Cách Nga vượt bão trừng phạt để tiếp cận linh kiện vũ khí bị phương Tây cấm vận

VOV.VN - Các cơ quan tình báo và Bộ Tài chính Mỹ đã thực hiện nỗ lực không ngừng nghỉ nhằm tìm kiếm, triệt phá chuỗi cung ứng cung cấp linh kiện chất lượng cao của phương Tây cho nhà máy vũ khí của Nga. Tuy vậy, Nga đã tìm cách lách các lệnh trừng phạt này.

Kể từ đầu năm nay, lực lượng phòng không Ukraine đã nhận thấy một số điều kỳ lạ đối với máy bay không người lái tấn công một chiều mà Nga thường xuyên phóng vào các thành phố của nước này.

Giống như trước đây, Nga thường triển khai UAV theo loạt. Sau khi làn sóng UAV của Nga tràn vào, có một số vấn đề bất thường xảy ra. Một số sẽ lao chệch mục tiêu. Những chiếc khác sẽ bay chững lại và bị các khẩu đội phòng không bắn hạ một cách dễ dàng. Các máy bay không người lái Geran-2 mới nhất có nhiều khả năng mất kiểm soát hơn khi chúng rẽ ngoặt. Tuy nhiên, sau đó, Nga lại tiếp tục triển khai làn sóng máy bay không người lái thứ hai, đôi khi lên tới 100 chiếc trong một ngày.

Phương Tây tìm cách bịt đường nhập linh kiện cấm vận 

Các nhà phân tích quân sự phương Tây và Ukraine cho rằng, sở dĩ tỷ lệ UAV của Nga bị bắn hạ hoặc bị rơi cao hơn có thể là do sử dụng các phụ tùng kém chất lượng, đặc biệt là ở phần động cơ. Nga gần đây đã chuyển sang sử dụng động cơ Trung Quốc sau khi các nước phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt nhằm ngăn chặn Moscow tiếp cận công nghệ phương Tây. Sự xuất hiện của những chiếc máy bay không người lái bị lỗi này cho thấy phương Tây đã thành công một phần trong việc ngăn chặn Moscow tiếp cận các thành phần công nghệ cao cần thiết cho vũ khí hiện đại. Thành công này rất đáng chú ý một phần vì hiếm khi xảy ra, một quan chức phương Tây thừa nhận.

Chính phủ Mỹ đã áp đặt nhiều biện pháp trừng phạt mạnh tay đối với một số quốc gia, công ty và người dân ở nước ngoài trong thời gian qua. Công cụ chiến tranh kinh tế này có thể gây ra nhiều hậu quả đối với các nước đối đầu, nhưng nó cũng ảnh hưởng đến cuộc sống người dân Mỹ, thậm chí làm suy yếu nước Mỹ và trở thành rào cản lớn trong chính sách đối ngoại của họ.

Đối với Nga, sau 3 năm chịu áp lực từ chiến dịch trừng phạt chưa từng có mà phương Tây phát động, nước này đã thiếu nhiều nguồn lực, buộc phải sử dụng các thiết bị cũ hoặc lỗi thời trên chiến trường. Nhưng Nga vẫn có được nhiều linh kiện vũ khí quan trọng của phương Tây với sự giúp đỡ của các bên thứ ba, hoặc mua từ đồng minh hay đối tác. Hiện tại, các lực lượng của nước này đang dần giành được vị thế trên chiến trường nhờ lợi thế về quân số, do đó có thể giảm thiểu được tác động của các biện pháp trừng phạt.

“Có rất nhiều máy bay không người lái của họ đến nỗi bạn không thể ngẩng đầu lên được. Mặc dù chất lượng vũ khí của Nga bị suy giảm nhưng điều đó không tác động đáng kể. Họ vẫn đạt các bước tiến thông qua việc triển khai hàng loạt binh sỹ”, ông Ihor Romanenko, cựu Tổng tham mưu trưởng các lực lượng Ukraine cho biết.

Các lệnh trừng phạt nhằm ngăn chặn Nga mua công nghệ máy bay không người lái của phương Tây nằm trong số hàng nghìn lệnh cấm vận về kinh tế và thương mại mà Mỹ và các nước châu Âu ban hành kể từ khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra vào năm 2022.

Loạt biện pháp trừng phạt đầu tiên nhằm làm tê liệt nền kinh tế Nga, giáng những đòn nặng nề vào ngành dầu mỏ và ngân hàng của nước này. Loạt biện pháp trừng phạt thứ hai nhằm mục đích ngăn chặn Moscow tiếp cận linh kiện do phương Tây sản xuất để chế tạo vũ khí. Một số biện pháp được tính toán vô cùng kỹ lưỡng để ngăn chặn Moscow có được hệ thống điện tử hàng không tiên tiến, chip máy tính chuyên dụng và cảm biến được sử dụng cho máy bay không người lái, tên lửa và xe tăng.

Trên thực tế, nỗ lực này đã phát triển thành một cuộc đấu tranh không ngừng nghỉ của các cơ quan tình báo và Bộ Tài chính Mỹ nhằm tìm kiếm, triệt phá chuỗi cung ứng cung cấp linh kiện chất lượng cao của phương Tây cho nhà máy vũ khí của Nga.

Cách Nga vượt bão trừng phạt

Nhưng Điện Kremlin đang tìm cách chống trả. Nga đã triển khai các cơ quan tình báo, phối hợp với đồng minh và đối tác để tìm ra những cách thức lách lệnh trừng phạt. Một số quan chức Mỹ cho rằng, Nga nhiều khả năng dựa vào Trung Quốc, Iran và Ấn Độ để có được các phiên bản nhái của những thiết bị phương Tây mà họ không thể tiếp cận được.

Các nhà máy sản xuất vũ khí của Nga đang nỗ lực chế tạo nhiều UAV với tốc độ cao hơn. Nhiều quan chức hàng đầu của Ukraine thừa nhận những cuộc tập kích bằng UAV không ngừng nghỉ của Nga từ cuối mùa hè đến mùa thu đã gâp áp lực lớn cho lực lượng phòng thủ Ukraine. Bên cạnh đó, Kiev cũng lo ngại khả năng Mỹ sẽ cắt giảm nguồn cung cấp đạn dược phòng không vốn cần thiết để đánh chặn tên lửa và UAV Nga khi Tổng thống đắc cử Donald Trump chính thức nắm quyền.

Ông Max Bergmann, giám đốc Chương trình Châu Âu, Nga và Á-Âu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington, D.C., cho rằng: “Ngay cả khi Nga có thể né tránh các lệnh trừng phạt, thì tổn thất của họ vẫn gia tăng”. Nhưng ông Bergmann cho rằng, sự vượt trội về số lượng nhân lực của Nga đang bù đắp cho sự thiếu hụt về hệ thống vũ khí.

Các chuyên gia khác cho rằng, bất chấp việc mở rộng quy mô trừng phạt, chính phủ các nước phương Tây đã không thuyết phục được các nước láng giềng và đối tác thương mại của Nga thực thi đầy đủ các lệnh trừng phạt. Ngoài ra, các nước NATO còn chậm chạp trong việc xác định và nhắm tới một số điểm yếu của ngành công nghiệp quốc phòng Nga.

Kristofer Harrison, chủ tịch của DKP, một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Virginia lưu ý, dù Nga có thể dễ dàng mua động cơ máy bay không người lái và chip máy tính từ Trung Quốc, nước này vẫn gặp khó khăn khi tìm nguồn cung cấp đầy đủ các mặt hàng cơ bản như chất bôi trơn hiệu suất cao để giúp xe tăng hoạt động trong thời tiết lạnh hoặc máy công cụ cần thiết để chế tạo khung máy bay. Hiện, các quan chức Mỹ chỉ mới áp đặt các hạn chế đối với việc nhập khẩu máy công cụ vào Nga.

Nhà phân tích Fink rằng: “Nga là một siêu cường về nguyên liệu thô, nhưng nước này vẫn bị thiếu hụt máy công cụ tiên tiến và tiền chất hóa học. Với các chất phụ gia bôi trơn, Nga có thể tự sản xuất những hóa chất này với số lượng nhỏ. Nhưng liệu họ có thể đạt được sản lượng hàng nghìn tấn mỗi tháng? Đây vẫn là câu hỏi chưa có lời đáp”.

Sau khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra, Mỹ và các nhà phân tích quân sự Ukraine được giao nhiệm vụ tìm hiểu chi tiết về cách thức sản xuất vũ khí của Nga. Các nhà điều tra đã thu giữ các máy bay, tên lửa và xe tăng Nga trên chiến trường, đồng thời tìm cách truy tìm từng bảng mạch và vi mạch đến quốc gia xuất xứ của chúng.

Theo các quan chức Mỹ, có rất nhiều phương pháp và lộ trình khả thi để các mặt hàng bị phương Tây cấm tuồn vào Nga vì thế việc thực thi lệnh trừng phát rất khó khăn. Họ cũng thừa nhận hầu như không có khả năng ngăn chặn các hoạt động buôn bán trên thị trường chợ đen.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ukraine tung chiến thuật “cắt lát salami” bẻ gãy đà tấn công của Nga tại Kharkov
Ukraine tung chiến thuật “cắt lát salami” bẻ gãy đà tấn công của Nga tại Kharkov

VOV.VN - Ukraine cho biết, các lực lượng nước này đã thực hiện chiến thuật “cắt lát salami” trong giai đoạn tấn công tăng cường, nhằm ngăn chặn Nga đột phá vào tỉnh Kharkov.

Ukraine tung chiến thuật “cắt lát salami” bẻ gãy đà tấn công của Nga tại Kharkov

Ukraine tung chiến thuật “cắt lát salami” bẻ gãy đà tấn công của Nga tại Kharkov

VOV.VN - Ukraine cho biết, các lực lượng nước này đã thực hiện chiến thuật “cắt lát salami” trong giai đoạn tấn công tăng cường, nhằm ngăn chặn Nga đột phá vào tỉnh Kharkov.

Chiến lược "ngoại giao đường sắt” của Ukraine
Chiến lược "ngoại giao đường sắt” của Ukraine

VOV.VN - Bất chấp nguy hiểm và những thách thức an ninh, các nhà lãnh đạo trên thế giới đã đã nhiều lần tới thủ đô Kiev của Ukraine trên những chuyến tàu đêm. Việc vận hành những chuyến tàu này cũng thể hiện chiến lược "ngoại giao đường sắt" của Ukraine.

Chiến lược "ngoại giao đường sắt” của Ukraine

Chiến lược "ngoại giao đường sắt” của Ukraine

VOV.VN - Bất chấp nguy hiểm và những thách thức an ninh, các nhà lãnh đạo trên thế giới đã đã nhiều lần tới thủ đô Kiev của Ukraine trên những chuyến tàu đêm. Việc vận hành những chuyến tàu này cũng thể hiện chiến lược "ngoại giao đường sắt" của Ukraine.

Nga mất hệ thống phòng không tinh vi tại Syria, Mỹ đứng trước cơ hội nghìn năm có một
Nga mất hệ thống phòng không tinh vi tại Syria, Mỹ đứng trước cơ hội nghìn năm có một

VOV.VN - The War Zone đưa tin, nhóm Hayat Tahrir al-Sham tại Syria đã chiếm được một hệ thống radar phòng không tiên tiến Podlet-K1 của Nga khi họ tiếp tục tiến về phía Nam. Đây là điều đáng lo ngại, có khả năng gây ra hậu quả nghiêm trọng trong khu vực.

Nga mất hệ thống phòng không tinh vi tại Syria, Mỹ đứng trước cơ hội nghìn năm có một

Nga mất hệ thống phòng không tinh vi tại Syria, Mỹ đứng trước cơ hội nghìn năm có một

VOV.VN - The War Zone đưa tin, nhóm Hayat Tahrir al-Sham tại Syria đã chiếm được một hệ thống radar phòng không tiên tiến Podlet-K1 của Nga khi họ tiếp tục tiến về phía Nam. Đây là điều đáng lo ngại, có khả năng gây ra hậu quả nghiêm trọng trong khu vực.