Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc hiện nay không như thời Chiến tranh Lạnh

VOV.VN - Mỹ và Trung Quốc đang cạnh tranh khốc liệt về công nghệ, quân sự, và ý thức hệ. Nhưng hai bên vẫn phụ thuộc rất nhiều vào nhau về kinh tế. Đối đấu Mỹ-Trung do vậy không thể như thời Chiến tranh Lạnh trước đây.

Lạm dụng thuật ngữ cũ?

Thời Chiến tranh Lạnh, thương mại giữa các đối thủ là ở mức tối thiểu. Năm 1989, năm khá nhất thì thương mại 2 chiều giữa Mỹ và Liên Xô cũng chỉ lên mức tổng là 5 tỷ USD, thấp hơn mức 1% tổng thương mại của Mỹ. Năm đó Mỹ chỉ nhập 700 triệu USD hàng hóa từ Liên Xô.

Ba mươi năm sau, các con số thương mại giữa Mỹ với các đối thủ của mình ở cấp độ rất khủng khiếp. Chẳng hạn, thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vào năm 2019 lên tới tổng cộng là 558 tỷ USD, cao hơn 10% tổng thương mại của Mỹ với thế giới. Trong khi đó, những đối đầu căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc diễn ra như “cơm bữa”, khiến người ta có xu hướng sử dụng phổ biến thuật ngữ Chiến tranh Lạnh.

Nhưng việc sử dụng lại thuật ngữ năm xưa này có thể gây hiểu lầm. Đúng là Mỹ và Trung Quốc đang cạnh tranh khốc liệt với nhau. Nhưng nếu gọi đây là Chiến tranh Lạnh thì vẫn không chính xác.

Bởi lẽ thương mại giữa Mỹ và Liên Xô chỉ mang tính nửa vời và chiến thuật. Các công ty Mỹ xây dựng nhà máy ở Nga vào thập niên 1920 và 1930 nhưng sau Thế chiến II, đầu tư của Mỹ vào Nga là hiếm, chuyển giao công nghệ thì càng hiếm hơn. Vì khi bạn đang trong cuộc đua vũ khí hạt nhân với một nước khác thì bạn sẽ có xu hướng tránh làm bất cứ điều gì giúp tăng cường nền tảng công nghiệp của nước đó. Thời Chiến tranh Lạnh, có những lúc khoảng 60-80% xuất khẩu của Mỹ sang Liên Xô là sản phẩm nông nghiệp.

Phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế và không chạy đua vũ trang hạt nhân

Mối quan hệ Mỹ-Trung mang tính ganh đua, nhưng đây không phải là cuộc đua vũ khí hạt nhân. Hơn nữa, hai bên lại làm rất nhiều để củng cố nền kinh tế của nhau.

Hãy xét lĩnh vực đầu tư. Tính đến quý 2 của năm 2020, Mỹ đã đầu tư 258 tỷ USD vào các nhà máy và dự án ở Trung Quốc, trong khi Trung Quốc cũng đầu tư 154 tỷ USD vào các dự án tương tự ở Mỹ.

Như vậy, hai nước đang phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế, theo một cách thức không giống như Mỹ và Liên Xô trước đây. Họ là đối thủ nghiêm túc của nhau nhưng lại đồng thời thu lợi từ sự phụ thuộc vào nhau. Bản chất của sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc hiện nay khác hẳn với cuộc đối đầu Mỹ-Liên Xô trước đây.

Nhiều người nói về việc Mỹ tách rời Trung Quốc nhưng có những giới hạn trong mức độ tách rời đó. Điều này ngay cả nhóm chính giới Mỹ theo đường lối cứng rắn với Trung Quốc cũng nhận thức một cách rõ ràng. Chẳng hạn, Matt Pottinger  - cố vấn chính của Tổng thống Mỹ Donald Trump về vấn đề Trung Quốc, nói: “Không ai ở Washington lại thực sự đe dọa tách biệt hoàn toàn hai nền kinh tế này với nhau... Tách rời ở mức độ hạn chế, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghệ then chốt, là điều đang diễn ra và nên như vậy”.

Sự phụ thuộc kinh tế vào nhau giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ tiếp tục ngay cả khi hai nước cạnh tranh nhau về kinh tế. Sách giáo khoa về Chiến tranh Lạnh sẽ gặp phải một tình huống mâu thuẫn ở đây. Tình hình mới đòi hỏi Mỹ phải có chiến lược và chiến thuật mới.

Các công ty công nghệ cao của Mỹ sẽ phải tiến hành việc sản xuất ở trong nước nhiều hơn. Các công ty sản xuất hàng tiêu dùng sẽ phải cân đối giữa các nhu cầu trái chiều của các khách hàng chịu sự thúc đẩy của động cơ chính trị khác nhau ở Trung Quốc và phương Tây.

Đấu đá nhau nhưng vẫn khó tách rời hoàn toàn khỏi nhau

Công ty may mặc Thụy Điển H&M đã có được bài học đắt giá khi các người tiêu dùng Trung Quốc, chịu sự ảnh hưởng của truyền thông nhà nước Trung Quốc, đã tẩy chay các sản phẩm của hãng này. Các mặt hàng của H&M vì thế đã biến mất khỏi các cuộc tìm kiếm trực tuyến. Vị trí các cửa hàng của H&M cũng biến mất khỏi các ứng dụng bản đồ.

H&M đã “đắc tội” gì? Họ đã hứa hẹn không sử dụng bông nhập từ tỉnh Tân Cương của Trung Quốc vì họ “quan ngại sâu sắc” trước các cáo buộc về lao động cưỡng bức tại đó.

Một tuần sau khi cuộc tẩy chay bắt đầu, H&M bắt đầu tuyên bố rằng họ sẽ nỗ lực khôi phục niềm tin của khách hàng Trung Quốc. Nhưng vấn đề là nếu họ quá nghiêng về làm hài lòng người Trung Quốc thì họ lại có nguy cơ bị các khách hàng phương Tây tẩy chay. Còn giới chức Trung Quốc tuy hay khơi gợi ngọn lửa dân tộc chủ nghĩa, nhưng cũng không muốn tách rời hoàn toàn với phương Tây. Họ biết, các công ty của họ khi ấy sẽ trở thành mục tiêu tẩy chay của những người tiêu dùng ở Mỹ và châu Âu.

Không những vậy, giới chức Trung Quốc còn biết một số công ty nước ngoài là đối tác quan trọng ở Trung Quốc. Một bài viết trên tờ Bloomberg chỉ ra rằng các sản phẩm của hãng Nike vẫn được bày bán trên internet dù cho chính Nike cũng nói rằng họ tránh mua bông Tân Cương.

Bài báo Bloomberg giải thích: “Có lẽ là vì Nike chiếm tới hơn 1/5 thị trường quần áo giày dép thể thao của Trung Quốc và tương ứng với đó là vô số việc làm và doanh thu”.

Những người Mỹ bi quan cho rằng hành vi của Trung Quốc ngày càng tệ đi và việc hai bên trừng phạt qua lại lẫn nhau là tất yếu, buộc các công ty phương Tây phải lựa chọn giữa việc làm ăn với Mỹ hoặc Trung Quốc.

Nhưng các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ, chưa dán nhãn, thì có thể tránh được điều tệ hại nhất từ các phản đòn trừng phạt của Trung Quốc. Dẫu vậy, giới nông nghiệp Mỹ vẫn nên chủ động phát triển các thị trường khác. Còn trong kịch bản tốt thì nông nghiệp Mỹ vẫn có thể tận hưởng một thị trường Trung Quốc rộng lớn và sinh lời.

Căng thẳng Mỹ-Trung khó có thể giống như Chiến tranh Lạnh trong lịch sử nhưng cũng không có gì lấy làm vui cho hai nước này, với các thiệt hại cho cả đôi bên./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thượng đỉnh trực tuyến về biến đổi khí hậu mở ra cơ hội hợp tác giữa Mỹ và Trung Quốc
Thượng đỉnh trực tuyến về biến đổi khí hậu mở ra cơ hội hợp tác giữa Mỹ và Trung Quốc

VOV.VN - Sau nhiều bất đồng và căng thẳng, Mỹ và Trung Quốc cũng tìm được tiếng nói chung trong một vấn đề lớn của thế giới chính là chống biến đổi khí hậu.

Thượng đỉnh trực tuyến về biến đổi khí hậu mở ra cơ hội hợp tác giữa Mỹ và Trung Quốc

Thượng đỉnh trực tuyến về biến đổi khí hậu mở ra cơ hội hợp tác giữa Mỹ và Trung Quốc

VOV.VN - Sau nhiều bất đồng và căng thẳng, Mỹ và Trung Quốc cũng tìm được tiếng nói chung trong một vấn đề lớn của thế giới chính là chống biến đổi khí hậu.

Quốc hội Mỹ đề xuất “kế sách” đối phó với Trung Quốc
Quốc hội Mỹ đề xuất “kế sách” đối phó với Trung Quốc

VOV.VN - Đạo luật Cạnh tranh Chiến lược 2021 đang được Quốc hội Mỹ sửa đổi để đối phó hiệu quả hơn với Trung Quốc - thách thức hàng đầu của Washington trong thế kỷ 21.

Quốc hội Mỹ đề xuất “kế sách” đối phó với Trung Quốc

Quốc hội Mỹ đề xuất “kế sách” đối phó với Trung Quốc

VOV.VN - Đạo luật Cạnh tranh Chiến lược 2021 đang được Quốc hội Mỹ sửa đổi để đối phó hiệu quả hơn với Trung Quốc - thách thức hàng đầu của Washington trong thế kỷ 21.

Trung Quốc tập trận bắn đạn thật ngoài khơi Đài Loan khi phái đoàn Mỹ tới đây
Trung Quốc tập trận bắn đạn thật ngoài khơi Đài Loan khi phái đoàn Mỹ tới đây

VOV.VN - Quân đội Trung Quốc bắt đầu cuộc tập trận có bắn đạn thật ở vùng biển ngoài khơi phía Tây Nam của Đài Loan vào hôm 15/4 trong bối cảnh một phái đoàn không chính thức của Mỹ đến thăm hòn đảo này.

Trung Quốc tập trận bắn đạn thật ngoài khơi Đài Loan khi phái đoàn Mỹ tới đây

Trung Quốc tập trận bắn đạn thật ngoài khơi Đài Loan khi phái đoàn Mỹ tới đây

VOV.VN - Quân đội Trung Quốc bắt đầu cuộc tập trận có bắn đạn thật ở vùng biển ngoài khơi phía Tây Nam của Đài Loan vào hôm 15/4 trong bối cảnh một phái đoàn không chính thức của Mỹ đến thăm hòn đảo này.

Tình báo Mỹ đưa Trung Quốc lên đứng đầu danh sách mối đe dọa
Tình báo Mỹ đưa Trung Quốc lên đứng đầu danh sách mối đe dọa

VOV.VN - Tài liệu mới giải mật của tình báo Mỹ cho thấy lực lượng này đã xếp Trung Quốc đứng đầu bảng các mối đe dọa về an ninh đối với Mỹ hiện nay.

Tình báo Mỹ đưa Trung Quốc lên đứng đầu danh sách mối đe dọa

Tình báo Mỹ đưa Trung Quốc lên đứng đầu danh sách mối đe dọa

VOV.VN - Tài liệu mới giải mật của tình báo Mỹ cho thấy lực lượng này đã xếp Trung Quốc đứng đầu bảng các mối đe dọa về an ninh đối với Mỹ hiện nay.

Giải pháp radar 3D của Mỹ để trị các UAV sát thủ bầy đàn của Trung Quốc
Giải pháp radar 3D của Mỹ để trị các UAV sát thủ bầy đàn của Trung Quốc

VOV.VN - Các cuộc chiến mới đây ở Trung Đông và Azerbaijan đã cho thấy sự lợi hại của UAV quân sự, nhất là khi dùng để tấn công bầy đàn. Vậy làm thế nào để khắc chế vũ khí sát thủ này?

Giải pháp radar 3D của Mỹ để trị các UAV sát thủ bầy đàn của Trung Quốc

Giải pháp radar 3D của Mỹ để trị các UAV sát thủ bầy đàn của Trung Quốc

VOV.VN - Các cuộc chiến mới đây ở Trung Đông và Azerbaijan đã cho thấy sự lợi hại của UAV quân sự, nhất là khi dùng để tấn công bầy đàn. Vậy làm thế nào để khắc chế vũ khí sát thủ này?

Thượng viện Mỹ chuẩn bị dồn lực để tổng công kích Trung Quốc trên khắp các mặt trận?
Thượng viện Mỹ chuẩn bị dồn lực để tổng công kích Trung Quốc trên khắp các mặt trận?

VOV.VN - Nếu được thông qua tại Thượng viện, Dự luật Cạnh tranh Chiến lược 2021 sẽ huy động tất cả các công cụ chiến lược, kinh tế, và ngoại giao của Mỹ để đối đầu với Trung Quốc, phá bỏ các rào cản tương tác giữa giới chức Mỹ và giới chức Đài Loan...

Thượng viện Mỹ chuẩn bị dồn lực để tổng công kích Trung Quốc trên khắp các mặt trận?

Thượng viện Mỹ chuẩn bị dồn lực để tổng công kích Trung Quốc trên khắp các mặt trận?

VOV.VN - Nếu được thông qua tại Thượng viện, Dự luật Cạnh tranh Chiến lược 2021 sẽ huy động tất cả các công cụ chiến lược, kinh tế, và ngoại giao của Mỹ để đối đầu với Trung Quốc, phá bỏ các rào cản tương tác giữa giới chức Mỹ và giới chức Đài Loan...

Trung Quốc giành giật Trung Đông từ tay Mỹ, chống đỡ vấn đề Tân Cương
Trung Quốc giành giật Trung Đông từ tay Mỹ, chống đỡ vấn đề Tân Cương

VOV.VN - Trung Quốc đang cố gắng giành lấy thiện cảm của Trung Đông và thế chỗ Mỹ. Những nỗ lực này diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc bị công kích về vấn đề Tân Cương.

Trung Quốc giành giật Trung Đông từ tay Mỹ, chống đỡ vấn đề Tân Cương

Trung Quốc giành giật Trung Đông từ tay Mỹ, chống đỡ vấn đề Tân Cương

VOV.VN - Trung Quốc đang cố gắng giành lấy thiện cảm của Trung Đông và thế chỗ Mỹ. Những nỗ lực này diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc bị công kích về vấn đề Tân Cương.

Toan tính chiến lược của Trung Quốc ở Djibouti (châu Phi) khiến Mỹ không yên
Toan tính chiến lược của Trung Quốc ở Djibouti (châu Phi) khiến Mỹ không yên

VOV.VN - Không phải ngẫu nhiên mà Trung Quốc đầu tư mạnh và bài bản vào Djibouti - quốc gia nhỏ bé ở châu Phi nhưng lại có vị trí chiến lược lớn xét về mặt thương mại. Thế trận quân sự và kinh tế lợi hại của Trung Quốc ở đây khiến giới chức Mỹ thực sự quan ngại.

Toan tính chiến lược của Trung Quốc ở Djibouti (châu Phi) khiến Mỹ không yên

Toan tính chiến lược của Trung Quốc ở Djibouti (châu Phi) khiến Mỹ không yên

VOV.VN - Không phải ngẫu nhiên mà Trung Quốc đầu tư mạnh và bài bản vào Djibouti - quốc gia nhỏ bé ở châu Phi nhưng lại có vị trí chiến lược lớn xét về mặt thương mại. Thế trận quân sự và kinh tế lợi hại của Trung Quốc ở đây khiến giới chức Mỹ thực sự quan ngại.