Quan điểm Trung Quốc về an ninh quốc tế và giải trừ vũ khí hạt nhân

VOV.VN - Trung Quốc nêu rõ quan điểm, lập trường về tình hình an ninh quốc tế và giải trừ vũ khí hạt nhân.

Tại phiên tranh luận chung thứ 78 của Ủy ban An ninh quốc tế và Giải trừ quân bị Đại hội đồng Liên Hợp quốc, Trưởng phái đoàn Trung Quốc Tôn Hiểu Ba đã trình bày một cách toàn diện quan điểm của Trung Quốc đối với tình hình an ninh quốc tế, cũng như chủ trương, chính sách trong các vấn đề ổn định chiến lược toàn cầu, giải trừ vũ khí hạt nhân và không phổ biến vũ khí hạt nhân.

Theo hãng thông tấn Tân Hoa của Trung Quốc, ông Tôn Hiểu Ba cho rằng, hiện nay, tư duy Chiến tranh Lạnh như đối đầu nhóm và trò chơi có tổng bằng không đã quay trở lại, xung đột địa chính trị gia tăng, ảnh hưởng đến sự ổn định và cân bằng chiến lược toàn cầu. Xã hội loài người đang phải đối mặt với những khó khăn an ninh chưa từng có từ trước đến nay.

Trưởng phái đoàn Trung Quốc nhấn mạnh: Lịch sử và thực tiễn đã cho thấy, thế giới ngày nay là một cộng đồng chung vận mệnh. Người dân tất cả các nước đều mong muốn một thế giới an ninh và hòa bình lâu dài. Trung Quốc đã đưa ra sáng kiến an ninh toàn cầu, lấy tinh thần đoàn kết thích ứng với bối cảnh quốc tế đang có sự điều chỉnh sâu sắc, lấy tư duy đôi bên cùng có lợi để đối phó với những thách thức an ninh phức tạp, đan xen, đưa ra giải pháp Trung Quốc xây dựng một thế giới hòa bình lâu dài.

Theo ông Tôn Hiểu Ba, trước tình hình mới và thách thức mới, tất cả các bên cần cùng nhau bảo vệ ổn định chiến lược toàn cầu và giảm thiểu rủi ro chiến lược. Chính sách không sử dụng vũ khí hạt nhân trước, cần được thực hiện trên phạm vi toàn cầu. Giải trừ vũ khí hạt nhân cần tiếp tục tuân thủ các nguyên tắc công bằng, hợp lý, cũng như các nguyên tắc bảo vệ ổn định chiến lược toàn cầu và an ninh không tổn hại của tất cả các quốc gia, thúc đẩy một cách hợp lý, thực tế và từng bước.

Ông Tôn Hiểu Ba cho biết, cần bảo vệ hệ thống giải trừ vũ khí hạt nhân và không phổ biến vũ khí hạt nhân quốc tế với Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân làm nền tảng và thúc đẩy cân bằng 3 mục tiêu chính của Hiệp ước; phối hợp tốt hơn về an ninh và phát triển, đồng thời tăng cường quản lý các công nghệ mới nổi như mạng, không gian vũ trụ và trí tuệ nhân tạo. Cộng đồng quốc tế cần bảo vệ quyền lực và hiệu quả của các cơ chế giải trừ vũ khí đa phương hiện có.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Philippines tuyên bố sẵn sàng đối đầu với hành động của Trung Quốc ở Biển Đông
Philippines tuyên bố sẵn sàng đối đầu với hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

VOV.VN - Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Gilberto Teodoro Jr vừa tuyên bố, nước ông sẵn sàng đối đầu với hành động mở rộng lãnh thổ của Trung Quốc trên Biển Đông dù Philippines không muốn nổ ra chiến tranh.

Philippines tuyên bố sẵn sàng đối đầu với hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Philippines tuyên bố sẵn sàng đối đầu với hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

VOV.VN - Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Gilberto Teodoro Jr vừa tuyên bố, nước ông sẵn sàng đối đầu với hành động mở rộng lãnh thổ của Trung Quốc trên Biển Đông dù Philippines không muốn nổ ra chiến tranh.

Cuộc chiến chíp bán dẫn nóng lên giữa Mỹ và Trung Quốc liên quan đến Huawei
Cuộc chiến chíp bán dẫn nóng lên giữa Mỹ và Trung Quốc liên quan đến Huawei

VOV.VN - Trong bối cảnh Trung Quốc và Mỹ ngày càng lún sâu vào cuộc chiến chip bán dẫn, giới chức thương mại Mỹ vừa lên tiếng bày tỏ lo ngại về sự xuất hiện của một con chip hiện đại trong điện thoại của “gã khổng lồ” công nghệ Trung Quốc Huawei.

Cuộc chiến chíp bán dẫn nóng lên giữa Mỹ và Trung Quốc liên quan đến Huawei

Cuộc chiến chíp bán dẫn nóng lên giữa Mỹ và Trung Quốc liên quan đến Huawei

VOV.VN - Trong bối cảnh Trung Quốc và Mỹ ngày càng lún sâu vào cuộc chiến chip bán dẫn, giới chức thương mại Mỹ vừa lên tiếng bày tỏ lo ngại về sự xuất hiện của một con chip hiện đại trong điện thoại của “gã khổng lồ” công nghệ Trung Quốc Huawei.

Đối đầu Mỹ - Trung Quốc liệu có sớm chấm dứt kỷ nguyên đồng đô la Mỹ?
Đối đầu Mỹ - Trung Quốc liệu có sớm chấm dứt kỷ nguyên đồng đô la Mỹ?

VOV.VN - Trong thời gian dài, đồng đô la Mỹ thống trị thị trường tài chính và thương mại thế giới. Nhưng đã xuất hiện nhiều tiếng nói phản đối vị thế của tiền tệ Mỹ. Xung đột Nga - Ukraine và đối đầu Mỹ - Trung Quốc đang thúc đẩy xu hướng đó, khiến một số người nghĩ kỷ nguyên đô la Mỹ sẽ sớm chấm dứt.

Đối đầu Mỹ - Trung Quốc liệu có sớm chấm dứt kỷ nguyên đồng đô la Mỹ?

Đối đầu Mỹ - Trung Quốc liệu có sớm chấm dứt kỷ nguyên đồng đô la Mỹ?

VOV.VN - Trong thời gian dài, đồng đô la Mỹ thống trị thị trường tài chính và thương mại thế giới. Nhưng đã xuất hiện nhiều tiếng nói phản đối vị thế của tiền tệ Mỹ. Xung đột Nga - Ukraine và đối đầu Mỹ - Trung Quốc đang thúc đẩy xu hướng đó, khiến một số người nghĩ kỷ nguyên đô la Mỹ sẽ sớm chấm dứt.

Lý do NATO e sợ Trung Quốc, coi nước này là thách thức lớn
Lý do NATO e sợ Trung Quốc, coi nước này là thách thức lớn

VOV.VN - Ngoài cuộc xung đột Nga - Ukraine, hội nghị thượng đỉnh NATO 2023 cũng chú ý nhiều đến Trung Quốc. Khối quân sự này xem Trung Quốc như một thách thức lớn mà họ phải ứng phó về dài hạn.

Lý do NATO e sợ Trung Quốc, coi nước này là thách thức lớn

Lý do NATO e sợ Trung Quốc, coi nước này là thách thức lớn

VOV.VN - Ngoài cuộc xung đột Nga - Ukraine, hội nghị thượng đỉnh NATO 2023 cũng chú ý nhiều đến Trung Quốc. Khối quân sự này xem Trung Quốc như một thách thức lớn mà họ phải ứng phó về dài hạn.

Mỹ khó cạnh tranh được với Trung Quốc và Nga ở toàn bộ Nam toàn cầu
Mỹ khó cạnh tranh được với Trung Quốc và Nga ở toàn bộ Nam toàn cầu

VOV.VN - Mỹ không cần và không thể tìm kiếm thế thượng phong ở mọi nơi. Xét riêng yếu tố địa lý, có một số vùng mà ảnh hưởng của Mỹ sẽ kém hơn Nga và Trung Quốc. Phương án tối ưu dành cho Mỹ là tập trung vào trọng điểm thay vì dàn trải nguồn lực.

Mỹ khó cạnh tranh được với Trung Quốc và Nga ở toàn bộ Nam toàn cầu

Mỹ khó cạnh tranh được với Trung Quốc và Nga ở toàn bộ Nam toàn cầu

VOV.VN - Mỹ không cần và không thể tìm kiếm thế thượng phong ở mọi nơi. Xét riêng yếu tố địa lý, có một số vùng mà ảnh hưởng của Mỹ sẽ kém hơn Nga và Trung Quốc. Phương án tối ưu dành cho Mỹ là tập trung vào trọng điểm thay vì dàn trải nguồn lực.

Phương Tây lo ngại chiến tranh hạt nhân nếu Ukraine phản công thành công
Phương Tây lo ngại chiến tranh hạt nhân nếu Ukraine phản công thành công

VOV.VN - Nga đã đánh tiếng về khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân nếu chiến dịch phản công của Ukraine thành công. Phương Tây một lần nữa lo ngại nguy cơ chiến tranh hạt nhân khi Ukraine giành thêm một số lãnh thổ và đã xảy ra một số vụ tấn công bằng UAV vào lãnh thổ Nga.

Phương Tây lo ngại chiến tranh hạt nhân nếu Ukraine phản công thành công

Phương Tây lo ngại chiến tranh hạt nhân nếu Ukraine phản công thành công

VOV.VN - Nga đã đánh tiếng về khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân nếu chiến dịch phản công của Ukraine thành công. Phương Tây một lần nữa lo ngại nguy cơ chiến tranh hạt nhân khi Ukraine giành thêm một số lãnh thổ và đã xảy ra một số vụ tấn công bằng UAV vào lãnh thổ Nga.

Nga điều vũ khí hạt nhân tới Belarus để ngăn chặn từ xa nguy cơ "thất bại chiến lược"
Nga điều vũ khí hạt nhân tới Belarus để ngăn chặn từ xa nguy cơ "thất bại chiến lược"

VOV.VN - Tổng thống Nga Putin vừa cảnh báo phương Tây bằng việc thông báo vào hôm 16/6 rằng lô vũ khí hạt nhân chiến thuật đầu tiên của Nga đã được bố trí tại Belarus nhằm ngăn ngừa nguy cơ một "thất bại chiến lược" ở Ukraine.

Nga điều vũ khí hạt nhân tới Belarus để ngăn chặn từ xa nguy cơ "thất bại chiến lược"

Nga điều vũ khí hạt nhân tới Belarus để ngăn chặn từ xa nguy cơ "thất bại chiến lược"

VOV.VN - Tổng thống Nga Putin vừa cảnh báo phương Tây bằng việc thông báo vào hôm 16/6 rằng lô vũ khí hạt nhân chiến thuật đầu tiên của Nga đã được bố trí tại Belarus nhằm ngăn ngừa nguy cơ một "thất bại chiến lược" ở Ukraine.