10 năm nội chiến Syria: Hòa bình vẫn còn xa vời!

VOV.VN - Sau 10 năm, cuộc nội chiến Syria vẫn tồn tại, để lại bao hậu quả đáng suy ngẫm. Hòa bình vẫn là điều xa xỉ ở quốc gia Tây Á này.

Cách đây 10 năm, ngày 15/3/2011 được xem là dấu mốc khởi đầu cho cuộc xung đột tại Syria khi các cuộc biểu tình phản đối chính phủ đồng loạt diễn ra trên toàn quốc. 10 năm sau, chính phủ của Tổng thống Syria Assad đã trụ vững qua làn sóng “Mùa xuân Arab”, nhưng không thể xóa đi những vết hằn của một cuộc nội chiến đẫm máu hiển hiện trên khắp đất nước. Gần 400.000 người đã thiệt mạng, hàng triệu người di tản đến giờ vẫn chưa thể trở về quê hương...

Tình hình ở Syria vẫn là “ác mộng giữa đời thường” sau 10 năm nội chiến”. Đó là nhận định của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Guterres khi kêu gọi các bên tiếp tục đẩy nhanh tiến trình hòa bình, mang lại cuộc sống hòa bình thực sự cho người dân...

Bức tranh Syria hiện nay sau 10 năm nội chiến

Vào thời điểm này 10 năm trước, từ những cuộc biểu tình nhỏ trong làn sóng “Mùa xuân Arab” đã dần dẫn tới bạo lực và xung đột lan rộng trên toàn đất nước Syria. Sau 1 thập kỷ, cuộc nội chiến Syria đã cướp đi sinh mạng của 388.000 người, trong đó có khoảng 118.000 dân thường và 22.000 trẻ em. Hơn 1/2 dân số Syria đã phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn, khoảng 200.000 người mất tích.

Tới nay, chính phủ Syria đã giành lại gần hết quyền kiểm soát lãnh thổ nhưng hạ tầng cơ sở đã bị tàn phá nặng nề và sự chia rẽ dân tộc thì vẫn còn đó. Ngoài ra, sự lan rộng của đại dịch Covid-19 khiến cuộc sống của người dân càng thêm khó khăn. Liên Hợp Quốc cảnh báo, nếu không có sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế thì 60% người dân Syria có nguy cơ đối mặt với nạn đói trong năm nay, đặc biệt là người dân tại các khu vực biên giới và các khu vực xung đột.

Chiến tranh kéo dài đã dẫn đến những rạn nứt sâu sắc trong cấu trúc xã hội Syria, ngay cả giữa những người thân, bạn bè hoặc trong cùng một gia đình, giữa những người trung thành hoặc những người chống đối chính phủ, và thời gian chiến tranh càng kéo dài, sự chia rẽ trong xã hội càng sâu sắc.

Một điểm cần nhấn mạnh đó là trẻ em chính là nạn nhân chịu ảnh hưởng lớn nhất trong cuộc xung đột kéo dài ở Syria. Theo báo cáo của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc, trong vòng 10 năm qua, hơn 1 triệu trẻ em được sinh ra trong các trại tị nạn ngoài Syria; 3,5 triệu trẻ em thất học; 90% trẻ em Syria đang rất cần được hỗ trợ cả về vật chất và tâm lý. Chúng không biết đến bất cứ điều gì ngoài chết chóc, li tán và tàn phá.

Những điểm mấu chốt khiến tiến trình hòa bình và xây dựng hiến pháp mới ở Syria khó thực hiện

Sau 10 năm xung đột, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres nhấn mạnh, tình hình ở Syria là một cơn ác mộng kinh hoàng, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ nhân đạo cho nước này. Tuy nhiên, phải nói rằng hy vọng về một giải pháp nhằm chấm dứt cuộc xung đột tại Syria vẫn còn rất mù mịt.

Những trở ngại chính đối với tiến trình hòa bình Syria phải kể đến đầu tiên đó là xung đột lợi ích giữa các quốc gia trong và ngoài khu vực có ảnh hưởng lớn về cả quân sự và chính trị ở Syria, và có quyền quyết định thay cho người Syria. Rất nhiều cuộc hòa đàm đã được tổ chức, từ các hội nghị Geneva, các vòng đàm phán Astana, tiếp xúc song phương giữa Mỹ và Nga… nhưng chưa bao giờ đem lại kết quả thực sự.

Có thể nói, cuộc nội chiến Syria đánh dấu thay đổi rõ ràng trong cán cân quyền lực tại Trung Đông từ Mỹ sang Nga. Năm 2015, Nga cử lực lượng không quân tới Syria tham gia chiến dịch chống IS theo đề nghị của Tổng thống Bashar al-Assad. Chiến dịch do Nga thực hiện đã gặt hái được một số thành quả, không những giúp đẩy lùi IS mà còn tạo lợi thế cho chính quyền al-Assad trên thực địa và củng cố vị thế vững chắc của Nga tại Syria.

Trong khi đó, Mỹ lại tuyên bố rút một phần binh sĩ khỏi Đông Bắc Syria - nơi lực lượng đồng minh người Kurd hoạt động. Các nước châu Âu dường như cũng đang theo Mỹ, bỏ qua những gì đang diễn ra ở Syria, không muốn liên quan. Mỹ và châu Âu đang cố gắng thông qua các biện pháp trừng phạt đối với chính quyền al-Assad và các thực thể liên quan hòng gây sức ép tiến hành những cải cách chính trị để đổi lại việc bình thường hóa quan hệ quốc tế.

Bên cạnh đó, trong vòng xoáy xung đột lợi ích này còn phải kể đến vai trò của Thổ Nhĩ Kỳ, nước đã đã tìm kiếm chỗ đứng ngay từ đầu ở Syria, để đạt được tham vọng bành trướng ảnh hưởng vào thế giới Arab và ngăn chặn sự lớn mạnh của người Kurd ở Syria.

Thứ hai, là sự chia rẽ trong nội bộ những người Syria. Tổng thống al-Assad có vẻ chưa sẵn sàng đàm phán với các nhóm chính trị đối lập luôn giữ quan điểm buộc ông phải từ bỏ quyền lực. Chính phủ đã giành lại quyền kiểm soát các thành phố lớn nhất của Syria, nhưng một phần lớn đất nước vẫn nằm dưới sự kiểm soát của phe đối lập vũ trang, các phần tử thánh chiến hoặc lực lượng Dân chủ Syria do người Kurd kiểm soát.

Chính phủ Syria nhận được sự ủng hộ của Nga và Iran, trong khi phe đối lập được Thổ Nhĩ Kỳ, các cường quốc phương Tây và một số quốc gia vùng Vịnh ủng hộ ở các mức độ khác nhau. Vào tháng 3/2020, tình hình tại Syria cơ bản ổn định, sau khi một thỏa thuận ngừng bắn đã được ký kết, với sự trung gian của Thổ Nhĩ Kỳ và Nga, nhằm ngăn chặn động thái giành lại quyền kiểm soát Idlib của chính phủ, tuy vậy thỏa thuận này có thể sụp đổ bất cứ lúc nào.

Thứ ba, khó khăn trong hoạt động tái thiết và cung cấp viện trợ nhân đạo. Chiến tranh kéo dài 10 năm đã biến Syria thành một đống đổ nát và thiệt hại ước tính lên tới 1.200 tỷ USD. Hàng ngàn cơ sở công nghiệp trong tất cả các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế như khai thác dầu, khí; năng lượng điện; khai khoáng... đã bị phá hủy.

Theo tính toán của giới chuyên gia, chi phí cần thiết cho công cuộc tái thiết cơ sở hạ tầng của Syria dao động từ 300 đến 1.200 tỷ USD, và chỉ tính riêng việc khắc phục hậu quả chiến tranh sẽ mất từ 10 đến 15 năm; còn việc tái thiết lại các cơ sở hạ tầng, khôi phục lại nền kinh tế và đạt mức phát triển như hồi trước năm 2011 là "nhiệm vụ thế kỷ" đối với không chỉ chính quyền Syria mà còn với cả cộng đồng quốc tế.

Một vấn đề cấp bách khác hiện nay đó là giải quyết cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng tại Syria. Liên Hợp Quốc đã kêu gọi mở rộng khả năng tiếp cận hỗ trợ nhân đạo, tăng cường cung cấp viện trợ qua các tuyến biên giới cho những người nghèo. Tuy nhiên, mục tiêu này chưa thể thực hiện do bất đồng giữa các nước trong Hội đồng Bảo an. Năm ngoái, Hội đồng đã phải giảm số điểm tiếp tế xuyên biên giới từ Thổ Nhĩ Kỳ vào Syria từ 4 điểm xuống còn một điểm, do sự phản đối của Nga và Trung Quốc.

Bài học lớn nhất từ cuộc nội chiến Syria

Từ tình hình bất ổn ở một loạt các nước Trung Đông – Bắc Phi có thể nhận thấy sự thất bại của làn sóng “Mùa xuân Arab”. Đây là một trong những sự kiện quan trọng nhất đầu thế kỷ 21, đã làm thay đổi đáng kể toàn bộ khu vực Trung Đông-Bắc Phi, nhưng chúng không thực hiện được những khát vọng và mục tiêu ban đầu của những người biểu tình.

Cuộc xung đột dần chuyển từ đòi hỏi cải cách, xóa bỏ tham nhũng và thất nghiệp, sang cuộc đấu tranh giữa các giáo phái với việc Hồi giáo hóa các phe đối lập. Sức mạnh của phe đối lập ôn hòa suy giảm với sự xuất hiện của các nhóm Hồi giáo cực đoan. Các phong trào nổi dậy không chỉ làm thay đổi chế độ mà còn kéo theo cả những hậu quả hết sức nặng nề mà các quốc gia bị ảnh hưởng không dễ gì khắc phục. Những gì đã và đang diễn ra tại Syria, Tunisia, Libya, Yemen, Sudan... chính là hệ quả của phong trào “Mùa xuân Arab”.

Tại Syria, các cuộc biểu tình leo thang thành một cuộc nội chiến toàn diện. Nhờ sự giúp đỡ của Nga, Tổng thống Bashar Al-Assad cầm quyền từ năm 2000 trở thành nhà lãnh đạo duy nhất có thể cầm cự được trước sự tấn công của các lực lượng đối lập.

Theo một khảo sát quốc tế được tiến hành tại 9 quốc gia Arab bị tác động nhiều nhất của làn sóng “Mùa xuân Arab”, phần lớn người dân tin rằng, tình hình hiện nay tồi tệ và nghèo khổ hơn nhiều so với 10 năm trước đây. Tại Syria, 75% số người được hỏi cho rằng, “Mùa xuân Arab” đã tàn phá đất nước và cuộc sống yên bình của họ.

Rõ ràng là trước những hậu quả của cuộc chiến kéo dài 10 năm tại Syria cũng như tác động tiêu cực của làn sóng “Mùa xuân Arab” tại khu vực, chính quyền các nước cần thực hiện những cải cách kịp thời để hạn chế tình trạng độc đoán tham nhũng, giảm bớt sự phân cực giàu nghèo và quan tâm cải thiện điều kiện sống của người dân, đồng thời cần tự nắm lấy vận mệnh, không nên trông chờ quá nhiều vào sự giúp đỡ từ bên ngoài./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

10 năm cuộc chiến Syria: Hàng triệu trẻ em chỉ biết đến cái chết, ly tán và sự hoang tàn
10 năm cuộc chiến Syria: Hàng triệu trẻ em chỉ biết đến cái chết, ly tán và sự hoang tàn

VOV.VN - Có hàng triệu trẻ em ở Syria không biết đến bất cứ thứ gì ngoài cái chết, ly tán và sự tàn phá. Đây là một trong những thông tin gây sốc được Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) công bố trong báo cáo về tình hình Syria sau 10 năm nội chiến tại quốc gia Trung Đông này.

10 năm cuộc chiến Syria: Hàng triệu trẻ em chỉ biết đến cái chết, ly tán và sự hoang tàn

10 năm cuộc chiến Syria: Hàng triệu trẻ em chỉ biết đến cái chết, ly tán và sự hoang tàn

VOV.VN - Có hàng triệu trẻ em ở Syria không biết đến bất cứ thứ gì ngoài cái chết, ly tán và sự tàn phá. Đây là một trong những thông tin gây sốc được Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) công bố trong báo cáo về tình hình Syria sau 10 năm nội chiến tại quốc gia Trung Đông này.

Tròn 10 năm xung đột ở Syria: “Ác mộng giữa đời thường”
Tròn 10 năm xung đột ở Syria: “Ác mộng giữa đời thường”

VOV.VN - Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres nhận định những gì mà người dân Syria phải chịu đựng đã vượt quá sức chịu đựng của con người, có thể gây sốc “lương tâm của nhân loại”.

Tròn 10 năm xung đột ở Syria: “Ác mộng giữa đời thường”

Tròn 10 năm xung đột ở Syria: “Ác mộng giữa đời thường”

VOV.VN - Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres nhận định những gì mà người dân Syria phải chịu đựng đã vượt quá sức chịu đựng của con người, có thể gây sốc “lương tâm của nhân loại”.

Iran vẫn tức giận vụ tướng Soleimani bị ám sát và muốn “đuổi" Mỹ khỏi Iraq, Syria
Iran vẫn tức giận vụ tướng Soleimani bị ám sát và muốn “đuổi" Mỹ khỏi Iraq, Syria

VOV.VN - Một năm sau vụ tướng Soleimani bị Mỹ ám sát, dân chúng Iran vẫn rất tức giận với Mỹ, theo một chuyên gia ở thủ đô Tehran.

Iran vẫn tức giận vụ tướng Soleimani bị ám sát và muốn “đuổi" Mỹ khỏi Iraq, Syria

Iran vẫn tức giận vụ tướng Soleimani bị ám sát và muốn “đuổi" Mỹ khỏi Iraq, Syria

VOV.VN - Một năm sau vụ tướng Soleimani bị Mỹ ám sát, dân chúng Iran vẫn rất tức giận với Mỹ, theo một chuyên gia ở thủ đô Tehran.

Lực lượng Kurd dập tắt cuộc nổi loạn của tù binh IS ở Syria
Lực lượng Kurd dập tắt cuộc nổi loạn của tù binh IS ở Syria

VOV.VN - Các tù binh IS tại đông bắc Syria nổi loạn sau khi than phiền về điều kiện sống. Nhưng lực lượng Kurd đã nhanh chóng dập tắt cuộc nổi loạn này.

Lực lượng Kurd dập tắt cuộc nổi loạn của tù binh IS ở Syria

Lực lượng Kurd dập tắt cuộc nổi loạn của tù binh IS ở Syria

VOV.VN - Các tù binh IS tại đông bắc Syria nổi loạn sau khi than phiền về điều kiện sống. Nhưng lực lượng Kurd đã nhanh chóng dập tắt cuộc nổi loạn này.

Người Kurd Syria gồng mình khi bị “kẹt” giữa Covid-19 và Thổ Nhĩ Kỳ
Người Kurd Syria gồng mình khi bị “kẹt” giữa Covid-19 và Thổ Nhĩ Kỳ

VOV.VN - Ngoài sức ép từ phía Thổ Nhĩ Kỳ, người Kurd ở Syria còn phải gồng mình đối mặt với dịch Covid-19 chết người trong bối cảnh thiếu thốn nhiều thứ.

Người Kurd Syria gồng mình khi bị “kẹt” giữa Covid-19 và Thổ Nhĩ Kỳ

Người Kurd Syria gồng mình khi bị “kẹt” giữa Covid-19 và Thổ Nhĩ Kỳ

VOV.VN - Ngoài sức ép từ phía Thổ Nhĩ Kỳ, người Kurd ở Syria còn phải gồng mình đối mặt với dịch Covid-19 chết người trong bối cảnh thiếu thốn nhiều thứ.

Bức màn bí hiểm quanh vụ Mỹ tấn công Syria vào ngày 14/4
Bức màn bí hiểm quanh vụ Mỹ tấn công Syria vào ngày 14/4

VOV.VN - Chiến dịch Mỹ tấn công bằng tên lửa vào Syria diễn ra nhanh chóng và đã kết thúc. Tuy nhiên vẫn còn nhiều câu hỏi quanh sự bí hiểm của sự kiện này.

Bức màn bí hiểm quanh vụ Mỹ tấn công Syria vào ngày 14/4

Bức màn bí hiểm quanh vụ Mỹ tấn công Syria vào ngày 14/4

VOV.VN - Chiến dịch Mỹ tấn công bằng tên lửa vào Syria diễn ra nhanh chóng và đã kết thúc. Tuy nhiên vẫn còn nhiều câu hỏi quanh sự bí hiểm của sự kiện này.

Nước Nga của Putin và những nước cờ hiểm hóc tại Syria
Nước Nga của Putin và những nước cờ hiểm hóc tại Syria

VOV.VN - Tổng thống Nga Putin cùng các cộng sự đã đi nhiều nước cờ vừa chắc chắn vừa hiểm hóc, nhờ đó giành được nhiều thắng lợi ngoạn mục không chỉ ở Syria.

Nước Nga của Putin và những nước cờ hiểm hóc tại Syria

Nước Nga của Putin và những nước cờ hiểm hóc tại Syria

VOV.VN - Tổng thống Nga Putin cùng các cộng sự đã đi nhiều nước cờ vừa chắc chắn vừa hiểm hóc, nhờ đó giành được nhiều thắng lợi ngoạn mục không chỉ ở Syria.

Vì sao Thổ Nhĩ Kỳ cố tình bắn rơi chiến đấu cơ Su-24 của Nga?
Vì sao Thổ Nhĩ Kỳ cố tình bắn rơi chiến đấu cơ Su-24 của Nga?

VOV.VN - Vụ Thổ Nhĩ Kỳ bất ngờ bắn rơi máy bay chiến đấu Su-24 cho thấy nước này có nhiều toan tính riêng và vẫn chưa “yên tâm” chống IS.

Vì sao Thổ Nhĩ Kỳ cố tình bắn rơi chiến đấu cơ Su-24 của Nga?

Vì sao Thổ Nhĩ Kỳ cố tình bắn rơi chiến đấu cơ Su-24 của Nga?

VOV.VN - Vụ Thổ Nhĩ Kỳ bất ngờ bắn rơi máy bay chiến đấu Su-24 cho thấy nước này có nhiều toan tính riêng và vẫn chưa “yên tâm” chống IS.