Bi kịch từ “chiến thắng” của Mỹ tại Iraq
VOV.VN - Khác với lẽ thường, truyền thông Mỹ “im hơi lặng tiếng” đến bất thường về “chiến thắng” của Mỹ trước IS ở Syria.
Vai trò của Mỹ quá mờ nhạt?
Ngày 9/12/2017, Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi đã tuyên bố thắng lợi hoàn toàn trước IS. Dù vẫn còn một số điểm giao tranh nhỏ lẻ, nhưng ai cũng hiểu rằng, cuộc chiến đã thực sự kết thúc.
Ảnh minh họa: AP
Dù vậy, đã không có lễ diễu binh, không có cảnh ăn mừng và thậm chí không có cả tâm thế “Nhiệm vụ đã hoàn thành” từ chính người dân và truyền thông Mỹ.
Chỉ vài năm trước, sự kiện “quan trọng” như thế này chắc chắn sẽ xuất hiện rầm rộ trên trang nhất các tờ báo Mỹ. Đáng ngạc nhiên thay, đến Tổng thống Trump cũng không buồn chia sẻ một dòng trạng thái nào trên trang Twitter cá nhân.
Điều này là bởi, giới chức Mỹ cho rằng, chẳng có gì đáng để ăn mừng hết. Điều họ chờ đợi nhất sắp tới chính là cuộc tổng tuyển cử dự kiến diễn ra vào tháng 5 tới ở Iraq.
Trong khi tương lai của Iraq thời hậu IS đã khá rõ ràng, người Mỹ vẫn đang tự hỏi liệu chiến lược đánh bại IS có thực sự thành công và liệu cuộc chiến của Mỹ tại Iraq đã kết thúc hay chưa? Một điều nữa khiến người Mỹ không khỏi thất vọng chính là tầm ảnh hưởng của Mỹ tại Iraq vào thời điểm này gần như là quá ít ỏi.
Hai ứng viên quan trọng nhất cho cuộc bầu cử tại Iraq là đương kim Thủ tướng Haider al-Abadi và người tiền nhiệm Nuri al-Maliki. Cả hai đều đến từ đảng Dawa của người Hồi giáo dòng Shiite vốn có mối quan hệ hết sức gần gũi với Iran và đáng buồn hơn, cả hai đều gợi lại những ký ức đau buồn của giới chức Mỹ về “niềm hy vọng lớn lao” mà họ từng đặt lên vai hai “cố nhân” này.
Trong khi ông Maliki là “niềm hy vọng lớn” của Mỹ trong các cuộc tổng tuyển cử năm 2006 và 2010 trong việc thống nhất liên minh người Sunni-Shiite-Kurd trước viễn cảnh Mỹ chuẩn bị rút khỏi Iraq thì ông Abad lại là “niềm hy vọng lớn” tương tự khi Mỹ đổ quân trở lại Iraq để quyết chiến với IS.
Đánh bại IS - Chiến thắng không thuộc về người dân Mosul, Iraq
Cố nhân Abadi-Maliki gieo sầu cho Mỹ
Tuy nhiên, thời thế đã hoàn toàn thay đổi, ông Abadi- người đang được một nhóm người Shiite thân Iran hậu thuẫn- đã tuyên bố ông sẽ tranh cử với tư cách là người đứng đầu khối liên minh đa sắc tộc. Tuy nhiên, thay vì ủng hộ Mỹ như trước đây, liên minh này lại ngả hẳn sang phía đối lập với Mỹ.
Trong khi đó, người tiền nhiệm Maliki cũng từng “mất điểm nghiêm trọng” trong mắt người Mỹ khi ông lựa chọn Iran làm đồng minh thân cận và công khai chỉ trích giới chức Iraq vì sự thất bại của quân đội nước này trong việc ngăn chặn IS chiếm đóng tới 1/3 diện tích đất nước.
Bản thân ông Maliki cũng từng không chấp thuận việc Tổng thống Mỹ George W. Bush ra lệnh tăng số binh sĩ Mỹ tại Iraq trong năm cuối cùng Mỹ còn đồn trú tại đây khiến số phận của người Sunni nằm hoàn toàn trong tay những người Shiite ủng hộ ông.
Đến năm 2014, ông Maliki tung quân đội vào khu vực tỉnh Anbar của người Sunni- động thái mà theo Mỹ là “mở đường” cho IS tiến vào xâm chiếm Iraq. Giới chức Mỹ khi đó đã tìm mọi cách thay thế ông Malaki bằng ông Abadi.
Tuy nhiên, bất chấp kỳ vọng từ phía Mỹ, ông Abadi hầu như không làm gì để lôi kéo người Sunni tham gia vào lực lượng tư pháp, quân đội và cảnh sát vốn tràn ngập người Shiite ở Iraq. Thậm chí, ông Abadi còn không tạo điều kiện để người Sunni phát triển kinh tế cũng như tiếp cận các dịch vụ công cộng.
Thay vì thế, ông Abadi lại thiết lập liên minh quân sự chặt chẽ với Iran tạo điều kiện để hơn 120.000 phiến quân người Shiite do Iran hậu thuẫn tràn vào khu vực người Sunni sinh sống tại Iraq.
Cả 2 Tổng thống Mỹ là Barack Obama và Donald Trump đều nỗ lực tìm cách hợp tác với ông Abadi hòng đẩy lùi IS khỏi Iraq bất chấp số phận hết sức bấp bênh của người Sunni tại đây.
Chiến lược của cả 2 Tổng thống Obama và Trump đối với IS được cho là hết sức tàn bạo: Binh sĩ Mỹ được phép tàn sát cho đến khi không còn phiến quân IS nào ở Iraq. Sau đó, người Iran và người Shiite ở Iraq được mặc sức làm bất kỳ những gì họ muốn đối với người Sunni.
Cuộc chiến chống IS ở Iraq: Ngổn ngang trăm mối
Sai lầm nối tiếp sai lầm
Có thể thấy, Mỹ gần như không quan tâm đến tình hình chính trị tại Iraq nữa dù điều đó đồng nghĩa với việc Chính phủ người Shitte ở Baghdad hoàn toàn có thể ngả sang phía Tehran. Tương tự như vậy, Mỹ cũng hoàn toàn “nhắm mắt làm ngơ” trước số phận của người Kurk ở thành phố giàu dầu mỏ Kirkuk dù hàng thập kỷ qua chính Mỹ dã hứa hẹn về một nền độc lập cho họ.
Sau khi dồn toàn lực cho cuộc chiến chống IS và liên tục chiếm lại các thành phố của người Sunni như Ramadi, Fallujah và Mosul, Mỹ lại giao phó hoàn toàn quyền kiểm soát các thành phố này cho người Shiite.
Hơn thế nữa, khác với giai đoạn cuộc chiến năm 2003-2011, Mỹ không còn giữ nguyên ý định tái thiết Iraq sau khi chiến tranh kết thúc. Ước tính, chi phí để tái thiết những thành phố của người Sunni lên đến 100 tỷ USD và chính quyền người Shiite ở Baghdad cho đến thời điểm này vẫn khẳng định “không có tiền” để hỗ trợ người Sunni.
Dù vậy, Tổng thống Donald Trump nhiều khả năng sẽ không rút toàn bộ binh sĩ khỏi Iraq mà sẽ chỉ duy trì một số lượng đủ để đối phó với bất kỳ sự nổi dậy nào (nếu có) từ IS cũng như phòng ngừa khả năng khủng hoảng chính trị xảy ra như năm 2011 khi Mỹ rút quân khỏi Iraq.
Có thể thấy, vai trò của Mỹ tại Iraq ngày càng hạn chế, trong khi quan hệ giữa Mỹ với Iran đang “xấu đi trông thấy” sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rút khỏi thỏa thuận hạt nhân lịch sử mà người tiền nhiệm Barack Obama dày công xây đắp. Chừng nào ông Trump vẫn khăng khăng không muốn cải thiện quan hệ với Tehran, Mỹ cũng sẽ rất khó có thể gia tăng trở lại tầm ảnh hưởng của mình tại Iraq./.
Những người hùng thầm lặng trong cuộc chiến chống IS tại Iraq