Phát hiện kháng thể có khả năng vô hiệu hóa Omicron và nhiều biến chủng khác

VOV.VN - Các nhà khoa học đã xác định được kháng thể mới có thể nhắm vào những bộ phận được bảo tồn trên gai protein của virus corona khi nó tiếp tục biến đổi và phát triển.

Đây là một tiến bộ lớn được kỳ vọng có thể tạo ra những phương pháp điều trị mới nhằm vô hiệu hóa Omicron và các biến thể khác của virus SARS-CoV-2. Ông David Veesler, giáo sư tại Đại học Y khoa Washington của Mỹ, cho biết, việc xác định các kháng thể “vô hiệu hóa trên diện rộng” như vậy trên protein gai của virus – bộ phận mà nó sử dụng để xâm nhập vào tế bào người, có thể giúp phát triển những loại vaccine và liệu pháp điều trị bằng kháng thể tốt hơn, không chỉ hiệu quả khi chống lại Omicron mà còn chống lại các biến thể khác xuất hiện trong tương lai.

“Phát hiện này cho chúng ta thấy, bằng cách tập trung vào những kháng thể nhắm đến những vị trí được giữ nguyên trên protein gai khi virus biến đổi, chúng ta có sẽ có cách để vượt qua sự tiến hóa liên tục của virus”, ông Veesler cho biết.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng Omicron có 37 đột biến trên gai protein – điều này phần nào lý giải nguyên nhân nó có thể lây lan nhanh chóng như vậy, ảnh hưởng đến cả những người đã tiêm vaccine và những người đã hồi phục sau khi mắc bệnh.

Trong báo cáo xuất bản trên tạp chí Nature, các nhà khoa học đã đánh giá ảnh hưởng của những đột biến nói trên bằng cách phát triển một virus bị vô hiệu hóa, không sao chép được gọi là virus giả để tạo ra các protein gai trên bề mặt của nó. Sau đó, họ tạo ra virus giả có các đột biến giống đột biến của Omicron và các biến chủng khác của SARS-CoV-2 từng được phát hiện trong suốt đại dịch.

Tiếp đến, các nhà nghiên cứu đánh giá khả năng liên kết giữa các phiên bản protein gai khác nhau với thụ thể ACE2 - một loại protein trên bề mặt tế bào người mà virus sử dụng như cánh cửa để xâm nhập và lây nhiễm cho các tế bào. Họ phát hiện ra rằng, protein gai đột biến của Omicron có thể bám dính tốt hơn gấp 2,4 lần so với protein gai của các biến thể khác được phân lập ngay từ đầu đại dịch.

Ông David Veesler lưu ý: “Đó không phải là sự gia tăng quá lớn, nhưng từ thời điểm bùng phát dịch SARS năm 2002-2003, các đột biến trong protein gai đã dần tiến hóa để giúp virus corona gia tăng khả năng lây nhiễm”.

Bước ngoặt lớn trong việc điều chế vaccine

Khi xem xét kháng thể dùng để chống lại những biến chủng ban đầu có tác dụng mạnh như thế nào đối với Omicron, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, kháng thể của những người từng bị nhiễm các biến chủng trước đó và những người đã tiêm một trong 6 loại vaccine phổ biến nhất hiện nay, đều giảm khả năng ngăn chặn sự lây nhiễm.

Trong khi đó, kháng thể từ những người từng bị lây nhiễm, đã hồi phục và được tiêm 2 liều vaccine cũng giảm hiệu quả, nhưng mức độ giảm rất nhẹ, chỉ kém hơn khoảng 5 lần. Điều đó chứng tỏ rằng việc tiêm phòng cho những người từng mắc bệnh rất hữu ích.

Kháng thể từ những người đã được tiêm liều vaccine mRNA tăng cường do Moderna và Pfizer sản xuất, trong trường hợp này là những bệnh nhân mắc bệnh thận phải lọc máu, có tác dụng vô hiệu hóa virus thấp kém hơn 4 lần.

“Điều đó cho thấy, việc tiêm liều tăng cường thực sự có tác dụng trước Omicron”, ông Veesler đánh giá.

Các nhà khoa học cũng phát hiện ra rằng hầu như tất cả phương pháp điều trị bằng kháng thể, hiện đang được cho phép sử dụng để điều trị cho những bệnh nhân nhiễm virus đều “không có hoặc giảm rõ rệt” hiệu quả trước Omicron trong phòng thí nghiệm. Tuy vậy,  kháng thể đơn dòng Sotrovimab là trường hợp ngoại lệ với hiệu quả chống lại Omicron chỉ giảm khoảng 2 hoặc 3 lần.

Nhưng khi kiểm tra lượng kháng thể lớn hơn được tạo ra để chống lại các biến thể trước đó của virus SARS-CoV-2, các nhà nghiên cứu đã xác định được 4 nhóm kháng thể vẫn có khả năng vô hiệu hóa Omicron. Mỗi nhóm trong số này đều nhắm mục tiêu vào một trong 4 bộ phận đặc biệt trên protein gai không chỉ của virus SARS-coV-2 mà còn của nhóm virus corona liên quan có tên gọi sarbecovirus. Các bộ phận này có thể được bảo tồn trong quá trình virus tiến hóa bởi chúng đóng một vai trò thiết yếu và vai trò này sẽ mất đi nếu chúng bị đột biến.

Ông Veesler cho rằng việc phát hiện các kháng thể có khả năng chống lại virus thông qua nhận diện những bộ phận được bảo tồn trên protein gai của chúng sẽ giúp tạo ra những loại vaccine hay phương pháp điều trị mới có hiệu quả rộng rãi, chống được nhiều biến thể của SARS-CoV-2 có khả năng xuất hiện trong tương lai./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhật Bản: Kháng thể tăng gấp 45 lần sau khi tiêm mũi vaccine Covid-19 thứ ba
Nhật Bản: Kháng thể tăng gấp 45 lần sau khi tiêm mũi vaccine Covid-19 thứ ba

VOV.VN - Một phân tích của Bệnh viện Quốc gia Hakodate của Nhật Bản chỉ ra rằng, liều vaccine Covid-19 thứ ba của Pfizer có thể tăng cường kháng thể chống SARS-CoV-2 lên hơn 45 lần so với mức trước khi tiêm.  

Nhật Bản: Kháng thể tăng gấp 45 lần sau khi tiêm mũi vaccine Covid-19 thứ ba

Nhật Bản: Kháng thể tăng gấp 45 lần sau khi tiêm mũi vaccine Covid-19 thứ ba

VOV.VN - Một phân tích của Bệnh viện Quốc gia Hakodate của Nhật Bản chỉ ra rằng, liều vaccine Covid-19 thứ ba của Pfizer có thể tăng cường kháng thể chống SARS-CoV-2 lên hơn 45 lần so với mức trước khi tiêm.  

Nghiên cứu Nam Phi: Người nhiễm Omicron có kháng thể trung hòa chống lại Delta
Nghiên cứu Nam Phi: Người nhiễm Omicron có kháng thể trung hòa chống lại Delta

VOV.VN - Nghiên cứu của các nhà khoa học Nam Phi cho thấy, người nhiễm biến thể Omicron có thể tăng cường kháng thể trung hòa chống lại biến thể Delta.

Nghiên cứu Nam Phi: Người nhiễm Omicron có kháng thể trung hòa chống lại Delta

Nghiên cứu Nam Phi: Người nhiễm Omicron có kháng thể trung hòa chống lại Delta

VOV.VN - Nghiên cứu của các nhà khoa học Nam Phi cho thấy, người nhiễm biến thể Omicron có thể tăng cường kháng thể trung hòa chống lại biến thể Delta.

Nghiên cứu Trung Quốc: Biến thể Omicron tránh được 85% kháng thể trung hòa
Nghiên cứu Trung Quốc: Biến thể Omicron tránh được 85% kháng thể trung hòa

VOV.VN - Nghiên cứu công bố mới đây của Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc cho thấy, biến thể Omicron có thể thoát khỏi hơn 85% các kháng thể trung hòa đã biết hiện nay và khiến hầu hết các loại thuốc kháng thể đều trở nên không hiệu quả.

Nghiên cứu Trung Quốc: Biến thể Omicron tránh được 85% kháng thể trung hòa

Nghiên cứu Trung Quốc: Biến thể Omicron tránh được 85% kháng thể trung hòa

VOV.VN - Nghiên cứu công bố mới đây của Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc cho thấy, biến thể Omicron có thể thoát khỏi hơn 85% các kháng thể trung hòa đã biết hiện nay và khiến hầu hết các loại thuốc kháng thể đều trở nên không hiệu quả.