Quan hệ Mỹ - Trung trở thành "tâm điểm" tại Đối thoại Shangri-La 2022

VOV.VN - Nhiều nhà quan sát nhận định, một trong những vấn đề bao trùm của Đối thoại Shangri-La lần thứ 19 sẽ là cạnh tranh địa chính trị Mỹ - Trung Quốc.

Đối thoại Shangri-La lần thứ 19, một diễn đàn quan trọng về các vấn đề an ninh khu vực khai mạc hôm nay 10/6 tại Singapore. Một trong những vấn đề được "nói đi nói lại" nhiều lần tại Đối thoại Shangri-La chính là tình trạng quan hệ Mỹ - Trung, mối quan hệ song phương được cho là phức tạp nhất thế giới hiện nay.

Dự kiến, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin và người đồng cấp Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa sẽ có bài phát biểu tại sự kiện vào sáng thứ Bảy (11/6) và sáng Chủ Nhật (12/6) nhằm vạch ra tầm nhìn của hai quốc gia đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đồng thời nêu ra những hướng tiếp cận riêng, có thể xem là thông điệp gửi tới đối phương.

Trong những tháng gần đây, Washington và Bắc Kinh có những bất đồng trong một loạt vấn đề như tình hình Đài Loan (Trung Quốc), các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông, nỗ lực gần đây của Trung Quốc nhằm mở rộng ảnh hưởng ở Nam Thái Bình Dương, hay việc chính quyền Mỹ công bố Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (IPEF).

Bà Meia Nouwens, thành viên cấp cao về chính sách quốc phòng và hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) nhận định về bài phát biểu sắp tới của đại diện Trung Quốc: “Tôi nghĩ rằng quan hệ giữa hai siêu cường ở thời điểm hiện tại đang tiếp tục đi xuống. Từ quan điểm của Trung Quốc, tôi cho rằng Đối thoại Shangri La năm nay là cơ hội để nước này thể hiện quan điểm đối với an ninh khu vực đồng thời tô điểm cho Trung Quốc bằng những ánh nhìn tích cực hơn sau hai năm bị phủ bóng bởi Covid-19, chính sách ngoại giao chiến lang và các hành động khác trong khu vực”.

Về phía Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin sẽ có bài phát biểu về những bước đi tiếp theo của Mỹ trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Aaron Connelly, nhà nghiên cứu cấp cao về chính sách đối ngoại của Đông Nam Á tại viện Nghiên cứu chiến lược Quốc tế (IISS) cho rằng đây sẽ là một thách thức với đại diện Mỹ khi truyền tải thông điệp qua bài phát biểu này: “Đây là một nơi đầy thách thức đối với Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin. Ông ấy phải làm nhiều việc cùng một lúc. Trong đó có việc cố gắng trấn an các đồng minh trong việc có thể ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc làm ảnh hưởng đến an ninh khu vực. Ông Austin cũng phải thuyết phục các nước Đông Nam Á rằng Mỹ muốn đóng một vai trò tích cực mang tính xây dựng trong việc định hình môi trường an ninh. Thêm vào đó, bài phát biểu của ông Austin sẽ được một số thành viên của Quốc hội Mỹ đặc biệt chú ý để xem ông ấy có thể làm gì cho các đồng minh ở khu vực như đã cam kết”.

Dự kiến, bên lề Đối thoại Shangri-La 2022, Bộ trưởng Quốc phòng hai nước Mỹ và Trung Quốc sẽ có cuộc gặp trực tiếp, lần đầu tiên kể từ khi chính quyền của Tổng thống Joe Biden nhậm chức. Một quan chức cấp cao của Mỹ cho biết nội dung của cuộc họp sẽ tập trung vào việc quản lý cạnh tranh trong các vấn đề khu vực và toàn cầu. Mỹ và Trung Quốc sẽ cố gắng thiết lập các “hành lang bảo vệ” để đảm bảo các mâu thuẫn sẽ không dẫn đến những thông tin sai lệch hoặc những hiểu lầm về quân sự.

Giáo sư Dylan Loh từ Đại học Công nghệ Nanyang cho rằng sẽ khó có kết quả đột phá nào từ cuộc gặp này song ông hy vọng đây sẽ là một bước nhỏ trong việc khôi phục các đường dây liên lạc thường xuyên hơn giữa Mỹ và Trung Quốc vốn bị đóng băng thời gian qua .

Các bài phát biểu và cuộc gặp của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Trung Quốc cũng được kỳ vọng sẽ giúp giới hoạch định chính sách khu vực đánh giá được mức độ căng thẳng và xu hướng của mối quan hệ giữa hai quốc gia này trong thời tới./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trung Quốc đã đi trước Mỹ trong cuộc đua giành ảnh hưởng ở Nam Thái Bình Dương?
Trung Quốc đã đi trước Mỹ trong cuộc đua giành ảnh hưởng ở Nam Thái Bình Dương?

VOV.VN - Hiện nay, Mỹ được cho là đang tụt lại phía sau Trung Quốc rất nhiều trên khía cạnh tranh giành ảnh hưởng tại hàng loạt đảo quốc vùng Nam Thái Bình Dương.

Trung Quốc đã đi trước Mỹ trong cuộc đua giành ảnh hưởng ở Nam Thái Bình Dương?

Trung Quốc đã đi trước Mỹ trong cuộc đua giành ảnh hưởng ở Nam Thái Bình Dương?

VOV.VN - Hiện nay, Mỹ được cho là đang tụt lại phía sau Trung Quốc rất nhiều trên khía cạnh tranh giành ảnh hưởng tại hàng loạt đảo quốc vùng Nam Thái Bình Dương.

Tướng Mỹ cảnh báo hành động của Trung Quốc dọc biên giới với Ấn Độ
Tướng Mỹ cảnh báo hành động của Trung Quốc dọc biên giới với Ấn Độ

VOV.VN - Việc Trung Quốc triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng quân sự dọc theo Đường kiểm soát thực tế (LAC) với Ấn Độ là hành vi "đáng báo động".

Tướng Mỹ cảnh báo hành động của Trung Quốc dọc biên giới với Ấn Độ

Tướng Mỹ cảnh báo hành động của Trung Quốc dọc biên giới với Ấn Độ

VOV.VN - Việc Trung Quốc triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng quân sự dọc theo Đường kiểm soát thực tế (LAC) với Ấn Độ là hành vi "đáng báo động".

Trung Quốc phản đối “Sáng kiến Thương mại thế kỷ 21 Mỹ - Đài Loan”
Trung Quốc phản đối “Sáng kiến Thương mại thế kỷ 21 Mỹ - Đài Loan”

VOV.VN - Trả lời câu hỏi của phóng viên tại buổi họp báo hôm nay (2/6), người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Cao Phong cho biết, Trung Quốc kiên quyết phản đối việc Mỹ và khu vực Đài Loan của Trung Quốc tuyên bố khởi động “Sáng kiến Thương mại thế kỷ 21 Mỹ - Đài Loan”.

Trung Quốc phản đối “Sáng kiến Thương mại thế kỷ 21 Mỹ - Đài Loan”

Trung Quốc phản đối “Sáng kiến Thương mại thế kỷ 21 Mỹ - Đài Loan”

VOV.VN - Trả lời câu hỏi của phóng viên tại buổi họp báo hôm nay (2/6), người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Cao Phong cho biết, Trung Quốc kiên quyết phản đối việc Mỹ và khu vực Đài Loan của Trung Quốc tuyên bố khởi động “Sáng kiến Thương mại thế kỷ 21 Mỹ - Đài Loan”.

Trung Quốc gia tăng sức ép khi New Zealand thân thiết hơn với Mỹ
Trung Quốc gia tăng sức ép khi New Zealand thân thiết hơn với Mỹ

VOV.VN - Quan hệ giữa New Zealand và Trung Quốc có nhiều khả năng sẽ xuất hiện thêm rạn nứt sau khi nước này cùng với Mỹ công khai phản đối chính sách của Trung Quốc trong một loạt các vấn đề như Tân Cương và Hong Kong.

Trung Quốc gia tăng sức ép khi New Zealand thân thiết hơn với Mỹ

Trung Quốc gia tăng sức ép khi New Zealand thân thiết hơn với Mỹ

VOV.VN - Quan hệ giữa New Zealand và Trung Quốc có nhiều khả năng sẽ xuất hiện thêm rạn nứt sau khi nước này cùng với Mỹ công khai phản đối chính sách của Trung Quốc trong một loạt các vấn đề như Tân Cương và Hong Kong.