quyết 09 của Bộ Chính trị đã xác đinh rất rõ, chúng ta phải phát triển trên cơ sở phát huy cao độ tiềm năng và lợi thế về biển. Để biến tiềm năng, lợi thế thành giá trị thật, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo sâu sát trên các lĩnh vực, từ việc thu hút đầu tư các khu đô thị ven biển, hình thành quy hoạch, tập trung kêu gọi đầu tư vào hạ tầng khu công nghiệp, các cảng biển nước sâu gắn với logistics kết nối với các địa phương vùng Tây Nguyên, các tỉnh bạn trong cả nước; bảo vệ hệ sinh thái biển và phát triển nuôi trồng thủy sản, theo hướng công nghệ cao...

Chúng tôi vừa thí điểm đề án Nuôi biển công nghệ cao, lần đầu tiên, ngư dân đã nuôi cá biển, tôm hùm bằng lồng nhựa HDPE trên vùng biển mở thay vì bằng lồng bè gỗ trên các vùng biển kín như trước đây. Đây là một bước đi nhỏ với ước mơ tiến ra biển lớn trong phát triển kinh tế biển của tỉnh. Mục tiêu đến năm 2030, tỉnh sẽ chuyển đổi 100% lồng bè nuôi truyền thống sang nuôi lồng HDPE và nuôi công nghiệp vùng biển xa bờ, ứng dụng công nghệ cao với phương thức quản lý hiện đại…

Để mô hình thí điểm này thành công, nhân rộng, tỉnh sẽ nghiên cứu cơ chế, chính sách tín dụng ưu đãi; hỗ trợ về bảo hiểm; tiếp tục nghiên cứu về thức ăn công nghiệp; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; hoàn chỉnh về quy hoạch vùng nuôi… Chỉ khi phát triển nuôi biển công nghệ cao hướng ra xa bờ mới có thể giảm thiểu được xung đột không gian phát triển giữa ngành nuôi biển với các ngành khác; đồng thời giảm thiểu ô nhiễm môi trường biển và bảo đảm sinh kế của người dân. Tỉnh Khánh Hòa đang được các bộ, ngành Trung ương giúp đỡ xây dựng đề án Trung tâm nghiên cứu quốc gia về công nghệ đại dương để có tầm nhìn dài hạn hơn. Đồng thời, tỉnh cũng chuẩn bị ra mắt Quỹ hỗ trợ phát triển nghề cá để nâng cao khả năng khai thác, nuôi trồng đúng quy định, phù hợp định hướng trong tương lai gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Đây là quỹ quốc gia được Chính phủ thành lập và giao cho UBND tỉnh Khánh Hòa trực tiếp quản lý, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, nhằm huy động nguồn lực bổ sung phát triển nghề cá, công trình hạ tầng cảng cá, cơ sở chế biến, dịch vụ hậu cần nghề cá ở huyện đảo Trường Sa.

PV: Xin cảm ơn ông!

- Do ảnh hưởng đại dịch Covid-19, trong 2 năm 2020, 2021, tỉnh Khánh Hòa tăng trưởng GRDP âm, đời sống nhân dân bị ảnh hưởng nặng nề.

- Năm 2023, quy mô nền kinh tế ước đạt 59.230 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2019, thời điểm trước dịch Covid-19.

- 6 tháng đầu năm 2023, tỉnh Khánh Hòa lấy lại đà tăng trưởng, đạt 7,86%, so với cùng kỳ năm trước, đứng thứ 9/63 tỉnh, thành phố trong cả nước.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Làm gì để phát triển kinh tế biển xanh, bền vững?
Làm gì để phát triển kinh tế biển xanh, bền vững?

VOV.VN - Nghị quyết 36/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đặt mục tiêu cụ thể đến năm 2030, các ngành kinh tế thuần biển đóng góp 10% GDP cả nước; kinh tế của 28 tỉnh, thành phố ven biển ước đạt 65-70% GDP cả nước…NQ 36/2018 cũng định hướng phát triển nền kinh tế biển xanh, bền vững.

Làm gì để phát triển kinh tế biển xanh, bền vững?

Làm gì để phát triển kinh tế biển xanh, bền vững?

VOV.VN - Nghị quyết 36/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đặt mục tiêu cụ thể đến năm 2030, các ngành kinh tế thuần biển đóng góp 10% GDP cả nước; kinh tế của 28 tỉnh, thành phố ven biển ước đạt 65-70% GDP cả nước…NQ 36/2018 cũng định hướng phát triển nền kinh tế biển xanh, bền vững.

Tận dụng cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển kinh tế biển
Tận dụng cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển kinh tế biển

VOV.VN - Thực hiện Nghị quyết 09 của Bộ Chính trị Khóa XIII, tháng 6/2022, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 55 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa. Chính phủ cũng ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 09.

Tận dụng cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển kinh tế biển

Tận dụng cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển kinh tế biển

VOV.VN - Thực hiện Nghị quyết 09 của Bộ Chính trị Khóa XIII, tháng 6/2022, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 55 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa. Chính phủ cũng ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 09.

Khánh Hòa xây dựng huyện đảo Trường Sa thành trung tâm kinh tế trên biển
Khánh Hòa xây dựng huyện đảo Trường Sa thành trung tâm kinh tế trên biển

VOV.VN - Nghị quyết số 09-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hoà đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 xác định xây dựng và phát triển huyện đảo Trường Sa trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội trên biển của cả nước.

Khánh Hòa xây dựng huyện đảo Trường Sa thành trung tâm kinh tế trên biển

Khánh Hòa xây dựng huyện đảo Trường Sa thành trung tâm kinh tế trên biển

VOV.VN - Nghị quyết số 09-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hoà đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 xác định xây dựng và phát triển huyện đảo Trường Sa trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội trên biển của cả nước.

Khánh Hòa phát triển kinh tế biển bền vững gắn với sinh kế của cư dân
Khánh Hòa phát triển kinh tế biển bền vững gắn với sinh kế của cư dân

VOV.VN - Hai năm nay, khu vực nuôi trồng thủy sản bằng lồng bè của ngư dân trên vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh đã xuất hiện những lồng nhựa hiện đại như của các doanh nghiệp nước ngoài.

Khánh Hòa phát triển kinh tế biển bền vững gắn với sinh kế của cư dân

Khánh Hòa phát triển kinh tế biển bền vững gắn với sinh kế của cư dân

VOV.VN - Hai năm nay, khu vực nuôi trồng thủy sản bằng lồng bè của ngư dân trên vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh đã xuất hiện những lồng nhựa hiện đại như của các doanh nghiệp nước ngoài.

Lập quy hoạch để đưa Khánh Hòa trở thành trung tâm kinh tế biển của cả nước
Lập quy hoạch để đưa Khánh Hòa trở thành trung tâm kinh tế biển của cả nước

VOV.VN - Việc lập quy hoạch nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội lần thứ XVIII của Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa, hướng đến mục tiêu đưa Khánh Hòa trở thành trung tâm kinh tế biển, trung tâm du lịch, dịch vụ lớn của cả nước vào năm 2025.

Lập quy hoạch để đưa Khánh Hòa trở thành trung tâm kinh tế biển của cả nước

Lập quy hoạch để đưa Khánh Hòa trở thành trung tâm kinh tế biển của cả nước

VOV.VN - Việc lập quy hoạch nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội lần thứ XVIII của Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa, hướng đến mục tiêu đưa Khánh Hòa trở thành trung tâm kinh tế biển, trung tâm du lịch, dịch vụ lớn của cả nước vào năm 2025.