Bầu cử Thái Lan: Phải thương thảo mới chiến thắng

VOV.VN - Ngày 24/3 tới đây, hơn 40 triệu cử tri Thái Lan lần đầu tiên sau 8 năm mới được đi bỏ phiếu để chọn ra nhà lãnh đạo đất nước.

Đã 5 năm kể từ khi phe quân sự tiến hành đảo chính lập nên chính phủ tạm quyền, cuộc bầu cử liên tục bị gián đoạn và sau rất nhiều tranh cãi cuối cùng cũng được diễn ra.

Luật bầu cử cực kỳ phức tạp

Ở lần bầu cử này, luật bầu cử được đưa ra khá phức tạp hay gọi theo cách của những người làm luật đó là “Hệ thống bầu cử hỗn hợp”. Lá phiếu của cử tri bỏ sẽ là 3 trong 1. Trong đó bao gồm bầu Hạ nghị sỹ khu vực, Hạ nghị sỹ theo đảng chỉ định và Thủ tướng. Khác với cuộc bầu cử trước đó, khi lãnh đảo đảng hoặc liên minh thắng cử sẽ nghiễm nhiên trở thành Thủ tướng thì nay Thủ tướng lại do 750 thượng nghị sỹ và hạ nghị sỹ bỏ phiếu.

Bầu cử Thái Lan. Ảnh: Shuttercock.

Tổng cộng tất cả các lá phiếu cử tri đi bầu hợp lệ sẽ được chia đều cho 500 ghế để ra một con số cử tri trung bình cho mỗi ghế. Dựa vào đây, các lá phiếu bầu cho mỗi đảng trên khắp cả nước sẽ được cộng dồn chia cho tỷ lệ trên để ra số ghế mà đảng này có thể có. Từ đó, sẽ chọn ra Hạ nghị sỹ theo danh sách đảng đã đăng ký từ trước.

Ví dụ đảng A được “quota” sau khi tính toán là 125 ghế nhưng họ đã thắng ở 100 khu vực bầu cử nên họ chỉ được thêm 25 ghế chỉ định. Đảng B có  “quota” là 100 ghế nhưng họ chỉ thắng ở 1 khu vực thì họ sẽ có 99 ghế chỉ định. Có thể hiểu nôm na rằng, cứ đảng nào tham gia thì đều “có phần”. Mọi lá phiếu đều có giá trị của nó kể cả thắng hay thua.

Cử tri chỉ bầu trực tiếp 350 ghế Hạ nghị sỹ, 150 ghế còn lại sẽ được phân bổ theo tỷ lệ số phiếu các đảng giành được. 250 ghế Thượng nghị sỹ sẽ do Uỷ ban vì hoà bình và trật tự quốc gia (NCPO) chỉ định. Thủ tướng được bầu ra dựa trên kết quả bầu của lưỡng viện. Tức là một đảng hoặc liên minh nếu muốn giành thắng lợi thì phải giành ít nhất 376 phiếu.

Phe quân sự vẫn nắm lợi thế

Từ luật bầu cử ở trên cho thấy phe quân sự hiện đang rất có lợi thế trong cuộc bầu cử sắp tới cho vị trí Thủ tướng. Bởi Thủ tướng đương nhiệm của Thái Lan ông Prayuth Chan-ocha hiện cũng đang là chủ tịch của NCPO nơi chỉ định ra 250 ghế thượng viện. Có thể dễ hiểu rằng, ông Prayuth đã có trong tay ít nhất 250 phiếu cho cuộc đua Thủ tướng ngay khi cuộc đua còn chưa bắt đầu.

Như vậy, phe quân sự vẫn nắm một lợi thế cực lớn trong việc dân sự hoá chính phủ. Không thể phủ nhận rằng, kể từ khi ông Prayuth nên nắm quyền sau cuộc đảo chính cách đây 5 năm, với những chính sách cứng rắn tình hình chính trị Thái Lan đã ổn định rất nhiều. Tuy nhiên, ông vẫn đối mặt với những chỉ trích từ những chính sách liên quan tới việc phát triển kinh tế đất nước.

Thủ tướng Prayuth cũng được đảng Palang Pracharat, một đảng mới nhưng lại có sự góp mặt của rất nhiều cựu tướng lĩnh và sỹ quan quân đội ủng hộ. Theo các cuộc thăm dò dư luận trước bầu cử thì Palang Pracharat chỉ đứng thứ 3 sau Pheu Thai và đảng Dân chủ của cựu Thủ tướng Abishit.

Còn một nhân tố ủng hộ ông Prayuth nữa đó là đảng Ruamphalang của cựu phó Chủ tịch đảng Dân chủ Suthep Thaugsuban. Với ít nhất hai đảng đã ra mặt ủng hộ, ông Prayuth cần phải có ít nhất 126 ghế trong tổng số 500 ghế để có thể tự đứng ra thành lập chính phủ qua đó tiếp tục duy trì sự kiểm soát trực tiếp của phe quân sự trong chính trường Thái Lan.

Những kịch bản và liên minh được chờ đợi

Luật bầu cử đưa ra có lợi cho phe quân sự và hạn chế việc các đảng có thể giành tới 376 ghế trong hạ viện khiến khả năng các đảng tạo thành liên minh là rất lớn.

Trong một tuyên bố gần nhất, Chủ tịch đảng Dân chủ Abishit Vejjajiva đã chính thức nói không bắt tay với ông Prayuth. Tuy nhiên, ông bỏ ngỏ khả năng sẽ bắt tay cùng đảng Palang Pracharat (với điều kiện không có ông Prayuth tham gia). Đây được cho là một bước đi cuối cùng nhằm kêu gọi sự ủng hộ của những cử tri đang còn phân vân chưa biết sẽ lựa chọn đảng nào giữa đảng Dân chủ và những đảng có khuynh hướng Dân chủ.

Việc ông Abishit chính thức tuyên bố không bắt tay với Thủ tướng đương nhiệm Prayuth cũng xuất phát từ dư luận trong thời gian vừa qua cáo buộc đảng Dân chủ không thể hiện rõ quan điểm của đảng mình trong việc sẽ liên kết với ai để thành lập chính phủ.

Từ những kết quả điều tra được các viện nghiên cứu công bố có thể thấy, đảng Pheu Thai vẫn đang dẫn đầu với khoảng 120-160 ghế trong tổng số 500 ghế Hạ nghị sỹ. Đứng thứ hai là đảng Dân chủ với khoảng từ 100-120 ghế. Kế tiếp thứ ba là đảng Palang Pracharat với khoảng từ 90-110 ghế. Đây là ba đảng lớn nhất hiện nay trên chính trường, nếu hai trong ba đảng này không liên kết với nhau để thành lập chính phủ thì chắc chắn sẽ không đủ số ghế quá bán trong Hạ viện nhằm duy trì sự ổn định của chính phủ, kể cả việc một trong ba đảng này có liên kết với tất cả các đảng còn lại thì cũng sẽ không vượt quá nửa số ghế trong Hạ viện.

Hiện nay, đảng Pheu Thai đang có xu hướng dẫn đầu, nhưng khả năng đảng này đứng lên thành lập chính phủ là khó có thể xảy ra, vì đảng Dân chủ không chấp nhận liên kết với đảng này. Ngược lại, đảng này lại không chấp nhận liên kết với đảng Palang Pracharat. Do đó, khả năng cao là đảng Pheu Thai có thể sẽ dẫn đầu trong cuộc bầu cử lần này nhưng vẫn phải chấp nhận làm đảng đối lập trong quốc hội.

Với đảng Dân chủ, nếu sau bầu cử, đảng Dân chủ đứng thứ hai và đảng Palang Pracharat đứng thứ ba thì khả năng cao là đảng Dân chủ sẽ là đảng lãnh đạo trong việc thành lập chính phủ liên kết với đảng Palang Pracharat.

Trường hợp này có thể xảy ra, khi đó chủ tịch đảng Dân chủ sẽ làm Thủ tướng và ông Prayuth có thể sẽ “rút lui trong hòa bình”. Vì đã nêu ở trên, từ trước đến nay ông Abishit – Chủ tịch đảng chỉ tuyên bố không hợp tác với ông Prauyth và vẫn hợp tác với đảng Palang Pracharat.

Với đảng Palang Pracharat, nếu trường hợp đảng này thắng cử ở vị trí thứ hai, đảng Dân chủ ở vị trí thứ 3. Khi đó, đảng Palang Pracharat sẽ là đảng lãnh đạo thành lập chính phủ liên hiệp với đảng Dân chủ mà không có ông Abishit vì trước đó, chủ tịch đảng Dân chủ từng tuyên bố, nếu sau bầu cử mà đảng này không được ít nhất là 100 ghế Hạ nghị sĩ thì ông sẽ từ chức.

Dư luận luôn cho rằng việc nắm trong tay toàn quyền như hiện nay của Thủ tướng Prauyth, việc có trong tay 250 Thượng nghị sĩ cùng tham gia bỏ phiếu bầu thủ tướng là một lợi thế “chắc thắng” của đảng Palang Pracharat, vì vậy chỉ cần thêm 126 Hạ nghị sĩ nữa là đảng Palang Pracharat có thể thành lập được chính phủ của mình.

Nhưng theo giáo sư Sathithon của trưởng đại học King Mongkut, thì việc này không đơn giản như dư luận nhận xét. Việc thành lập được chính phủ với thiểu số ghế trong Hạ viện là việc làm không quá khó vì chỉ cần đạt được quá bán sự ủng hộ trong quốc hội là có thể thành lập được chính phủ và bầu được thủ tướng (cần 376 ghế trên tổng số 750 ghế của Quốc hội). Nhưng sẽ vô cùng khó khăn trong việc duy trì sự ổn định và tồn tại của chính phủ đó. Chắc chắn chính phủ đó sẽ không thể tồn tại được lâu và sẽ lại có một cuộc bầu cử tiếp theo diễn ra./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hơn 2,6 triệu cử tri Thái Lan đi bầu cử sớm
Hơn 2,6 triệu cử tri Thái Lan đi bầu cử sớm

VOV.VN - Bắt đầu từ 8h sáng 17/3, 350 khu vực bầu cử trên khắp Thái Lan mở cửa tới 17h để đón khoảng 2,6 triệu cử tri đi bầu cử sớm theo đăng ký.

Hơn 2,6 triệu cử tri Thái Lan đi bầu cử sớm

Hơn 2,6 triệu cử tri Thái Lan đi bầu cử sớm

VOV.VN - Bắt đầu từ 8h sáng 17/3, 350 khu vực bầu cử trên khắp Thái Lan mở cửa tới 17h để đón khoảng 2,6 triệu cử tri đi bầu cử sớm theo đăng ký.

Lào, Thái Lan, Việt Nam hỗ trợ điện cho Campuchia
Lào, Thái Lan, Việt Nam hỗ trợ điện cho Campuchia

VOV.VN - Hiện Campuchia đang thiếu hụt điện nghiêm trọng trên khắp cả nước, ngành điện lực Campuchia ( EDC) đã phải kêu gọi sự hỗ trợ của các nước láng giềng.

Lào, Thái Lan, Việt Nam hỗ trợ điện cho Campuchia

Lào, Thái Lan, Việt Nam hỗ trợ điện cho Campuchia

VOV.VN - Hiện Campuchia đang thiếu hụt điện nghiêm trọng trên khắp cả nước, ngành điện lực Campuchia ( EDC) đã phải kêu gọi sự hỗ trợ của các nước láng giềng.

Quan hệ Thái Lan-Trung Quốc và bài học “Mahathir” cho Bangkok?
Quan hệ Thái Lan-Trung Quốc và bài học “Mahathir” cho Bangkok?

VOV.VN - Theo các nhà quan sát, sau cuộc bầu cử ngày 24/3 tới, Thái Lan sẽ tái cân bằng mối quan hệ với Trung Quốc, tương tự như Malaysia đã làm năm 2018.

Quan hệ Thái Lan-Trung Quốc và bài học “Mahathir” cho Bangkok?

Quan hệ Thái Lan-Trung Quốc và bài học “Mahathir” cho Bangkok?

VOV.VN - Theo các nhà quan sát, sau cuộc bầu cử ngày 24/3 tới, Thái Lan sẽ tái cân bằng mối quan hệ với Trung Quốc, tương tự như Malaysia đã làm năm 2018.

Nhiều chuyến bay ở Thái Lan bị hủy do ô nhiễm không khí
Nhiều chuyến bay ở Thái Lan bị hủy do ô nhiễm không khí

VOV.VN - Ngày 14/3, nhiều chuyến bay đã bị hủy do tình trạng ô nhiễm không khí “nghiêm trọng” ở khu vực phía Bắc và Đông Bắc Thái Lan.

Nhiều chuyến bay ở Thái Lan bị hủy do ô nhiễm không khí

Nhiều chuyến bay ở Thái Lan bị hủy do ô nhiễm không khí

VOV.VN - Ngày 14/3, nhiều chuyến bay đã bị hủy do tình trạng ô nhiễm không khí “nghiêm trọng” ở khu vực phía Bắc và Đông Bắc Thái Lan.

Thái Lan: Đảng thân Thaksin bị giải thể
Thái Lan: Đảng thân Thaksin bị giải thể

VOV.VN - Ngoài việc đảng bị giải thể, các lãnh đạo của đảng Thai Raksa Chart bị cấm hoạt động chính trị tại Thái Lan 10 năm.

Thái Lan: Đảng thân Thaksin bị giải thể

Thái Lan: Đảng thân Thaksin bị giải thể

VOV.VN - Ngoài việc đảng bị giải thể, các lãnh đạo của đảng Thai Raksa Chart bị cấm hoạt động chính trị tại Thái Lan 10 năm.