Bí mật xung quanh cuộc giải cứu bất thành nhà báo Mỹ James Foley

VOV.VN - Gia đình và người thân nhà báo James Foley đã từng hy vọng rằng ông sẽ được giải cứu nhưng điều đó đã không xảy ra.

Theo NBC News, rất nhiều bức thư do một kẻ nặc danh có địa chỉ không thể dò tìm đã được gửi đến gia đình và họ hàng của nhà báo Foley trong hơn một năm qua khiến họ luôn mong đợi rằng những lá thư đó có thể giúp lần ra dấu vết hoặc cách thức liên lạc để có thể giúp ông Foley, người mất tích vào ngày 22/11/2012 trở về an toàn.

Nhà báo James Foley (Ảnh AP)

Vào cuối tháng 11 năm ngoái, họ đã liên lạc được với những kẻ bắt giữ ông nhưng cuộc đối thoại đã bị chấm dứt đột ngột ngay khi vừa bắt đầu.

Trước khi có liên lạc 

Tại thời điểm ông Foley bị bắt cóc gần thị trấn Taftanaz, phía Bắc Syria, đã không hề có thông tin gì về việc này. Gia đình ông đã đợi tới 6 tuần sau đó mới công bố thông tin ông bị bắt cóc vào tháng 1/2013, cùng với lời đề nghị được cung cấp thông tin về kẻ bắt cóc ông và địa điểm hiện tại của ông cũng như cầu xin chúng thả ông ra.

Những thông tin mà họ đăng tải trên Twitter cũng bao gồm cả việc đánh dấu 100 ngày, 200 ngày và 300 ngày ông bị bắt cóc.

Cho đến tận tháng 9/2013, gia đình Foley mới biết tin nhà báo này vẫn còn sống. Đó là “một thông tin rất đáng mừng”, ông Philip Balboni, CEO của tập đoàn truyền thông GlobalPost nơi ông Foley làm việc, lúc đó chia sẻ.

Một thanh niên Bỉ tham chiến tại Syria đã kết bạn với ông Foley và khi trở về Bỉ đã “cung cấp thông tin cực kỳ quan trọng” về nơi ông Foley bị bắt cóc và ai đã bắt cóc ông.

“Đó là lần đầu tiên chúng tôi biết rằng ông Foley còn sống. Đó là một khoảnh khắc tuyệt vời”, ông Balboni kể lại.

Cha mẹ ông Foley đau buồn khi nghe tin dữ của con trai mình (Ảnh AP)

Gia đình Foley và tập đoàn GlobalPost vẫn nuôi hy vọng có thể thiết lập được một kênh liên lạc trực tiếp tới nhà báo bị mất tích. Nhưng cho đến tháng 10/2013, cha của ông Foley cho biết: “Chúng tôi không hề nghe ngóng được thông tin gì”.

Lần liên lạc đầu tiên 

Một tháng sau, mọi chuyện có thay đổi. Những email đã được gửi đến gia đình ông Foley. Những email này đều được mã hóa và kẻ bắt cóc đòi số tiền chuộc lên đến 100 triệu Euro và phải thả ngay một số tù nhân Hồi giáo dù không nêu rõ danh tính của họ. 

Vào thời điểm đó, những người biết chuyện này đều nghi ngờ rằng nhóm Nhà nước Hồi giáo Iraq (IS) là chủ mưu của việc này.

Khi Mỹ thể hiện thái độ không trả tiền chuộc cho những con tin của mình thì các cuộc đàm phán đổ vỡ ngay lập tức. Những đòi hỏi của nhóm IS sau đó cho thấy họ không thực sự quan tâm đến việc đàm phán. 

“Chúng tôi chưa bao giờ xem những đòi hỏi đó là thực tế”, ông Balboni nói và cho rằng những đòi hỏi đó đều bị coi là “một canh bạc quá mạo hiểm khiến không ai dám đặt tất tay”.

“Loại yêu cầu này không phải là yêu cầu thực sự”, một người tham gia vào vụ giải cứu ông Foley nói và cho biết, thông thường phí để giải phóng con tin tại Syria chỉ rơi vào khoảng 2-4 triệu Euro.

Đoạn video cảnh hành quyết ông Foley (Ảnh AP)

Ngay cả khi Mỹ có thể đáp ứng số tiền mà chúng đòi hỏi cho vụ Foley, những email được gửi từ các tài khoản nặc danh cũng cần phải được xem xét rất kỹ lưỡng bởi có quá nhiều email là giả và kèm theo những lời hứa hẹn hão huyền.

Những người gửi email phải có bằng chứng rằng ông Foley thực sự nằm trong tay chúng và điều này phải được thể hiện thông qua việc chúng phải trả lời được những câu hỏi mà chỉ có gia đình ông và ông biết.

Trong lần liên lạc đó, những câu hỏi mà chúng tôi đưa ra đều được trả lời “với độ chi tiết rất cao” và “rõ ràng rằng người đang liên lạc với gia đình ông Foley phải có khả năng tiếp cận với ông hoặc đang giam giữ ông”, một người tham gia vào vụ giải cứu ông Foley cho biết.

Sau email đầu tiên, chỉ còn vài email nữa được gửi trong vòng vài tuần và trong thời gian đó, các nhà điều tra và chuyên gia ngôn ngữ đã phân tích kỹ lưỡng ngôn ngữ trong các email đó với hy vọng tìm ra thông tin về kẻ gửi đi email cũng như vị trí lúc đó của ông Foley.

Bức thư đầu tiên đó được viết “bằng thứ tiếng Anh hoàn hảo”, ông Balbonis nói nhưng lại không tiết lộ gì về kẻ gửi chúng ngoài việc tài khoản người gửi có tên mô tả nhưng lại không phải là tên người gửi.

Tất cả những thông tin này đều được chuyển cho FBI, ông Balboni nói. “Không có điều gì bất thường trong ngôn ngữ của các email do chúng gửi. Không có một chuyên gia phân tích nào có tìm ra được cái gì”.

Trong một vài email, kẻ gửi chúng đã bày tỏ thái độ không hay về sự ngạo mạn của chính quyền Mỹ cũng như việc họ từ chối trả tiền chuộc con tin. Tuy nhiên, không có đòi hỏi nào được đưa ra.

“Không hề có sự thương thảo nào về số tiền chuộc”, một người tham gia vụ vụ giải cứu cho biết: “Chúng đưa ra con số 100 triệu Euro và chỉ thế thôi”.

“Chúng không thương thuyết một chút nào”, ông Balboni nói.

Sau một vài lần gửi email từ tháng 11-12/2013, việc liên hệ tự nhiên ngừng hẳn lại.

Những lời cuối cùng 

Mọi nỗ lực nối lại thương thuyết đều chấm dứt. Đã có nhiều email được gửi đến tài khoản nặc danh của kẻ bắt giữ ông Foley nhưng đều không được hồi đáp.

Những nỗ lực thiết lập liên lạc thông qua trung gian kể từ khi ông Foley bị bắt cóc đều không đạt được kết quả nào. 

Sau một loạt những việc trao đổi thông tin và thông tin duy nhất về ông Foley là từ những con tin khác đã đã trốn thoát hoặc được trả tiền chuộc.

Tổng thống Obama lên án vụ hành quyết ông Foley (Ảnh AP)

Một vài người trong số họ đã ở cùng ông Foley khi họ bị bắt và kể lại ông vẫn khỏe mạnh.

Một số con tin còn cung cấp bằng chứng về vị trí cũng như cách thức chúng bắt cóc ông Foley và điều này đóng vai trò quyết định trong việc lực lượng đặc nhiệm đưa quân chớp nhoáng vào Syria vào tháng 7/2014 để tìm kiếm ông Foley và nhiều người Mỹ bị bắt cóc khác.

Nhiệm vụ giải cứu đó đã không thành công bởi theo Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel thì những con tin đã không ở đó khi đặc nhiệm Mỹ tiến hành sứ mạng giải cứu.

Khi việc liên lạc được nối lại vào tuần trước với một email mới được gửi đi vào đêm 13/8 thì nội dung của email không hề mang lại hy vọng gì cho những người mong muốn ông Foley được sống sót.

Bức email đó dài hơn thường lệ và chứa đầy những lời lẽ chống lại Mỹ cũng như đưa ra thông tin rằng ông Foley sẽ bị hành quyết để đáp trả việc Mỹ không kích Iraq.

Trong khi lời lẽ đe dọa đó rất có thể là sự thực, ông Balboni và nhiều người lúc đó vẫn nuôi hy vọng rằng đàm phán vẫn có thể diễn ra.

“Việc ông Foley bị giam giữ tới hơn 2 năm và được di chuyển liên tục trong thời gian đó khiến việc lấy mạng ông dường như là chả có lợi lộc gì. Chúng tôi hy vọng chúng tôi có thể thuyết phục được chúng”, ông Balboni nói.

“Bức email thương thuyết được gửi tới những tên bắt cóc với lời lẽ cẩn trọng. “Chúng tôi đã xem xét kỹ lưỡng bức email đó, nhưng dường như nó được gửi hơi sớm”, ông Balboni nói.

Tuy nhiên nỗ lực đó cũng đã thất bại và khiến cho cơn ác mộng đối với số phận của ông Foley trở thành hiện thực.

“Chúng tôi luôn tin rằng chúng tôi sẽ đưa được ông ấy trở về an toàn. Ngay cả sau đêm 13/8. Tôi vẫn tin rằng chúng sẽ không giết hại ông ấy. Có lẽ chúng tôi đã đánh giá sai về sự giận dữ của chúng”, ông Balboni thừa nhận./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mỹ tăng cường không kích phiến quân IS sau vụ hành quyết nhà báo Foley
Mỹ tăng cường không kích phiến quân IS sau vụ hành quyết nhà báo Foley

VOV.VN - Máy bay Mỹ đã tiến hành 14 cuộc không kích trong vùng lân cận đập nước lớn nhất tại Mosul của Iraq, phá hủy các thiết bị quân sự của phiến quân.

Mỹ tăng cường không kích phiến quân IS sau vụ hành quyết nhà báo Foley

Mỹ tăng cường không kích phiến quân IS sau vụ hành quyết nhà báo Foley

VOV.VN - Máy bay Mỹ đã tiến hành 14 cuộc không kích trong vùng lân cận đập nước lớn nhất tại Mosul của Iraq, phá hủy các thiết bị quân sự của phiến quân.

Bộ Tư pháp Mỹ điều tra hình sự vụ hành quyết nhà báo James Foley
Bộ Tư pháp Mỹ điều tra hình sự vụ hành quyết nhà báo James Foley

VOV.VN - Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Eric Holder cho biết Mỹ đang chủ động theo đuổi công lý cho vụ án này. 

Bộ Tư pháp Mỹ điều tra hình sự vụ hành quyết nhà báo James Foley

Bộ Tư pháp Mỹ điều tra hình sự vụ hành quyết nhà báo James Foley

VOV.VN - Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Eric Holder cho biết Mỹ đang chủ động theo đuổi công lý cho vụ án này. 

Những hình ảnh cuối cùng của nhà báo James Foley trước mũi dao tàn ác
Những hình ảnh cuối cùng của nhà báo James Foley trước mũi dao tàn ác

VOV.VN - Nhà báo Mỹ dũng cảm James Foley đã hy sinh trong sự nghiệp cung cấp cho công chúng tin tức từ chiến trường.

Những hình ảnh cuối cùng của nhà báo James Foley trước mũi dao tàn ác

Những hình ảnh cuối cùng của nhà báo James Foley trước mũi dao tàn ác

VOV.VN - Nhà báo Mỹ dũng cảm James Foley đã hy sinh trong sự nghiệp cung cấp cho công chúng tin tức từ chiến trường.

Video cắt đầu Foley tiết lộ vô số thông tin về sát thủ phiến quân IS
Video cắt đầu Foley tiết lộ vô số thông tin về sát thủ phiến quân IS

VOV.VN - Chuyên gia tình báo xem xét video sẽ dùng giọng nói và y phục sát thủ cùng chi tiết thuận tay trái để thu hẹp việc truy tìm.

Video cắt đầu Foley tiết lộ vô số thông tin về sát thủ phiến quân IS

Video cắt đầu Foley tiết lộ vô số thông tin về sát thủ phiến quân IS

VOV.VN - Chuyên gia tình báo xem xét video sẽ dùng giọng nói và y phục sát thủ cùng chi tiết thuận tay trái để thu hẹp việc truy tìm.

Cộng đồng Hồi giáo Anh hối thúc truy tìm kẻ sát hại nhà báo Foley
Cộng đồng Hồi giáo Anh hối thúc truy tìm kẻ sát hại nhà báo Foley

VOV.VN - Các nhà lãnh đạo cộng đồng Hồi giáo Anh đề nghị các tín đồ của mình liên lạc với cảnh sát nếu họ biết danh tính kẻ thủ ác.

Cộng đồng Hồi giáo Anh hối thúc truy tìm kẻ sát hại nhà báo Foley

Cộng đồng Hồi giáo Anh hối thúc truy tìm kẻ sát hại nhà báo Foley

VOV.VN - Các nhà lãnh đạo cộng đồng Hồi giáo Anh đề nghị các tín đồ của mình liên lạc với cảnh sát nếu họ biết danh tính kẻ thủ ác.

Mỹ từng cố gắng giải cứu nhà báo Foley nhưng bất thành
Mỹ từng cố gắng giải cứu nhà báo Foley nhưng bất thành

VOV.VN - Việc công bố sứ mệnh giải cứu con tin là lần đầu tiên Mỹ thừa nhận việc nhân viên quân sự của nước này hiện diện trên lãnh thổ Syria.

Mỹ từng cố gắng giải cứu nhà báo Foley nhưng bất thành

Mỹ từng cố gắng giải cứu nhà báo Foley nhưng bất thành

VOV.VN - Việc công bố sứ mệnh giải cứu con tin là lần đầu tiên Mỹ thừa nhận việc nhân viên quân sự của nước này hiện diện trên lãnh thổ Syria.

Sau vụ James Foley: Anh nỗ lực ngăn công dân tham gia thánh chiến
Sau vụ James Foley: Anh nỗ lực ngăn công dân tham gia thánh chiến

VOV.VN - Cảnh sát Hoàng gia Anh cũng đưa ra cảnh báo rằng, việc “xem, tải, phát tán” đoạn video hành hình nhà báo Foley là phạm pháp.

Sau vụ James Foley: Anh nỗ lực ngăn công dân tham gia thánh chiến

Sau vụ James Foley: Anh nỗ lực ngăn công dân tham gia thánh chiến

VOV.VN - Cảnh sát Hoàng gia Anh cũng đưa ra cảnh báo rằng, việc “xem, tải, phát tán” đoạn video hành hình nhà báo Foley là phạm pháp.

Phiến quân IS dằn mặt phương Tây khi hành quyết nhà báo Foley
Phiến quân IS dằn mặt phương Tây khi hành quyết nhà báo Foley

VOV.VN - Nhà báo Foley có thể không biết mình sắp bị giết. Việc quay clip rất chuyên nghiệp, sử dụng 2 camera và 1 micro gắn trên nạn nhân.

Phiến quân IS dằn mặt phương Tây khi hành quyết nhà báo Foley

Phiến quân IS dằn mặt phương Tây khi hành quyết nhà báo Foley

VOV.VN - Nhà báo Foley có thể không biết mình sắp bị giết. Việc quay clip rất chuyên nghiệp, sử dụng 2 camera và 1 micro gắn trên nạn nhân.

Vì sao đặc nhiệm Mỹ thất bại trong vụ giải cứu nhà báo James Foley?
Vì sao đặc nhiệm Mỹ thất bại trong vụ giải cứu nhà báo James Foley?

VOV.VN- Theo Christian Science Monitors, nguyên nhân chính là do các quan chức tình báo Mỹ biết rất ít thông tin về nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS).

Vì sao đặc nhiệm Mỹ thất bại trong vụ giải cứu nhà báo James Foley?

Vì sao đặc nhiệm Mỹ thất bại trong vụ giải cứu nhà báo James Foley?

VOV.VN- Theo Christian Science Monitors, nguyên nhân chính là do các quan chức tình báo Mỹ biết rất ít thông tin về nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS).