Pháp đối mặt nguy cơ tê liệt vì ngành đường sắt đình công

VOV.VN - Chính phủ Pháp đang đứng trước thách thức không nhỏ trong cải cách Tổng công ty Đường sắt Quốc gia (SNCF) để giải quyết tình hình kinh doanh.

Ngày 3/4, các nhân viên của công ty Đường sắt Quốc gia (SNCF) bắt đầu cuộc đình công quy mô lớn trên toàn quốc để phản đối cải cách của Chính phủ. Các cuộc đình công đã khiến cho giao thông công cộng của Pháp trở nên vô cùng khó khăn, đặc biệt tại các thành phố lớn như Paris hay Lyon.

Các nhân viên của công ty Đường sắt Quốc gia (SNCF) tham gia đình công.

Theo công bố của công đoàn SNCF, trong ngày 03/4, có tới 50% công nhân đường sắt đình công, 77% lái tàu không làm việc, chỉ có 12% lượng tàu cao tốc, 13% các tuyến tàu liên tỉnh hoạt động. Trong khi đó ở Paris, chỉ còn từ 14 đến 30% giao thông đường sắt được đảm bảo.

Theo kế hoạch, cứ mỗi 5 ngày, công nhân đường sắt sẽ đình công 2 ngày, liên tục trong 3 tháng, kể từ đầu tháng 4/2018, nhằm phản đối dự luật cải cách của Chính phủ mà theo các công đoàn này là muốn xóa bỏ ngành công nhân đường sắt.

Pháp là quốc gia có hệ thống giao thông công cộng, đặc biệt là giao thông đường sắt, rất phát triển. Tàu điện ngầm, tàu cao tốc, tàu hỏa là các phương tiện được đông đảo người dân sử dụng hàng ngày. Vì vậy, trong ngày 3/4, số lượng tàu hoạt động ít nên lượng hành khách bị ùn ứ rất đông, ùn tắc kéo dài hàng cây số ở cửa ngõ vào các thành phố lớn.

Trong bối cảnh đó, người dân buộc phải tìm kiếm phương tiện di chuyển khác như xe buýt hay cài đặt các ứng dụng tìm kiếm xe hơi để di chuyển chung đường.

Trước đó, ngày 14/3, Chính phủ Pháp đã đề xuất một dự luật nhằm cải cách mạnh mẽ tình trạng hoạt động của hệ thống đường sắt nước này. Trong đó tập trung vào cải tổ hoạt động của SNCF. Dự luật của Chính phủ Pháp được đưa ra trong bối cảnh tình hình kinh doanh thua lỗ triền miên của tổng công ty này.

Trong lịch sử, Chính phủ Pháp đã nhiều lần phải gánh các khoản nợ cho SNCF nhưng tình trạng nợ nần triền miên và ngày càng tăng mạnh của tổng công ty này đã đến lúc buộc nước Pháp phải cải cách triệt để nếu không muốn giải quyết hậu quả kinh tế, xã hội vô cùng nghiêm trọng trong tương lai gần.

 Công bằng mà nói, hoạt động kinh doanh của Tổng công ty đường sắt quốc gia Pháp thời gian gần đây cũng gặt hái được một số kết quả trong các dự án tàu cao tốc và vận tải công cộng. Năm 2017, doanh thu của SNCF đã tăng 4,2%, đạt 33,5 tỷ Euro (hơn 41 tỷ USD), đạt lợi nhuận khoảng 1,33 tỷ ơ-rô (tương đương 1,6 tỷ USD). Tuy vậy, nhìn tổng thể, con số này không thể che giấu được tình trạng kinh doanh bết bát của SNCF.

Số nợ khổng lồ của Tổng công ty đường sắt quốc gia (SNCF) tính đến nay đã là 54,5 tỷ Euro (hơn 67 tỷ USD, tương đương 7,6% ngân sách quốc gia Pháp năm 2018, 2% GDP Pháp năm 2017) và tiếp tục tăng lên từng năm, đe dọa tới hoạt động của SNCF nói riêng trong tương lai và nền kinh tế Pháp nói chung. Mỗi năm, SNCF phải trả nợ từ 1,1-1,3 tỷ Euro.

Hoạt động kinh doanh của SNCF bao phủ các lĩnh vực rộng như công nghiệp, thương mại và bất động sản, cụ thể là vận tải hành khách công cộng, vận tải hàng hóa, thiết kế và vận hành hệ thống đường sắt quốc gia và kinh doanh bất động sản.

SNCF bao gồm 2 nhánh chính là chi nhánh phụ trách mảng vận tải hành khách công cộng, vận tải hàng hóa (SNCF Mobilité) và chi nhánh phụ trách mảng thiết kế, vận hành hệ thống (SNCF Réseau).

Trong đó, chi nhánh vận tải có số nợ thương mại là 7,9 tỷ Euro (9,7 tỷ USD) kể từ khi bắt đầu hoạt động năm 2006. Tuy nhiên con số này chưa gây lo ngại do doanh thu của chi nhánh này đạt 31,5 tỷ Euro (khoảng 39 tỷ USD), mà nợ chủ yếu của SNCF xuất phát từ mảng thiết kết vận hành, hiện lên tới 46,6 tỷ Euro (hơn 58 tỷ USD).

Nợ của SNCF bắt nguồn trong lịch sử khi công ty này tiếp quản lại hoạt động của Mạng lưới đường sắt Pháp (RFF), vốn chìm trong nợ đọng. Sau này, các hoạt động kinh doanh của SNCF tuy có doanh thu nhưng không bù đắp được các khoản kinh phí ngày càng gia tăng cho công tác bảo trì, sửa chữa hệ thống đường sắt đã sử dụng lâu năm, xây dựng mới và mua sắm phương tiện mới.

Trong khoảng 5 năm gần đây, một số dự án mới rất tham vọng của SNCF cũng đã khiến số nợ của công ty này tăng lên chóng mặt, như dự án nối dài hệ thống đến Strasbourg, Bretagne-Pays de Loire, dự án đường vòng tuyến Nîmes-Montpellier và tuyến từ Đông Nam Đại Tây Dương về Bordeaux.

Vấn đề nợ của SNCF có vẻ còn là lý do tế nhị với Chính phủ nên trong dự luật ngày 14/3 vừa qua, vấn đề này không được đề cập tới như một nguyên nhân thúc đẩy cải cách. Tuy nhiên, dự luật này cũng đưa ra các cải cách quan trọng nhằm tăng tính cạnh tranh của SNCF, đưa SNCF ra thị trường, buộc tổng công ty này phải cạnh tranh để tồn tại với các doanh nghiệp tư nhân và nước ngoài.

Trong đó, nhánh SNCF Réseau, từ hình thức một cơ sở nhà nước trong lĩnh vực công nghiệp thương mại sẽ được chuyển đổi thành công ty khuyết danh có vốn nhà nước. Mục tiêu là áp đặt một giới hạn nợ cho chi nhánh này thay vì được phép nợ không giới hạn như khi còn là một cơ sở của nhà nước.

Cải cách của Chính phủ Pháp nhận được sự ủng hộ của người dân Pháp nói chung. Theo một cuộc khảo sát được công bố hôm 20/3, 54% người Pháp đồng ý với việc thông qua dự luật cải cách này trước mùa hè năm nay. Bên cạnh đó, 69% người dân muốn xóa bỏ quy chế dành riêng cho lao động của ngành đường sắt./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Người dân Mỹ chuẩn bị đình công cho “Ngày không có người nhập cư”
Người dân Mỹ chuẩn bị đình công cho “Ngày không có người nhập cư”

VOV.VN - Tại thủ đô Washington, nhiều nhà hàng, công ty, và trường học đã sẵn sàng cho nhân viên nghỉ việc trong ngày hoặc đóng cửa.

Người dân Mỹ chuẩn bị đình công cho “Ngày không có người nhập cư”

Người dân Mỹ chuẩn bị đình công cho “Ngày không có người nhập cư”

VOV.VN - Tại thủ đô Washington, nhiều nhà hàng, công ty, và trường học đã sẵn sàng cho nhân viên nghỉ việc trong ngày hoặc đóng cửa.

Gần 700 chuyến bay ở Đức bị hủy bỏ vì nhân viên hàng không đình công
Gần 700 chuyến bay ở Đức bị hủy bỏ vì nhân viên hàng không đình công

VOV.VN - Tình trạng gián đoạn hàng không tại các sân bay ở Berlin bắt đầu khoảng 3h (giờ GMT) ngày 10/3 và được lên kế hoạch kéo dài trong 1 ngày.

Gần 700 chuyến bay ở Đức bị hủy bỏ vì nhân viên hàng không đình công

Gần 700 chuyến bay ở Đức bị hủy bỏ vì nhân viên hàng không đình công

VOV.VN - Tình trạng gián đoạn hàng không tại các sân bay ở Berlin bắt đầu khoảng 3h (giờ GMT) ngày 10/3 và được lên kế hoạch kéo dài trong 1 ngày.

Nhân viên hãng hàng không Anh British Airways đình công 16 ngày
Nhân viên hãng hàng không Anh British Airways đình công 16 ngày

VOV.VN - Bất mãn về tiền lương, nhân viên hãng hàng không British Airways quyết định bãi công quy mô lớn vào đúng đúng cao điểm mùa hè.

Nhân viên hãng hàng không Anh British Airways đình công 16 ngày

Nhân viên hãng hàng không Anh British Airways đình công 16 ngày

VOV.VN - Bất mãn về tiền lương, nhân viên hãng hàng không British Airways quyết định bãi công quy mô lớn vào đúng đúng cao điểm mùa hè.

Catalonia đòi tự trị khỏi Tây Ban Nha: Dân xuống đường tổng đình công
Catalonia đòi tự trị khỏi Tây Ban Nha: Dân xuống đường tổng đình công

VOV.VN - Hàng trăm nghìn người dân xứ Catalonia đã xuống đường hưởng ứng lời kêu gọi tổng đình công trong ngày 3/10.

Catalonia đòi tự trị khỏi Tây Ban Nha: Dân xuống đường tổng đình công

Catalonia đòi tự trị khỏi Tây Ban Nha: Dân xuống đường tổng đình công

VOV.VN - Hàng trăm nghìn người dân xứ Catalonia đã xuống đường hưởng ứng lời kêu gọi tổng đình công trong ngày 3/10.