Bóp méo sự thật về Syria - nỗi xấu hổ của truyền thông Mỹ

VOV.VN - Những bài báo sai lệch về cuộc nội chiến ở Syria có lẽ là một trong những điều đáng xấu hổ nhất trong lịch sử báo chí của Mỹ. 

Dân Mỹ hiểu lầm nghiêm trọng về tình hình Syria

Những bài báo “bóp méo sự thật” về tình hình ở thành phố cổ Aleppo, Syria đã làm nhiều người dân Mỹ hiểu lầm nghiêm trọng. Những gì đang xảy ra với Aleppo trong thời gian là một minh chứng rõ rệt về điều này. 

Trong 3 năm qua, các tay súng thánh chiến đã khiến Aleppo trở nên đổ nát và hoang tàn. Sự cai trị của những tay súng này bắt đầu bằng một làn sóng đàn áp. Chúng đã đe dọa người dân Syria rằng không được gửi con mình đến trường, nếu không chúng sẽ giết chết những đứa trẻ. 

Một khu dân cư ở Aleppo tan hoang sau các cuộc giao tranh. (Ảnh: Reuters).

Thậm chí, những tay súng Hồi giáo cực đoan còn phá hủy các nhà máy trong khu vực, rồi ép buộc những người thất nghiệp phải phục vụ trong hàng ngũ thánh chiến của chúng. Chúng cũng đã cướp bóc máy móc, của cải và bán ở chợ đen tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Vào tháng 2/2016, người dân ở Aleppo cuối cùng đã có thêm những tia sáng hy vọng khi quân đội Syria và các đồng minh tiến vào thành phố, đẩy lùi các tay súng Hồi giáo cực đoan. Các nhà máy điện được mở lại, mạng lưới điện sẽ sớm được phục hồi, hình ảnh những chiến binh thánh chiến xuất hiện trên các đường phố bị xóa bỏ. Các chiến binh thánh chiến đã bị đánh bại bởi liên minh Nga và Syria.

Một nhà phân tích ở Beirut (Lebanon) tên là Marwa Osma cho biết: “Quân đội Syria do Tổng thống Bashar Assad dẫn dắt cùng với các đồng minh của họ, là lực lượng duy nhất trên mặt đất chống lại tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Bởi vậy, không ai lại muốn làm suy yếu đi lực lượng duy nhất đang chiến đấu chống IS”.

Một cư dân ở Aleppo đã viết trên mạng truyền thông xã hội rằng: “Chính liên minh Thổ Nhĩ Kỳ - Saudi Arabia đã hậu thuẫn phe đối lập dội tên lửa xuống những khu vực dân cư gần Aleppo”.

Thế nhưng, những điều này trái ngược hẳn với những câu chuyện mà Washington đã vẽ ra trên các phương tiện truyền thông suốt thời gian qua.

Các tờ báo Mỹ đã mô tả tình hình ở Aleppo trái ngược với những gì đang thực sự có. Nhiều bài báo cho rằng, Aleppo đã được “giải phóng” trong 3 năm qua nhưng bây giờ lại bị kéo vào sự đau khổ bởi vì Nga, Iran hay lực lượng của ông Assad. 

Quân chính phủ Syria đánh bại IS ở nhiều tỉnh thành. (Ảnh: AP).

Những người dân Mỹ đã phải nghe những lời giả dối rằng những chiến dịch ở Syria nhằm chống lại chế độ của Tổng thống Assad cùng với các đồng minh như Nga và Iran. Hơn thế nữa, người Mỹ có nghĩa vụ phải hy vọng rằng liên minh Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia, người Kurd và phe đối lập ôn hòa sẽ giành chiến thắng.

Đương nhiên, chúng ta không thể đổ lỗi cho người dân Mỹ vì đã tin tưởng những gì họ đọc. Họ hầu như không có thông tin thực tế về các chiến binh, mục tiêu, hay chiến thuật của các bên. Phần lớn sự thiếu hụt thông tin này là do các phương tiện truyền thông Mỹ.

Quy trình làm việc “mỳ ăn liền”

Dưới áp lực tài chính, hầu hết các tờ báo, tạp chí và các mạng lưới truyền hình Mỹ đã cắt giảm số lượng phóng viên ở nước ngoài của họ. Nhiều thông tin quan trọng về thế giới hiện nay lại do chính những phóng viên đang ngồi tại Washington viết ra. 

Trong hoàn cảnh như vậy, việc tìm kiếm thông tin sẽ phải phụ thuộc vào những nguồn tin từ chính phủ Mỹ. Các phóng viên sẽ khai thác thông tin từ Lầu Năm Góc, Bộ Ngoại giao, Nhà Trắng và các chuyên gia nghiên cứu quốc tế. 

Sau một quá trình như trên, các phóng viên có thể đã cảm thấy mình hiểu được mọi mặt của câu chuyện và viết nên những bài báo sai lệch về Syria theo kiểu “mỳ ăn liền”. 

Có nhiều bài báo sai lệch về Syria được viết theo kiểu “mỳ ăn liền”. (Ảnh: insidetheeyelive).

Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng có những phóng viên dũng cảm đáng kinh ngạc, họ có mặt tại nơi chiến trường khói lửa, và tìm cách chống lại những bài báo được viết ở Washington. Sự an toàn của chính những phóng viên này bị đe dọa khi họ nỗ lực tìm ra sự thật về cuộc nội chiến Syria.

Công sức bỏ ra thường xứng đáng với kết quả, bài báo của những phóng viên dũng cảm đã soi sáng những góc tối trong suy nghĩ của nhiều người. Đáng tiếc thay, tiếng nói của những bài báo kiểu này bị lấn át giữa những bài báo “mỳ ăn liền” nhưng nhận được sự đồng thuận mạnh mẽ của chính quyền Washington.

Những phóng viên “mỳ ăn liền” ở Washington đã nói với những người dân Mỹ rằng có một lực lượng các tay súng ở Syria mang tên al- Nusra, được hình thành từ “phe nổi dậy” hay “phe ôn hòa”, nhưng không lại hề cực đoan như tổ chức al- Qaeda.

Saudi Arabia trong các bài báo của những phóng viên này được miêu tả như là người giúp đỡ cho các chiến binh tự do trong khi thực tế chính quyền nước này là một nhà tài trợ chính cho tổ chức khủng bố IS.

Hay thậm chí những thông tin như Thổ Nhĩ Kỳ nhiều năm qua đã “mở đường” cho các tay súng muốn tham gia vào các nhóm khủng bố ở Syria cũng không được xuất hiện trên các phương tiện truyền thông Mỹ chỉ vì Washington muốn bảo vệ hình ảnh của Ankara.

Trong khi đó, lực lượng Nga và Iran ở Syria trong các bài báo “mỳ ăn liền” đã bị gắn mác là những bên gây mất ổn định ở Syria bởi vì đó là những thông tin chính thức được truyền đi tại Washington.

Báo chí Mỹ đã thất bại thảm hại trong khủng hoảng Syria

Những thông tin sai trái kiểu này đã nhanh chóng ảnh hưởng đến cả cuộc chạy đua vào Nhà Trắng. Tại các cuộc tranh luận gần đây ở Milwaukee, ứng cử viên Tổng thống Mỹ Hillary Clinton đã tuyên bố rằng những nỗ lực hòa bình của Liên Hợp Quốc tại Syria đã được dựa trên “một thỏa thuận mà bà đã từng tham gia đàm phán trong tháng 6/2012 tại Geneva”. 

Cựu ngoại trưởng Hillary Clinton - ứng cử viên đảng Dân chủ. (Ảnh: AP).  

Trong năm 2012, Ngoại trưởng Mỹ lúc bấy giờ là bà Hillary Clinton đã cùng với Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia, Isarel cố gắng phá vỡ kế hoạch hòa bình do Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan đề xuất bởi vì bản kế hoạch hòa bình này đồng ý để ông Assad nắm quyền ở Syria. Thế nhưng, không một ai ở Milwaukee biết được điều này.

Các chính trị gia vẫn thường được tha thứ về hành động bóp méo quá khứ của họ. Chính phủ cũng có thể được miễn tội nếu như họ có thể thúc đẩy được câu chuyện theo hướng mà họ tin là phù hợp nhất với họ. Tuy nhiên, báo chí Mỹ, với tật hay nói dối bẩm sinh của mình, đã thất bại thảm hại trong cuộc khủng hoảng Syria.

Người dân Mỹ được cho là mù mờ thông tin về thế giới bên ngoài. Nếu như chuyện này xảy ra ở Bhutan hoặc Bolivia thì có lẽ sẽ không khiến chúng ta phải bận tâm quá nhiều đến vậy. Thế nhưng, những hiểu nhầm về cuộc chiến Syria lại lan tỏa khắp nước Mỹ, một siêu cường trên thế giới, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các quốc gia khác.

Với nhiều người dân Mỹ, mỗi khi nhắc đến Syria, họ đều mặc nhiên hiểu rằng phải chống lại chính quyền Assad, Nga và Iran. Đồng minh của Mỹ là Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia, và những chiến binh người Kurd anh em. Đây là những thông tin đã đi quá xa so với thực tế. Những thông tin như vậy có thể kéo dài cuộc nội chiến ở Syria và khiến những người dân Syria đi đến sự khổ đau và cái chết./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nguy cơ rạn nứt quan hệ Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ vì người Kurd ở Syria
Nguy cơ rạn nứt quan hệ Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ vì người Kurd ở Syria

VOV.VN - Việc khác biệt quan điểm về người Kurd ở Syria đang khiến cho sự ngờ vực và căng thẳng giữa hai nước đồng minh NATO gia tăng.

Nguy cơ rạn nứt quan hệ Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ vì người Kurd ở Syria

Nguy cơ rạn nứt quan hệ Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ vì người Kurd ở Syria

VOV.VN - Việc khác biệt quan điểm về người Kurd ở Syria đang khiến cho sự ngờ vực và căng thẳng giữa hai nước đồng minh NATO gia tăng.

Vùng cấm bay Syria- Nguy cơ thất bại ngay từ khi mới được đề xuất
Vùng cấm bay Syria- Nguy cơ thất bại ngay từ khi mới được đề xuất

VOV.VN -Kể cả khi đạt được sự đồng thuận về một vùng cấm bay tại Syria thì mục tiêu cao cả là bảo vệ dân thường cũng khó có thể được thực hiện. 

Vùng cấm bay Syria- Nguy cơ thất bại ngay từ khi mới được đề xuất

Vùng cấm bay Syria- Nguy cơ thất bại ngay từ khi mới được đề xuất

VOV.VN -Kể cả khi đạt được sự đồng thuận về một vùng cấm bay tại Syria thì mục tiêu cao cả là bảo vệ dân thường cũng khó có thể được thực hiện. 

Iran có vai trò thế nào trong nỗ lực tìm kiếm hòa bình cho Syria?
Iran có vai trò thế nào trong nỗ lực tìm kiếm hòa bình cho Syria?

VOV.VN - Dù không “trực tiếp tham chiến” như các lực lượng của Nga hay Mỹ nhưng Iran có vai trò “đặc biệt” trong cuộc chiến Syria.

Iran có vai trò thế nào trong nỗ lực tìm kiếm hòa bình cho Syria?

Iran có vai trò thế nào trong nỗ lực tìm kiếm hòa bình cho Syria?

VOV.VN - Dù không “trực tiếp tham chiến” như các lực lượng của Nga hay Mỹ nhưng Iran có vai trò “đặc biệt” trong cuộc chiến Syria.

Mỹ và đồng minh bất đồng về tiến độ chiến dịch chống IS ở Iraq, Syria
Mỹ và đồng minh bất đồng về tiến độ chiến dịch chống IS ở Iraq, Syria

VOV.VN- Trong khi Mỹ hối thúc đồng minh phải tăng tốc chiến dịch chống IS ở Syria và Iraq thì các đồng minh cho rằng, Mỹ chưa làm được những gì họ cam kết.

Mỹ và đồng minh bất đồng về tiến độ chiến dịch chống IS ở Iraq, Syria

Mỹ và đồng minh bất đồng về tiến độ chiến dịch chống IS ở Iraq, Syria

VOV.VN- Trong khi Mỹ hối thúc đồng minh phải tăng tốc chiến dịch chống IS ở Syria và Iraq thì các đồng minh cho rằng, Mỹ chưa làm được những gì họ cam kết.

“Cuộc đua” giải phóng Raqqa: Tại sao Mỹ muốn “về đích” trước Syria?
“Cuộc đua” giải phóng Raqqa: Tại sao Mỹ muốn “về đích” trước Syria?

VOV.VN - Quân đội Syria và liên quân do Mỹ đứng đầu đang cạnh tranh gay gắt trong việc giải phóng Raqqa bởi cái giá nếu thất bại đối với 2 bên là rất đắt.

“Cuộc đua” giải phóng Raqqa: Tại sao Mỹ muốn “về đích” trước Syria?

“Cuộc đua” giải phóng Raqqa: Tại sao Mỹ muốn “về đích” trước Syria?

VOV.VN - Quân đội Syria và liên quân do Mỹ đứng đầu đang cạnh tranh gay gắt trong việc giải phóng Raqqa bởi cái giá nếu thất bại đối với 2 bên là rất đắt.