Cấu trúc an ninh châu Á-Thái Bình Dương và sự tác động của chính quyền mới ở Mỹ

VOV.VN - Châu Á-Thái Bình Dương vẫn được chính quyền Biden coi là một khu vực trọng tâm chiến lược toàn cầu, với một phiên bản khác biệt hơn chính sách “xoay trục” hay “tái cân bằng”.

Tổng thống đắc cử Joe Biden đang tìm cách ngăn chặn vòng xoáy đi xuống của quan hệ Mỹ-Trung, thiết lập các điều khoản chung sống thuận lợi với Bắc Kinh trong bốn lĩnh vực cạnh tranh chính; đồng thời củng cố liên minh ở khu vực, khiến giới nghiên cứu cho rằng cấu trúc an ninh châu Á-Thái Bình Dương sẽ vận động và định hình theo xu hướng “Đa cực, một trung tâm, lưỡng quốc có vai trò chi phối”.

Từ quan hệ cân bằng chiến lược Mỹ-Trung…

Tại châu Á-Thái Bình Dương, cặp quan hệ Mỹ-Trung sẽ tiếp tục cùng nhau giữ vai trò chi phối. Mỹ từ lâu có tham vọng đưa Trung Quốc trở thành “nước lớn có trách nhiệm” dưới sự điều khiển của Mỹ. Tuy nhiên, sau nhiều thập kỷ được Mỹ hỗ trợ, Trung Quốc đã tiến nhanh, vượt tầm kiểm soát, tới mức đe dọa vị trí số 1 của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương và toàn cầu.

Chính sách “Nước Mỹ trước tiên”, “Nước Mỹ vĩ đại trở lại” thực chất là chính sách nhằm khắc phục sự yếu kém, tụt hậu; khôi phục sức mạnh Mỹ và cố giữ cho được ngôi vị số 1 thế giới, đồng thời tiếp tục chi phối châu Á-Thái Bình Dương trước nguy cơ lấn lướt của Trung Quốc.

Chiến lược “xoay trục về châu Á-Thái Bình Dương” từ thời Obama được Tổng thống Trump thay bằng chiến lược “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở”, dựa trên 3 trụ cột chính là an ninh, kinh tế và quản trị. Giờ đây, châu Á-Thái Bình Dương vẫn được chính quyền Biden coi là một khu vực trọng tâm chiến lược toàn cầu, với một phiên bản khác biệt hơn chính sách “xoay trục” hay “tái cân bằng”.

Về chiến lược quân sự, trong cả hai triều đại Obama và Trump đều xác định Trung Quốc là đối tượng; các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Philippine, Thái Lan, Singapore là đồng minh; các nước Ấn Độ, ASEAN là đối tác. Chính quyền Biden sẽ tiếp tục tăng cường sức ép trong cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc, nhưng có thể điều chỉnh về mặt cách thức; coi trọng xây dựng mạng lưới, đồng thời ưu tiên đồng minh trong chính sách của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Với Trung Quốc, từ chiến lược “giấu mình chờ thời”, “quyết không đi đầu”, “hợp tác cùng thắng”... lợi dụng công nghệ và chính sách ưu ái của Mỹ, Bắc Kinh đã có nhiều năm phát triển với tốc độ khá cao. Năm 2010 Trung Quốc chiếm ngôi vị số 2 của Nhật Bản, và nảy sinh tham vọng soán ngôi vị số 1 thế giới vào năm 2035.

Các siêu Chương trình hành động đã ra đời: Dự án “Vành đai và Con đường”, Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB); Chương trình Made in China 2025; Chiến lược biển xa; tăng ngân sách quốc phòng lên thứ 2 thế giới (7%); Thông qua Luật an ninh Hong Kong bất chấp phản đối của Mỹ và EU... Trung Quốc gia tăng sức ép đối với các nước trong khu vực ở Biển Đông, biển Hoa Đông, trên biên giới với Ấn Độ...

Tuy nhiên, sự cọ xát Mỹ-Trung trong nỗ lực giữ và giành ngôi vị số 1 thế giới và châu Á sẽ diễn ra thường xuyên, liên tục nhưng kết cục cả hai bên buộc phải chấp nhận “cùng thắng” và “cân bằng” vị thế cùng chi phối cục diện châu Á-Thái Bình Dương.

Mỹ-Trung vẫn coi nhau vừa là đối tượng phải kiềm chế, nhưng cũng vừa là đối tác để phát triển. Bởi vì, về quan hệ kinh tế-thương mại, 2 nước không thế thiếu nhau, không thể thắng, thua tuyệt đối, Mỹ chỉ tấn công ở mức đủ để kiềm chế Trung Quốc. Bằng chứng là chủ trương không buộc đồng minh và đối tác phải lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc.

Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung không giống chiến tranh thương mại Mỹ-Nhật những năm 80 của thế kỷ trước. Tương quan lực lượng 2 bên khác nhau cả về quy mô và tính chất. Sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế là rất lớn, Mỹ không thể thiếu thị trường khổng lồ của Trung Quốc, còn Trung Quốc vẫn rất cần công nghệ gốc, công nghệ nguồn của Mỹ.

Mặt khác, ngày nay Trung Quốc đã thừa hưởng kinh nghiệm thất bại của Nhật Bản trong việc đối phó với Mỹ. Vì thế, sự cân bằng chiến lược Mỹ-Trung trong tương lai là một thực tế, khó có thể bác bỏ.

Đến vai trò trung tâm của ASEAN…

Những dấu mốc quan trọng ghi nhận vai trò trung tâm của ASEAN được thể hiện trong quá trình hình thành và vận hành có hiệu quả cơ chế các Hiệp định, Hiệp ước, Diễn đàn, nhất là sự phát triển của AEC càng khẳng định vị thế trung tâm của ASEAN đối với cả Đông Nam Á, Ấn Độ-châu Á-Thái Bình Dương.

Cho đến nay đã có nhiều quốc gia trong và ngoài khu vực thừa nhận, ủng hộ, khẳng định vai trò trung tâm của ASEAN. Đặc biệt là các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản...

Mỹ coi ASEAN ở vị trí trung tâm của cả 2 khu vực Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương, đồng thời có sáng kiến, hợp tác dài hạn đến năm 2025; Trung Quốc đang đề xuất nâng cấp quan hệ với ASEAN lên mức Đối tác chiến lược toàn diện, xây dựng Kế hoạch hợp tác giai đoạn 2021-2025. 

Ấn Độ nhấn mạnh “ASEAN nằm ở trung tâm chính sách “Hành động hướng Đông” và “Tầm nhìn Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương” của nước này; Nhật Bản ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN, đồng thời cung cấp ODA, FDI và thương mại đứng số 1 và 2 của ASEAN; Hàn Quốc, Australia cũng khẳng định vai trò trung tâm của ASEAN. Hàn Quốc tăng cường hợp tác khu vực với chính sách “Hướng Nam”; Australia cũng đưa ra chính sách “Hướng Á”. 

Ngoài ra, các nước bên ngoài nhưng có sự quan tâm và ảnh hưởng lớn đến khu vực như: Nga cũng có chính sách “Hướng Đông”; EU với chính sách đầu tư và thương mại lớn thứ nhất và thứ hai tại khu vực; Canada luôn nhấn mạnh sự khởi xướng và dẫn dắt các cơ chế an ninh của ASEAN.

Và vị thế độc lập tự chủ của một số nước tiếp tục gia tăng

Các nước trong khu vực như: Nhật Bản, Ấn Độ, Australia, Hàn Quốc từng là đồng minh hoặc đối tác của Mỹ, nhưng đã có sự thay đổi đáng kể trong quan hệ với Mỹ và với các nước trong khu vực. Điều quan trọng nhất là tính “độc lập, tự chủ” và khẳng định “vị thế” của mỗi nước trong cấu trúc an ninh khu vực.

Nhật Bản “nới lỏng lệnh cấm vận xuất khẩu vũ khí”; triển khai chính sách an ninh đối ngoại mới, gia tăng tính độc lập, tự chủ; sẵn sàng đưa quân đội tham gia tác chiến với đồng minh; chuẩn bị sửa đổi Hiến pháp Hòa bình; tăng cường quan hệ với ASEAN; gia tăng tự chủ về kỹ thuật quân sự; đưa ngân sách quốc phòng lên hàng thứ 5 thế giới.

Cùng với chiến lược “Hành động hướng Đông” và Chương trình “Made in India”, Ấn Độ đang chuyển trọng tâm chiến lược sang khu vực láng giềng và các nước lớn, nhưng vẫn thận trọng trong quan hệ với Mỹ và Trung Quốc. Rút khỏi RCEP do quan ngại phụ thuộc vào Trung Quốc, và cũng chưa thật sự mặn mà với Mỹ.

Australia, từ năm 2012 đã xây dựng chiến lược quốc phòng thế kỷ XXI có tên: “Kiểm soát và Bảo vệ”. Theo đó, Australia chủ động đối phó trước những hiểm họa an ninh mới, tích cực đóng góp vào những hoạt động an ninh, can thiệp nhân đạo vào khu vực và thế giới theo sự điều hành của Liên Hợp Quốc. Hàn Quốc đang phát triển theo hướng “tự chủ về kinh tế” và vươn lên nhằm khẳng định vị thế là “cường quốc hạng trung” trong cấu trúc an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Như vậy, châu Á-Thái Bình Dương tiếp tục thể hiện là khu vực phát triển năng động nhất thế giới với vai trò trung tâm của ASEAN, sự chi phối cân bằng của 2 cường quốc Mỹ-Trung; vị thế ngày càng quan trọng của các nước Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc và Australia... Vì thế cấu trúc an ninh châu Á-Thái Bình Dương sẽ vận động và định hình theo xu hướng: “Đa cực, một trung tâm, lưỡng quốc có vai trò chi phối”. Hình thái cấu trúc này có thể kéo dài trong vòng 25-30 năm./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chuỗi cung ứng của ngành dệt may châu Á- Thái Bình Dương ảnh hưởng do dịch Covid-19
Chuỗi cung ứng của ngành dệt may châu Á- Thái Bình Dương ảnh hưởng do dịch Covid-19

VOV.VN - Theo một Báo cáo nghiên cứu mới của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), cuộc khủng hoảng Covid-19 đã tác động nặng nề đến ngành dệt may ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Chuỗi cung ứng của ngành dệt may châu Á- Thái Bình Dương ảnh hưởng do dịch Covid-19

Chuỗi cung ứng của ngành dệt may châu Á- Thái Bình Dương ảnh hưởng do dịch Covid-19

VOV.VN - Theo một Báo cáo nghiên cứu mới của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), cuộc khủng hoảng Covid-19 đã tác động nặng nề đến ngành dệt may ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Hội thảo quốc tế lần 10 vùng châu Á- Thái Bình Dương về kỹ thuật biển
Hội thảo quốc tế lần 10 vùng châu Á- Thái Bình Dương về kỹ thuật biển

VOV.VN -Hội thảo nhằm thúc đẩy việc trao đổi học thuật về các nghiên cứu liên quan đến bờ biển, bao gồm kỹ thuật ven biển và các vấn đề môi trường ven biển

Hội thảo quốc tế lần 10 vùng châu Á- Thái Bình Dương về kỹ thuật biển

Hội thảo quốc tế lần 10 vùng châu Á- Thái Bình Dương về kỹ thuật biển

VOV.VN -Hội thảo nhằm thúc đẩy việc trao đổi học thuật về các nghiên cứu liên quan đến bờ biển, bao gồm kỹ thuật ven biển và các vấn đề môi trường ven biển

Vinamilk dẫn đầu bảng xếp hạng quảng cáo YouTube khu vực Châu Á- Thái Bình Dương
Vinamilk dẫn đầu bảng xếp hạng quảng cáo YouTube khu vực Châu Á- Thái Bình Dương

VOV.VN - Cuối tháng 9 vừa qua, Google đã công bố bảng xếp hạng 10 quảng cáo ấn tượng nhất trên YouTube trong hơn 1 năm trở lại đây (7.2016 – 7.2017) trên khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có tới 4 quảng cáo đến từ Việt Nam.

Vinamilk dẫn đầu bảng xếp hạng quảng cáo YouTube khu vực Châu Á- Thái Bình Dương

Vinamilk dẫn đầu bảng xếp hạng quảng cáo YouTube khu vực Châu Á- Thái Bình Dương

VOV.VN - Cuối tháng 9 vừa qua, Google đã công bố bảng xếp hạng 10 quảng cáo ấn tượng nhất trên YouTube trong hơn 1 năm trở lại đây (7.2016 – 7.2017) trên khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có tới 4 quảng cáo đến từ Việt Nam.