Cánh cửa hẹp để Nga và Ukraine phá thế bế tắc chiến trường hiện nay

VOV.VN - Bất chấp tình trạng bế tắc hiện nay, chiến trường Ukraine vẫn xuất hiện những cơ hội khác nhau để đạt đột phá và tiến công thắng lợi nếu các lực lượng có sự phối hợp ăn ý cũng như có thể khai thác các nhân tố môi trường như bóng tối, thời tiết xấu và địa hình.

Các đội quân UAV đã thay đổi chiến trường thế nào?

Tổng tham mưu trưởng Lực lượng Vũ trang Ukraine Valery Zaluzhny, gần đây đã viết trong The Economist rằng cuộc xung đột với Nga đã chững lại với việc không bên nào có thể đạt được đột phá chiến lược trên chiến trường. Bình luận của ông được đưa ra sau 5 tháng giao tranh ác liệt - trong thời điểm cuộc phản công được kỳ vọng từ lâu của Ukraine không đạt được thành quả lãnh thổ đáng kể.

Một trong những lý do của việc thiếu tiến triển là hệ thống phòng thủ nhiều lớp của Nga. Các hệ thống kiên cố này đã gây tổn thất lớn cho Ukraine về lực lượng và trang thiết bị cũng như làm chậm nhịp độ tiến công của Kiev. Các cuộc tấn công thiếu sự phối hợp của quân đội Ukraine cũng như việc phương Tây trì hoãn cung cấp vũ khí cũng dẫn đến việc Kiev thiếu tiến triển trên chiến trường.

Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng cuộc tiến công của Ukraine bị dừng lại do một số yếu tố căn bản hơn so với các bãi mìn và chiến hào: Đó là sự thay đổi đặc điểm của bản thân cuộc xung đột.

Theo các nhà quan sát, sự phổ biến của các hoạt động trinh sát đã tạo nên một chiến trường rõ ràng hơn với cả hai bên. Những UAV ở khắp nơi và các công nghệ khác khiến việc theo dấu trong thời gian thực trở nên rõ ràng hơn và các hoạt động của quân đội, chẳng hạn như bí mật tập trung lực lượng hay xe bọc thép trên quy mô lớn khó có thể che mắt đối phương. Sự phổ biến của các thiết bị trinh sát cũng đồng nghĩa với việc các lực lượng một khi đã bị phát hiện thì sẽ ngay lập tức bị đạn pháo, tên lửa và UAV cảm tử của đối phương tấn công. Nỗ lực đạt đột phá trong bối cảnh đó đã trở thành nhiệm vụ thách thức nhất.

Nói cách khác, nếu đối phương có thể thấy mọi thứ trên và sau tiền tuyến, trong đó có các đơn vị và thậm chí từng binh lính đang di chuyển phía sau thì một cuộc tấn công mặt đất cơ bản với các lữ đoàn xe bọc thép lớn sẽ thất bại. Trong cuộc đua về chiến thuật quân sự giữa ẩn nấp và phát hiện, lợi thế dường như nghiêng về việc phát hiện, ít nhất là cho đến khi sự dịch chuyển công nghệ tiếp theo diễn ra một lần nữa.

Tuy nhiên, dù lập luận này có thực tế tới đâu thì nhìn chung nó vẫn còn rất hạn chế. Thậm chí trên chiến trường thế kỷ 21 bao quanh là các UAV, cả Nga và Ukraine đều phát hiện ra những cách thức khác nhau để tiến công. Dọc tiền tuyến, chiến thuật thâm nhập được gọi là "cắn và giữ" - các cuộc tấn công quy mô nhỏ bằng bộ binh với sự hỗ trợ của pháo binh đang diễn ra. Chiến trường minh bạch đã thu hẹp đáng kể cơ hội thành công của các cuộc tấn công như vậy, nhưng nó không hoàn toàn khép lại cánh cửa đó.

Cánh cửa hẹp tạo đột phá

Có nhiều cách để làm giảm hoặc thậm chí ngăn cản đối phương tiến hành theo dõi trong thời gian thực. Để ẩn nấp càng lâu càng tốt trước con mắt đối phương thì cần tập trung vào phân tán và che giấu - điều này thường đồng nghĩa với việc di chuyển dưới lòng đất để tránh khỏi sự quan sát của đối phương.

Dù vậy, việc ẩn nấp phải đi cùng các yếu tố môi trường đơn giản, điều có ảnh hưởng đến thành công và thất bại trên chiến trường, chẳng hạn như địa hình, ánh sáng ban ngày và các điều kiện thời tiết. Trên thực tế, sự xuất hiện các công nghệ mới trên chiến trường khiến các phẩm chất của từng cá nhân binh lính như kỷ luật cao độ, sự đồng bộ, thể lực và sự hiểu biết sâu sắc về địa hình và môi trường, thậm chí còn quan trọng hơn trước đây.

Chẳng hạn, trên một chiến trường rõ ràng hơn, thời điểm trong ngày mà một bên lựa chọn tấn công có ý nghĩa đáng kể. Hầu hết các cuộc tấn công của Ukraine đều diễn ra trước bình minh hoặc tối muộn dưới sự bao phủ của bóng tối. Lý do rất đơn giản. Nếu không có đủ ánh sáng, những người vận hành UAV của Nga sẽ khó phát hiện bên tấn công hơn. Mặc dù các UAV với camera hồng ngoại có thể quan sát trong bóng tối và được sử dụng rộng rãi nhưng chúng có chi phí cao hơn so với các UAV thông thường và vì vậy có số lượng ít hơn so với các UAV sử dụng ban ngày, tạo nên những khoảng trống dọc tiền tuyến có thể được tận dụng.

Ukraine sử dụng các tốp binh lính từ 10 - 16 người tấn công vào các chiến hào của Nga. Những binh lính này được đưa tới mạng lưới chiến hào của đối phương bằng 2 - 3 phương tiến chiến đấu bộ binh hoặc xe bọc thép với sự hỗ trợ của 2 hoặc nhiều hơn các xe tăng chiến đấu chủ lực. Khi các binh lính Ukraine ở trong chiến hào Nga, các xe bọc thép sẽ lui về.

Nếu binh lính chiếm được chiến hào trong một cuộc tấn công lúc bình minh thì họ sẽ cần phải giữ chiến hào trước các cuộc phản công cho đến tận đêm, khi mà họ có thể di chuyển trở lại hoặc nhận quân tiếp viện. Do đó, chu kỳ ngày và đêm quyết định tốc độ tác chiến theo những cách mà không phải lúc nào các học thuyết và huấn luyện quân sự hiện đại cũng nhấn mạnh. Những loại hoạt động này không chỉ đòi hỏi tính kỷ luật và sự tập trung cao độ của từng binh sĩ và người chỉ huy của họ mà còn cả thể lực.

Điều gì khiến Nga mạo hiểm đưa “mắt thần trên không” A-50U đến gần chiến tuyến?

VOV.VN - Cơ quan tình báo Bộ Quốc phòng Anh cho biết, Lực lượng hàng không vũ trụ Nga đang ngày càng mạo hiểm sử dụng máy bay cảnh báo sớm trên không (AEW) tiên tiến nhất của nước này là Beriev A-50U hay còn được gọi là “mắt thần trên không” để xác định các mục tiêu của đối phương trong không phận Ukraine.

Thứ hai, bản chất của địa hình có thể thực hiện hoặc phá vỡ một cuộc tấn công. Chẳng hạn, các UAV góc nhìn thứ nhất (FPV) được trang bị chất nổ có thể được triển khai hiệu quả hơn từ những khu đất cao bởi chúng yêu cầu liên lạc trực tiếp với trạm mặt đất. Nếu không, có thể mất liên lạc hoặc thậm chí tổn thất UAV.

Tuy nhiên, từ khu đất thấp hơn, các máy bay không người lái FPV đòi hỏi các máy bay không người lái chuyển tiếp liên lạc bổ sung để tấn công hiệu quả hơn ở khoảng cách xa. Điều này khiến lực lượng ở vùng đất thấp gặp bất lợi vì nó làm tăng nhu cầu về nhân sự và trang thiết bị cho mỗi cuộc tấn công. Ngay cả phi công điều khiển máy bay không người lái cũng cần nghỉ ngơi. Ngoài ra, càng sử dụng máy bay không người lái thường xuyên thì khả năng đánh mất nó càng cao. Trong một cuộc chiến tiêu hao, bên nào có yêu cầu cao hơn về nhân sự và trang thiết bị cho các hoạt động riêng lẻ thì sẽ gặp bất lợi về lâu dài.

Thứ ba, các điều kiện thời tiết cũng đóng vai trò quan trọng mới. Một lần nữa, lý do rất đơn giản: Nhiều UAV không thể hoạt động trong điều kiện thời tiết mưa to, gió lớn hay nhiệt độ xuống dưới 0 độ C. Theo nhà quan sát Franz-Stefan Gady - học giả cấp cao tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, vào một ngày nắng và có gió ở mặt trận với phạm vi phủ sóng của máy bay không người lái tương đối tốt, ông đã quan sát các cuộc tấn công bằng pháo lặp đi lặp lại cho đến khi các nhóm lính Nga bị bắn trúng, với khoảng thời gian từ khi bị máy bay không người lái phát hiện là khoảng 30 giây đến vài phút. Trong một ngày nhiều mây, có gió mạnh hơn và mưa nhỏ, việc có ít máy bay không người lái hơn trên không dẫn đến phạm vi giám sát ít hơn và tốc độ khai hỏa thấp hơn. Trong một cuộc xung đột bị chi phối bởi pháo binh như xung đột Nga - Ukraine, thời tiết xấu có thể mang đến cơ hội cho bên có thể khai thác nhanh chóng khi phạm vi giám sát của UAV giảm.

Điều đó không có nghĩa là thời tiết tạo điều kiện thuận lợi cho một cuộc tấn công. Giảm phạm vi phủ sóng của máy bay không người lái do tuyết, mưa và lạnh có thể mang lại cơ hội cho việc di chuyển quân đội. Tuy nhiên, lợi thế tiềm tàng này sẽ bị bù đắp bởi những khó khăn trong việc di chuyển trên mặt đất do bùn lầy hoặc tuyết. Trong khi mặt đất đóng băng giúp di chuyển dễ dàng hơn, thì cây trơ trụi vào mùa đông lại khiến các lực lượng có ít cơ hội ẩn náu hơn. Cuối cùng, bên nào có quân đội được chuẩn bị tốt hơn để đối phó với nhiệt độ đóng băng và thời tiết khắc nghiệt sẽ có lợi thế lớn hơn.

Ngoài ánh sáng ban ngày, địa hình và thời tiết, có một số nhân tố khác khiến chiến trường Ukraine ít rõ ràng hơn so với những gì một số nhà quan sát nhận định. Đó là việc sử dụng các hệ thống gây nhiễu và công nghệ tác chiến điện tử. Điều này đã làm giảm hoặc ngăn chặn khả năng đối phương phát hiện ra các binh lính cũng như trang thiết bị. Hiện nay, cuộc cạnh tranh thích ứng công nghệ giữa Nga và Ukraine đang diễn ra. Cả hai bên ngày càng phụ thuộc vào những thiết bị gây nhiễu nhỏ được lắp đặt trên các phương tiện hoặc bên cạnh các chiến hào để tạo ra chiếc ô bảo vệ cho vị trí của họ, đồng thời khiến các máy bay không người lái FPV đang tấn công đi chệch hướng hoặc bị rơi.

Thậm chí còn hơn cả những yếu tố vật lý được mô tả ở trên, cuộc chiến trên phổ điện từ sẽ có ý nghĩa quyết định trong việc nâng cao hoặc làm giảm tính minh bạch trên chiến trường cho một bên, với tất cả những hệ quả của nó đối với tính chất xung đột trong tương lai ở Ukraine và các nơi khác. Hiện nay, dường như Nga đang giữ lợi thế về thiết bị gây nhiễu và tác chiến điện tử, cả về số lượng và chất lượng các hệ thống mà họ triển khai.

Bất chấp tình trạng bế tắc hiện nay, chiến trường Ukraine vẫn xuất hiện những cơ hội khác nhau để đạt đột phá và tiến công thắng lợi nếu các lực lượng có sự phối hợp ăn ý và có thể khai thác các nhân tố môi trường như bóng tối, thời tiết xấu và địa hình.

Có thể đúng là các cuộc tấn công bằng xe bọc thép quy mô lớn trong học thuyết quân sự NATO sẽ cực kỳ khó khăn trên một chiến trường minh bạch hơn, nhưng ý tưởng cho rằng sự giám sát lan tỏa đã chấm dứt các hoạt động tấn công mang tính quyết định là chưa hoàn chỉnh.

Thời gian và sự đồng bộ hóa của các hoạt động quân sự, khi tính đến các điều kiện môi trường của chiến trường, sẽ tạo ra cơ hội thoát khỏi sự giám sát. Trong khi việc nắm bắt cơ hội có lẽ không dẫn đến kết quả mang tính quyết định ngay nhưng điều đó có thể giúp tạo điều kiện cho những cuộc tấn công quy mô lớn trong tương lai và cuối cùng sẽ góp phần phá vỡ thế bế tắc.

Việc nói rằng các cuộc tấn công quy mô lớn hơn đã là quá khứ và sự bế tắc sẽ quyết định cuộc xung đột trong tương lai ở Ukraine - và có lẽ ở những nơi khác - chắc chắn là còn quá sớm.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nga lần đầu thu được xe chiến đấu bộ binh Bradley ở tiền tuyến Ukraine
Nga lần đầu thu được xe chiến đấu bộ binh Bradley ở tiền tuyến Ukraine

VOV.VN - Kênh truyền hình Channel 1 của Nga ngày 6/12 công bố video cho thấy quân đội Nga tịch thu một chiếc xe chiến đấu bộ binh Bradley do Mỹ chế tạo ở vùng Lugansk của Ukraine. Lính Ukraine đã bỏ lại chiếc xe này sau khi nó trúng hỏa lực của Nga.

Nga lần đầu thu được xe chiến đấu bộ binh Bradley ở tiền tuyến Ukraine

Nga lần đầu thu được xe chiến đấu bộ binh Bradley ở tiền tuyến Ukraine

VOV.VN - Kênh truyền hình Channel 1 của Nga ngày 6/12 công bố video cho thấy quân đội Nga tịch thu một chiếc xe chiến đấu bộ binh Bradley do Mỹ chế tạo ở vùng Lugansk của Ukraine. Lính Ukraine đã bỏ lại chiếc xe này sau khi nó trúng hỏa lực của Nga.

Những bước tiến mới của Nga trên chiến trường ở Ukraine
Những bước tiến mới của Nga trên chiến trường ở Ukraine

VOV.VN - Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) trích dẫn bản đồ tình hình trên chiến trường cho thấy, Nga đang tiếp tục hoạt động tấn công dọc theo tuyến Kupyansk – Svatove - Kreminna ở các tỉnh Lugansk và Kharkiv.

Những bước tiến mới của Nga trên chiến trường ở Ukraine

Những bước tiến mới của Nga trên chiến trường ở Ukraine

VOV.VN - Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) trích dẫn bản đồ tình hình trên chiến trường cho thấy, Nga đang tiếp tục hoạt động tấn công dọc theo tuyến Kupyansk – Svatove - Kreminna ở các tỉnh Lugansk và Kharkiv.

Thượng viện Mỹ không thông qua dự luật viện trợ cho Ukraine và Israel
Thượng viện Mỹ không thông qua dự luật viện trợ cho Ukraine và Israel

VOV.VN - Thượng viện Mỹ ngày 6/12 đã tiến hành bỏ phiếu về dự luật chi ngân sách 110,5 tỷ USD cho an ninh quốc gia, trong đó bao gồm 61 tỉ USD dành để khoản viện trợ cho Ukraine và Israel. Với kết quả 49 phiếu ủng hộ và 51 phiếu chống, dự luật đã không được đưa ra thảo luận tại Thượng viện do không đạt được tối thiểu 60 phiếu ủng hộ.

Thượng viện Mỹ không thông qua dự luật viện trợ cho Ukraine và Israel

Thượng viện Mỹ không thông qua dự luật viện trợ cho Ukraine và Israel

VOV.VN - Thượng viện Mỹ ngày 6/12 đã tiến hành bỏ phiếu về dự luật chi ngân sách 110,5 tỷ USD cho an ninh quốc gia, trong đó bao gồm 61 tỉ USD dành để khoản viện trợ cho Ukraine và Israel. Với kết quả 49 phiếu ủng hộ và 51 phiếu chống, dự luật đã không được đưa ra thảo luận tại Thượng viện do không đạt được tối thiểu 60 phiếu ủng hộ.

Mỹ công bố gói viện trợ quân sự mới cho Ukraine trị giá 175 triệu USD
Mỹ công bố gói viện trợ quân sự mới cho Ukraine trị giá 175 triệu USD

VOV.VN - Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 6/12 đã công bố gói viện trợ quân sự mới trị giá 175 triệu USD cho Ukraine.

Mỹ công bố gói viện trợ quân sự mới cho Ukraine trị giá 175 triệu USD

Mỹ công bố gói viện trợ quân sự mới cho Ukraine trị giá 175 triệu USD

VOV.VN - Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 6/12 đã công bố gói viện trợ quân sự mới trị giá 175 triệu USD cho Ukraine.

Diễn biến chính tình hình chiến sự Nga - Ukraine ngày 7/12
Diễn biến chính tình hình chiến sự Nga - Ukraine ngày 7/12

VOV.VN - Dưới đây là những diễn biến chính đáng lưu ý trong tình hình chiến sự giữa Nga và Ukraine ngày 7/12/2023.

Diễn biến chính tình hình chiến sự Nga - Ukraine ngày 7/12

Diễn biến chính tình hình chiến sự Nga - Ukraine ngày 7/12

VOV.VN - Dưới đây là những diễn biến chính đáng lưu ý trong tình hình chiến sự giữa Nga và Ukraine ngày 7/12/2023.